HIỆU LỰC CỦA HIẾN PHÁP VÀ VIỆC SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP

Một phần của tài liệu Tài liệu Hướng dẫn sửa đổi Hiến pháp (Trang 52 - 53)

HIẾN PHÁP NĂM 1992

(ĐÃ ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2001)2001)

DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992

Chương XII

HIỆU LỰC CỦA HIẾN PHÁPVÀ VIỆC SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP VÀ VIỆC SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP

CHƯƠNG XI

HIỆU LỰC CỦA HIẾN PHÁP VÀ VIỆC SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP

Điều 146

Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất.

Điều 123 (sửa đổi, bổ sung Điều 146)

Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất.

Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.

Điều 147

Chỉ Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa đổi Hiến pháp phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

Điều 124 (sửa đổi, bổ sung Điều 147)

Việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp được quy định như sau:

1. Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp. Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành;

2. Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp. Thành phần, số lượng thành viên, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Quốc hội quyết định;

3. Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến nhân dân và trình Quốc hội về dự thảo Hiến pháp;

4. Dự thảo Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định.

Một phần của tài liệu Tài liệu Hướng dẫn sửa đổi Hiến pháp (Trang 52 - 53)