Bình luận bài thơ “ Tây cung thu oán” của Vương Xương Linh

Một phần của tài liệu Cấu tứ nghệ thuật của Thơ Đường (Trang 25 - 28)

- Dịch nghĩa

Bình luận bài thơ “ Tây cung thu oán” của Vương Xương Linh

Đề tài cung nữ là đề tài vô cùng quen thuộc của thơ Đường. Viết về người cung nữ các nhà thơ đời Đường đã thể hiện tấm long nhân đạo rất đáng trân trọng. Họ lên tiếng bênh vực quyền được sống, quyền được hưởng hạnh phúc của những cô gái trẻ phải chôn vùi cuộc đời của mình trong cung cấm. Bài thơ “ Tây cung thu oán” của Vương Xương Linh cũng nằm trong dòng mạch ấy.

Người cung nữ trong bài thơ thật sắc nước hương trời:

芙蓉不及美人妝,

水殿風來珠翠香。

(Hoa sen không bằng vẻ điểm trang của người đẹp,

Từ thuỷ điện, gió đưa lại mùi thơm ngọc ngà.)

Tác giả đã dựng lên một cảnh huống người con gái đẹp trong một đêm trăng thu ngát hương, thật nhiều xao xuyến. Đêm thu là đêm người ta dễ cảm thấy cô đơn và trống vắng nhất. Vậy mà:

誰分含啼掩秋扇,

空懸明月待君王。

(Oán giận phải ôm tình riêng nên che chiếc quạt thu, Cứ treo mãi vầng trăng tỏ để đợi nhà vua. )

Người con gái trẻ đẹp ấy ôm tình riêng ở trong lòng đến mức phải oán hận, bởi có lẽ từ rất rất lâu rồi cô chưa một lần được hưởng ân sủng của Vua, nhưng cô vẫn treo mãi vầng trăng vằng vặc để chờ đợi . Từ cảnh huống của cô cung nữa kia ta chợt nhận ra rằng: dù oán hận, dù mỏi mòn trong chờ đợi, những người cung nữ vẫn nuôi hy vọng, vẫn trông chờ vào một lần được đức vua ân sủng. Chính niềm hy vọng ấy giúp họ sống trong cung cho đến lúc phôi pha cả nhan sắc, đến lúc không còn những điều kiện cần thiết để được hưởng những hạnh phúc trần tục của người thường. Đến đây người đọc đốn ngộ ra một chân lý: phàm đã là người thì ai cũng nuôi hy vọng kể cả trong những cảnh huống tuyệt vọng như của người cung nữ trong đêm thu sầu oán kia.

Bên cạnh chân lý mà người đọc vừa đốn ngộ , bài thơ còn mang lại niềm thương cảm sâu sắc cho những người con gái sinh ra được trời phú cho nhan sắc đẹp tươi nhưng lại không ban cho cuộc sống hạnh phúc. Người đọc lại thêm một lần nữa nhận ra cái qui luật khắc nghiệt của cuộc đời: “ Hồng nhan bạc phận”. Bài thơ hay ở chỗ bên cạnh những triết lý nhân sinh sâu sắc ta còn cảm nhận được tấm lòng cảm thông sâu sắc của nhà thơ với những cảnh huống ngặt nghèo trong cuộc đời.

PHẦN III – KẾT LUẬN

Tứ là cái gì rất tổng hợp, do đó, quá trình tìm tứ cũng là một quá trình tổng hợp: nhà thơ phải vận động cùng lúc ba khả năng, suy nghĩ, tưởng tượng và cảm xúc. Chỉ khi nào ba yếu tố trên gặp gỡ nhau ở một điểm nào đó, tứ thơ mới hình thành. Nói cách khác tứ thơ là sự kết hợp giữa sự khám phá và sụ thể hiện khám phá ấy một cách độc đáo nhất của từng nhà thơ trong từng bài thơ , trong cùng một đề tài nhưng mối nhà thơ đều có sự thể hiện khác nhau... Ta có thể đưa ra một công thức tổng quát về tứ thơ như sau: Sự + ý + tình = tứ

Thơ Đường có một sắc thái đặc thù, đó là mối quan hệ giữa thơ và các ngành nghệ thuật khác. Vào thời đó, các ngành nghệ thuật như âm nhạc, vũ đạo, hội họa, thư pháp (nghệ thuật viết chữ), v.v... đã rất phát triển và chắc hẳn đều có tác dụng nâng cao khiếu thẩm mỹ của các nhà thơ. Đặc biệt có mối quan hệ khăng khít giữa hội họa và thi ca. Nhiều nhà thơ cũng đồng thời là họa sĩ, chẳng hạn như thi hào

Vương Duy; nhiều bức họa của ông -- nhất là họa phá mặc sơn thủy -- đến nay vẫn còn được truyền tụng. Nói về Vương Duy, Tô Đông Pha, một danh sĩ đời Tống, đã có câu “thi trung hữu họa, họa trung hữu thi” ( trong thơ có họa, trong họa có thơ). Cũng do mối quan hệ đó mà hội họa còn có tên gọi là “vô thanh thi” (thơ không tiếng).

Do đó để tìm hiểu hết cái hay cái đẹp của thơ Đường còn phải quan tâm tới nhiều yếu tố nghệ thuật khác cả bên trong và bên ngoài tác phẩm để có cách tiếp cận tổng thể, liên ngành. Song tìm hiểu thơ Đường từ góc độ văn hóa, đặc biệt là từ tư duy quan hệ là một vấn đề có tính then chốt và lí thú hứa hẹn có thể đem lại những kiến giải mới. Tư duy quan hệ đã ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc tới quá trình sáng tạo nghệ thuật của thơ Đường và đã trở thành một kiểu tư duy độc hữu của đời Đường. Cùng với những mã văn hóa khác, kiểu tư duy quan hệ này đã đem lại cho nền văn học Trung Quốc và văn học thế giới ngọn núi thơ Đường sừng sững hơn ngàn năm nay.

MỤC LỤC

PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ THƠ ĐƯỜNG...trang 1 PHẦN II: CẤU TỨ NGHỆ THUẬT CỦA THƠ ĐƯỜNG...trang 6

1- Đồng nhất các mặt đối lập...trang 7 2- Dùng mặt này để nói mặt kia trên cơ sở hai mặt đối lập...trang 13 3- Dựng lên những cảnh huống hàm chứa đầy mâu thuẫn...trang 21 PHẦN III: KẾT LUẬN...trang 25

Một phần của tài liệu Cấu tứ nghệ thuật của Thơ Đường (Trang 25 - 28)