Giải quyết việc làm

Một phần của tài liệu Thực Trạng Sử Dụng Hiệu Quả Vốn Tín Dụng Ngân Hàng Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông dân Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Thành Phố Bắc Ninh (Trang 27 - 29)

II. Thực trạng sử dụng hiệu quả vốn tín dụng ngân hàng phát triển kinh tế hộ nông

3. Thực trạng sử dụng hiệu quả vốn tín dụng ngân hàng phát triển kinh tế hộ

3.2.2 Giải quyết việc làm

Về vấn đề giải quyết việc làm ngân hàng quy định đối tượng vay phải có dự án vay vốn tạo việc làm mới, thu hút thêm lao động vào làm việc thường xuyên và phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi thực hiện dự án. Đối với hộ gia đình phải có hộ khẩu thường trú tại địa phương nơi thực hiện dự án.

Nếu vay dưới 15 triệu đồng thì không cần thế chấp nhưng phải có bảo lãnh bằng tín chấp của chủ tịch UBND cấp xã, huyện, hoặc người đứng đầu tổ chức đoàn thể, hội quần chúng tùy trường hợp. Nếu vay trên 15 triệu đồng phải có tài sản thế chấp.

Riêng đối với đối tượng gồm các hộ gia đình, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, vận tải, thương mại và dịch vụ; cơ sở sản xuất kinh doanh dành cho người tàn tật; tổ hợp sản xuất; hộ kinh doanh cá thể; doanh nghiệp nhỏ và vừa; hộ gia đình và cá nhân làm kinh tế trang trại. Trong các

đối tượng trên, ưu tiên cho các dự án có đối tượng là người tàn tật, sử dụng nhiều lao động nữ, giải quyết việc làm cho người lao động ở khu vực đô thị hóa.

Mục tiêu của ngân hàng là tạo thêm việc làm, do vậy phải có điều kiện cụ thể, nếu hộ gia đình vay dưới 15 triệu phải tạo ra ít nhất một chỗ làm mới hoặc tăng thêm thời gian làm việc tương ứng với một lao động.

Với dự án có nhiều hộ gia đình vay vốn, mức cho vay tùy thuộc số hộ thực hiện dự án nhưng mỗi hộ vay không quá 15 triệu đồng. Với các hợp tác xã, trường hợp làm kinh tế trang trại thì mức vay không quá 200 triệu đồng/dự án.

Hiện nay NHCSXH đang cho vay tạo việc làm trong các lĩnh vực: chăn nuôi gia súc, gia cầm; trồng cây lương thực, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày; sản xuất tiểu thủ công nghiệp, chế biến; nuôi thủy hải sản; dịch vụ, kinh doanh nhỏ; mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, phương tiện vận tải thủy bộ loại vừa và nhỏ, ngư cụ nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản.

Thời gian vay tối đa không quá 12 tháng (ngắn hạn) và 12-60 tháng (trung hạn). Hiện nay trong tỉnh có khoảng 12000 hộ đang vay ngân hàng số tiền lên tới hơn 100 tỉ đồng.

Ngân hàng đã kết hợp với chính quyền địa phương cùng người dân thực hiện chương trình “ xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm”. Nhờ có sự giúp đỡ của lãnh đạo các cấp và sự nghiêm túc của người dân trong việc thực hiện kế hoach mà nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng đã giải quyết việc làm cho nhiều người dân góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, đổi mới xã hội ở nông thôn.

Ngân hàng cũng đã có một số biện pháp kết hợp với chính quyền địa phương để giúp người dân giải quyết việc làm, thực hiện xóa đói giảm nghèo:

Tăng cường đội ngũ cán bộ chuyên trách về giảm nghèo và cán bộ khuyến nông ở cấp xã, đảm bảo đủ về số lượng, được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, đồng thời coi trọng tính ổn định lâu dài, nhất là các còn khó khăn.

Xây dựng hệ thống theo dõi, giám sát và đánh giá phù hợp chỉ tiêu đầu vào, đầu ra, hiệu quả và tác động của chương trình tới giảm nghèo - việc làm từ huyện đến cơ sở.

Huy động các doanh nghiệp, cộng đồng, các tổ chức, cá nhân giúp đỡ để thực hiện chương trình có hiệu quả.

4. Đánh giá thực trạng sử dụng hiệu quả vốn tín dụng ngân hàng phát triển kinh tế hộ.

Một phần của tài liệu Thực Trạng Sử Dụng Hiệu Quả Vốn Tín Dụng Ngân Hàng Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông dân Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Thành Phố Bắc Ninh (Trang 27 - 29)