Đáp án câu 2: Triệu chứng bệnh tích bệnh Tiên mao trùng ở gia súc.

Một phần của tài liệu Nguyên bào protozoa (Trang 27 - 32)

III. MỘT SỐ BỆNH TRYPANOSOMA KHÁ CỞ GIA SÚC 1 Bệnh Chagas:

Đáp án câu 2: Triệu chứng bệnh tích bệnh Tiên mao trùng ở gia súc.

BỆNH TIÊN MAO TRÙNG: SURA: Hay còn gọi tên khác khác là Guffa, Murina, Derrengadera el Debbab Mbori v.v...

1.Căn bệnh: Do loài T. brucei ervansi (Steel, 1885) Balbiani, 1888 kí sinh trong máu của lạc đà, ngựa, bê, bò, chó, trâu, nai, voi và nhiều loài động vật khác.

Đồng nghĩa: T. aegypticum, T. annamense, T. cameli, T.elephantis, T.

equinum, T. hipicum, T. macrocanum, T. ninaekohlyakimov, T. soudanense, T. venezuelense.

Mầm bệnh T(Trypanozoon) brucei evansi được Francois Evans tìm thấy trong máu ngựa và lạc đà tại Punjab vùng Surra của Aán Độ vào năm 1880. Năm 1885, Steel tìm thấy mầm bệnh này trong máu của la tại Myanma lúc đó là Spirochaeta evansi. Sau đó bệnh xảy ra tại India, Philiphines, Indonesia, đảo Maurine sau đó lan truyền sang Australia.

Mầm bệnh dài 15-34 micromet, trung bình 24 micromet. Độ dài của roi là 6 micromet có hình suốt chỉ hay hình thoi, ở giữa có nhân, không có

Cytocrome. Cuối thân có thể Kinetoplast và Kinetosome. Có màng ba động rộng và gấp nếp rõ. Trong nguyên sinh chất có hạt nhỏ bắt màu.

2.Nuôi cấy:

Mầm bệnh được nuôi cấy trong một số môi trường NNN (Novy Macneal and Nicole), Medium gồm: Solium Chloride 6g

Agar 14g

Ngoài ra có thể nuôi cấy trong môi trường bào thai gà và môi trường dịch tổ chức.

3. Triệu chứng bệnh tích:

Ở trâu: Trâu thường mang mầm bệnh nhưng không phát bệnh. Khi sức đề kháng yếu bệnh có thể bộc phát, chuyển từ dạng mang trùng sang thể bệnh (Gnanouillit, Đỗ Văn Viễn, 1938). Trong những trâu nhiễm bệnh chủ yếu là trâu gầy yếu là trâu gầy yếu, làm việc nhiều, thiếu dinh dưỡng.

Triệu chứng: Gồm có các biểu hiện sau đây:

• Vật sốt cao và gián đoạn, nhiệt độ lên đến 39,5-410 c, có khi lên đến 420c ; sốt kéo dài 2-4 ngày. Trâu bò thường bị chết lúc sốt cao. Hội chứng thần kinh chiếm tỷ lệ 13% - 45,3%. Vật điên loạn, mắt đỏ ngầu, phá chuồng, húc đầu vào tường. Nếu nhẹ hơn, vật run rẩy từng cơn, trợn ngược mắt, ngã quay sùi bọt mép, sau 30 phút đứng dậy được. Sau đó vật liệt chân, nằm quỵ không đi lại được. Triệu chứng liệt chân chỉ xảy ra ở trâu.

• Phù thủng ở các phần thấp của cơ thể như ở 4 chi tùe khớp khuỷ trở xuống, ở bộ phận sinh dục, đặc biệt là trâu đực. Có khi phù nề ở phần yếm và ngực, triieụ chứg này xuất hiện khoảng 30,8%. Hạch lâm ba trước đùi, trước vai sưng và tích nước(13-15%). Tổ chức dưới da, chỗ thuỷ thủng chứa nhiều dịch màu vàng. Do kí sinh làm tắc nghẽn mạch máu gây thay đổi áp suất thẩm thấu trong hệ thống tuần hoàn gây phù thủng.

• Viêm giác mạc và kết mạc. Mắt có nhiều ghèn màu trắng hay vàng. Triệu chứng này chiếm 78%. Khi viêm nặng mắt sưng lồi to.

• Vật tiêu chảy nặng, phân có màu vàng hay xám, có lẫn nhiều bọt mùi tanh khắm. Khi sốt trâu bò không ỉa chảy nhưng vẫn ăn. Triệ chứng này dễ nhầm lẫn với sá lá gan (triệu chứng này chiếm 11-35%).

• Thể trạng vật gầy yếu, suy nhược, sau 7 ngày có thể chết. Nếu ở thể mãn tính vật gầy rạc, lông dựng xơ xác, mắt hõm sâu, cơ bắp teo dần, niêm mạc nhợt nhạc, hoàng đản.

