III. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc giả
1. Hồng Kông
Khi đồng EURO của 11 quốc gia Châu Âu ra đời thì Hồng Kông là nơi quan tâm hơn cả đối với vấn đề này, vì quan hệ buôn bán giữa Hồng Kông - Châu Âu chiếm kim ngạch đáng kể. Năm 1997 kim ngạch buôn bán Hồng Kông - EU đạt 45 tỷ ECU (408 tỷ HK$) chiếm 13% tổng kim ngạch cả năm của Hồng Kông với toàn thế giới. Châu Âu là bạn hàng lớn thứ ba của Hồng Kông sau Trung Quốc, Mỹ, Đài Loan,...
Ông Lương Triều Cơ - Cố vấn kinh tế ngân hàng Hồng Kông nói: "Sau khi đồng EURO đi vào hoạt động sẽ kích thích kinh tế và buôn bán trong nội bộ EU, tăng trưởng của nền kinh tế Châu á. Chỉ cần kinh tế phục hồi thì vốn đầu tư nước ngoài lại quay về với Châu á. Nhưng mối đe doạ của đồng EURO đối với các nền kinh tế Châu á vẫn không bằng những vấn đề tồn tại trong bản thân các quốc gia Châu á sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế trong những năm vừa qua. Dư âm của cuộc khủng hoảng Châu á cũng đã để lại cho Hồng Kông những hậu quả rất nặng nề".
Sau khi đồng EURO đi vào lưu hành thì lượng lưu hành tiền tệ trong nội bộ 11 nước sẽ giảm đi, song do HK$ chủ yếu có liên hệ với đồng GBP nên chưa dự kiến được mức độ thu hẹp về lượng lưu hành tiền tệ.
Giới ngân hàng Hồng Kông cho rằng Hồng Kông có thể khai thác sản phẩm có liên quan tới đồng EURO để bù đắp cho tổn thất của mình. Nhưng do sự biến động và rủi ro khi sử dụng đồng EURO vẫn còn tồn tại, những sự biến động không ngừng của đồng EURO trong suốt thời gian lưu hành đã làm cho tất cả các nhà đầu tư Hồng Kông hoang mang và lo sợ khi muốn đầu tư vào Châu Âu. Vì vậy vẫn còn phải cần một khoảng thời gian nhất định để quan sát
và đánh giá mức độ ổn định của đồng tiền này. Tuy nhiên hiện tại một số doanh nghiệp đã có quan hệ buôn bán lâu dài với EU thì vẫn tin tưởng vào sự thành công của đồng EURO, họ vẫn quyết định chuyển đổi một số ngoại tệ của mình sang đồng EURO và tham gia vào các đợt phát hành trái phiếu của EU.