Tình hình phát triển và phân bố ngành ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Sự phát triển và phân bố ngành điện tử, tin học ở Việt Nam và Trên thế giới (Trang 31 - 36)

7.2.Vài nét về bước phát triển của ngành công nghiệp điện tử nước ta trong những năm qua.

 Từ sau năm 1975 đến những năm đầu của thập kỷ 80, ngành công nghiệp điện tử còn hết sức nhỏ bé, chủ yếu phục vụ cho chính phủ và các doanh nghiệp lớn. Từ điểm xuất phát ban đầu là con số không, ngày nay ngành điện tử tin học Việt nam đã hoàn toàn đổi khác. Trong đó ngành điện tử dân dụng, không những đáp ứng đủ cho nhu cầu trong nước mà còn để xuất khẩu.

Ngành tin học phát triển với tốc độ đặc biệt nhanh chóng. Máy tính điện tử mới được nhập vào Việt nam từ những năm 80 nhưng đã tăng mạnh từ những năm 1990-1991 trở lại đây. Ngày nay, máy vi tính đã được trang bị hết sức phổ biến trong mọi cơ quan, trường học, bệnh viên, xí nghiệp, viện nghiên cứu...

 Trong mấy năm gần đây, đã có hàng trăm công ty tin học ra đời, trong đó, đa số là các công ty kinh doanh, dịch vụ tin học, đồng thời cũng đã có một số công ty nghiên cứu, sản xuất phần mềm và khai thác những phần mềm nhập ngoại nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển của các lĩnh vực kinh tế, xã hội.

 Việc Việt nam đã nối mạng Internet và có được lực lượng để khai thác, phục vụ cho công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đã chứng minh một bước phát triển mới của ngành tin học Việt nam trên bước đường phát triển và hội nhập. Ngày nay, việt nam đang được coi là quốc gia có ngành tin học viễn thông tăng trưởng với tốc độ cao nhất thế giới.

 Một thành tựu rất quan trọng của ngành điện tử tin học nước ta trong thời gian vừa qua là sự tăng trưởng rất nhanh chóng của đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực này. Các cán bộ khoa học, kỹ thuật đã nhanh chóng tiếp cận, tiếp thu, khai thác và hơn thế nữa phát huy phần đóng góp sáng tạo của mình vào những lĩnh vực khoa học công nghệ tiên tiến nhất.

7.3. Thực trạng nghành điện tử Việt Nam

7.3.1. Tình hình doanh nghiệp sản xuất và vốn đầu tư

Theo nguồn số liệu của Bộ công nghiệp, toàn ngành điện tử tin học hiện có 300 doanh nghiệp với tổng số vốn đầu tư hơn 8,66 tỷ USD. Nhờ chính sách mở cửa, hầu hết các công ty điện tử hàng đầu thế giới như Sony, Tohsiba, JVC, Samsung, Daewoo đã có mặt tại Việt nam. Tổng số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 60 doanh nghiệp năm 2000 lên 121 doanh nghiệp năm 2009. Các công ty này có ưu thế hơn hẳn các doanh nghiệp trong nước về vốn đầu tư, công nghệ và năng suất lao động và đã góp phần quan trọng làm cho ngành công nghiệp điện tử Việt nam tăng trưởng nhanh trong những năm qua.

Vốn đầu tư trong ngành điện tử tin học tập trung chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất hàng điện tử dân dụng (67%). Sản xuất linh phụ kiện là khâu quan trọng, là nền tảng để phát triển ngành điện tử thì mức đầu tư chưa tương xứng (21,5%). Đầu tư cho sản xuất hàng điện tử chuyên dụng còn nhỏ bé (11,5%). Cơ cấu vốn như vậy đã phần nào phản ánh trình độ phát triển còn lạc hậu và non trẻ của ngành điện tử Việt nam trong khi các nước có ngành công nghiệp điện tử phát triển đang chuyển dịch cơ cấu đầu tư vào lĩnh vực sản xuất linh phụ kiện và dịch vụ tin học

Tuy nhiên, đây cũng là tình trạng chung của các nước đang phát triển, khi ngành công nghiệp điện tử của họ mới bắt đầu được định hình.

7.3.2. Năng lực sản xuất

Công nghệ sản xuất:

Nhìn chung, công nghệ sản xuất của ngành điện tử Việt nam vẫn còn ở trình độ đơn giản, loại hình lắp ráp đang chiếm ưu thế. Giá trị gia tăng của sản phẩm điện tử Việt nam chỉ khoảng 5-10%. Phần lớn hoạt động chế tác được thực hiện trên cơ sở hợp đồng mua bản quyền của đối tác nước ngoài. Hiện nay, Việt Nam chưa phát triển thiết kế gốc và chế tác mang tính thương mại, chưa có nhãn mác thương mại đáng kể cho cả các mặt hàng điện tử gia dụng lẫn điện tử công nghiệp, chưa có công nghệ sản xuất linh kiện vật liệu.

Như vậy, năng lực sản xuất và công nghệ sản xuất còn nhiều hạn chế. Hiên nay chưa cho phép ngành công nghiệp điện tử Việt nam cung ứng được nhiều chủng loại sản phẩm điện tử cho các nhu cầu tiêu dùng

Một phần của tài liệu Sự phát triển và phân bố ngành điện tử, tin học ở Việt Nam và Trên thế giới (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(46 trang)