Bệnh tích: Lòi dom, phân loãng có mùi khắm, có lẫn máu. Xoang phế mạc, phúc mạc, tâm mạc có dịch màu vàng. Chỗ thuỷ thủng có dịch nhầy giống như

keo. Thịt nhão rờ vào ướt tay, mỡ mềm và vàng thẩm. Tim nhão và ướt, sưng to, tụ máu lấm tấm, đáy tim thuỷ thủng. Phổi tụ máu từng đám, dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, cuối ruột già tụ máu tím bầm. Lá lách sưng to, gan sưng to. 4. Chẩn đoán:

- Dựa vào dịch tể, triệu chứng bệnh tích. Khi dựa vào triệu chứng bệnh tích cần phân biệt với bệnh tụ huyết trùng, bệnh viêm dạ dày và ruột do giun sán, thiếu thức ăn, bệnh do Piroplasmosis và nhiệt thán do Bacillus anthracis.

Có nhiều biện pháp để chẩn đoán, vấn đề quan trọng là phải tìm được căn bệnh. Hiện nay có nhiều biện pháp chẩn đoán huyết thanh học nhanh gọn và tiện lợi. Nhưng một số tác giả cho rằng phương pháp này không cho kết quả tin cậy.

- Xem tươi: dùng một phiíen kính sạch, khô, nhỏ một vài giọt dung dịch chống đông máu. Dùng kéo cắt lông va sát trùng tĩnh mạch tai. Lấy một giọt máu cho lên lame, phủ lamel lên và quan sát ở độ phóng đại 10x40. Nếu có, kí sinh di chuyển giữa các hồng cầu.

- Tiêu bản nhuộm Giéma máu mỏng.( xem phần chẩn đoán)

- Tiêu bản nhuộm Giemsa máu dày.

Một số tác giả cho rằng phương pháp nhuộm máu dày và mỏng đều cho kết quả chắc chắn. Ngựa ở nhiệt độ dưới 390C khi xem tươi không thấy nhưng khi nhuộm sẽ thấy. Một số tác giả khác cho rằng 3 phương trên đơn giản nhưng cho kết quả không cao.

- Phương pháp tập trung ly tâm. Phương pháp này do Woo mô tả: +/ Chomáu vào ống nghiệm(khoảng ¾ ống)

+/ Lắc nhẹ với một vài giọt chống đông.

+/ Để yên trong phòng một vài giờ hoặc ly tâm 12000vòng/phút trong 5 phút.

+/ Dùng pipet hút lớp dịch giữa hồng bạch cầu và huyết thanh cho lên lamen, đậy lamel và kiểm tra. Phương pháp này cho độ chính xác cao.

- Hoặc kiểm tra dưới kính hiển vi tụ quang nền đen. Cách làm giống như trên, cho lên kính quan sát sẽ thấy kí sinh trùng di động.

- Phương pháp ngưng kết: lấy máu động vật nghi mắc bệnh, chắt lấy huyết thanh sau đó nhỏ một giọt huyết thanh lên phiến kính, cho thêm một giọt nước sinh lý và một giọt máu chuột đã nhiễm T.b. evansi ( một thị trường phóng đại 400-500 lần, có 20 mầm bệnh có hiệu quả chẩn đoán). Trộn nhẹ 3 thành phần trên, để yên 5-10 phút, đậy lamel và kiểm tra.

+/ Toàn bộ ngưng kết hoặc phần lớn ngưng kết hình hoa cúc là dương tính. +/ Nửa liên kết, nửa phân tán là nghi ngờ.

+/ Không ngưng kết là âm tính.

-Tiêm truyền động vật thí nghiệm. Động vật có thể là chuột bạch, chuột lang, chuột cống trắng, thỏ mèo, chó, trâu bò hoặc bê nghé khoẻ. Trước khi tiêm phải kiểm tra nhiệt độ của động vật thí nghiệm. Nuôi dưỡng chăm sóc tốt động vật thí nghiệm:

+/ Đối với chuột bạch, chuột cống trắng tiêm phúc mạc 0,2-0,6 ml/con. +/ Đối với thỏ, chuột lang liều 1ml/con.

+/ Mèo liều 2ml/con.

+/ Trâu, bê nghé liều 2-5ml/con.

Tuỳ theo động vật thí nghiệm mà kí sinh có trong máu nhanh hay chậm: chuột lang sau 2-8 ngày, chuột cống trắng sau 3-15 ngày, chuột lang sau 4-58 ngày, mào sau 3-16 ngày, chó sau 15 ngày. Lấy máu động vật kiểm tra theo phương pháp xem tươi, nhuộm, tập trung để tìm mầm bệnh hoặc mổ khám để tìm mầm bệnh. Ở động vật thí nghiệm, bạch cầu đơn nhân tăng, hồng cầu giảm 35-40%. Bạch cầu giảm sau 60 giờ đến 43 ngày. Về bệnh tích: lách hơi sưng, hạch bẹn sưng to.

- Kiểm tra số lượng hồng cầu có thể xác định mức độ thiếu máu, mức độ bệnh.

- Ngoài ra còn dùng phương pháp cồn tuyệt đối , Formalin, Mecuric chloride, điện di kĩ thuật qua lọc với Dimethyllaminoethyl(DEAE) để chẩn đoán. Phương pháp chẩn đoán huyết thanh học:

+/ Phương pháp Elisa.

+/ Phương pháp ngưng kết với giấy (Card Aggunitation Test).

Hai phương pháp này cho dộ nhạy cảm cao nhưng không đặc hiệu, trong trường hợp phản ứng chéo với các Protozoa khác, phương pháp này không khắc phục được. Hơn nữa trong trường hợp gia súc bệnh hay có kháng thể trong máu phương pháp này không phân biệt được.

+/ Phương pháp kết hợp bổ thể (Complement Fixation): phương pháp cho hiệu quả chính xác hơn là phương pháp kháng thể huỳnh quang gián tiếp (IFAT). Kháng nguyên là máu có chứa nhiều T.b. evansi, làm tiêu bản máu mỏng.

• Để khô

• Nhỏ acetone 80% trong 5 phút

• Đánh dấu vòng tròn đường kính 5mm.

• Nhỏ huyết thanh với tỷ lệ pha loãng 1/40 để trong 30 phút.

• Ủ , sau đó rửa nước cất và quan sát dưới kính hiển vi huỳnh quang. 5. Phòng trị:

- Diminazene aceturate (Berenil Ganaseg) dùng trị T. vivax, T. congolense, T. brucei, T. envansi. Liều dùng 3,5-7mg/kgP pha thành dung dịch 7% chích bắp.

- Quinapyramine diethylsufate hoặc Chloride (hay còn gọi là Antrycide) dùng trị T. vivax, T. congolense, T. evansi, T. brucei, T. equiperdum, T. siminae. Dùng liều 5mg/kgP.

- Homidium bromide (hay còn gọi là Ethidin bromide) dùng trị T. vivax, T. congolense, T. brucei, liều 1mg/kgP pha thành dung dịch 2,5% chích bắp. Chích làm hai liều, 6 giờ sau chích lại lần nữa.

- Homidium chloride (Novidium Chloride, Babidium Chloride, Ethidium chloride) dùng giống như H.bromide.

- Trypanidium (Isomethamidium Chloride) hay còn có tên khác là Samorin

dùng trị T. vivax, T. congolense T.evansi liều 0,25-0,5mg/kgP pha thành dung dịch 1-2% chích bắp hoặc chích dưới da.

- Suramin hay còn gọi Moranil, Naganol, Bayer 205, Naphuride, Germain

dùng để trị T. brucei, T. evansi dùng liều 25mg/kgP pha thành dung dịch 10% chích tĩnh mạch, dùng hai lần cách nhau 1 tuần.

- Novarsenobenzol hay còn gọi là Neosalvarsal, Neoarsphenanin hay 914 pha thành dung dịch 10% chích tĩnh mạch.

+/ Ngày 1 dùng Naganin hay Suramin liều 0,10mg/kgP.

+/ Ngày 4 dùng Novarsenol liều 5mg/kgP.

+/ Ngày 7 dùng Novarsenol liều 2,5mg/kgP.

+/ Ngày 10 dùng Naganol liều 10mg/kgP.

+/ Ngày 16 dùng Naganol liều 10mg/kgP.

(tất cả chích tĩnh mạch ngày một lần).

- Sulfasenol liều 2-3 gam/con nặng 300kg pha thành dung dịch 10% chích tĩnh mạch. Chích làm 3 lần, mỗi lần cách nhau 1-3 ngày.

- Ngoài ra có thể dùng Phenanthridin, Antimosan, Metamidium.

Khi điều trị có triệu chứng trúng độc, giảm ăn, giảm nhai lại, mệt mỏi, chướng hơi, táo bón, hay tiêu chảy cần dùng thuốc rửa ruột:

Oxyt magiesium 20g. Ferrum sulfate(FeSO4) 100g. Nước cất 600g.

Cho uống bằng chai nhựa 0,5l/con. Nếu không đỡ sau 8-10 giờ uống lần nữa.

- Andrenalin 5% chích bắp hay tĩnh mạch 5ml/con.

- Glucoza 40% tiêm tĩnh mạch liều 1l/con.

- NaCl 10% tiêm tĩnh mạch 150-200ml/con. Cần dùng thuốc trợ sức, trợ tim cho con vật.

Phòng:

- Dùng thuốc Quinapyramine hoặc Prothidium, Isometamidium chích cho gia súc vào trước mùa đông, mùa khô, mùa mưa và mùa hè. Liều phòng bằng ½ liều trị.

- Diệt côn trùng hút máu.

- Chăm sóc, nuôi dưỡng tốt.

- Kiểm tra khi nhập đàn, xuất đàn và thường xuyên kiểm tra đàn gia súc.

Một phần của tài liệu Nguyên bào protozoa (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w