V.KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu tài nghiên cứu khoa học-tính chủ động của cuocj khởi nghĩa lam sơn pdf (Trang 28 - 31)

3. Vây thành Đông Quan.

V.KẾT LUẬN

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ban đầu chỉ ở trong một phạm vi nhỏ hẹp là vùng núi phía tây tỉnh Thanh Hóa. Nhưng ở đây đã có sự tập trung đông của những chí sĩ yêu nước từ mọi miền của đất nước. Lê Lợi xưng danh là Bình Định Vương, truyền hịch đi khắp nơi kêu gọi nhân dân cùng nổi dậy giết giặc cứu nước. Cờ nghĩa quân Lam Sơn từ đó được giương cao, tiêu biểu cho phong trào yêu nước và chính nghĩa, ngọn cờ đấu tranh ngoan cường và tất thắng của dân tộc.Với quy mô nhỏ hẹp ban đấu của cuộc khởi nghĩa, dần dần đã được mở rộng ra nhiều vùng khác ở Thanh Hóa. Đặc biệt với việc chuyển hướng tấn công ra bên ngoài mà cụ thể là phủ Nghệ An theo kế hoạch của Nguyễn Chích đã đưa cuộc khởi nghĩa lên một bước phát triển mới. Nghĩa quân đã làm chủ một vùng rộng lớn từ Thanh Hóa vào phía Nam. Nơi đây chính là nguồn cung cấp nhân lực và vật lực cho cuộc khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa giờ đã phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Khi có hậu phương vững chắc, quân Lam Sơn từng bước chủ động tấn công địch ở khắp các nơi. Với các thắng lợi mang ý nghĩa chiến lược đã dẫn đến thắng lợi chung cho đoàn quân Lam Sơn. Quân Minh phải rút về nước sau 20 năm xâm lược nước ta.

Tính chủ động của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được thể hiện ở những điểm sau :

Thứ nhất, đó chính là quá trình chuẩn bị về dư luận về tư tưởng và lực lượng cho cuộc khởi nghĩa. Đó chính là những “điểm lạ” truyền đi khắp Lam Sơn, rồi từ đó Lam Sơn truyền đi khắp thiên hạ. Anh hùng hào kiệt khắp nơi tìm đến Lê

Lợi,với cuộc khởi nghĩa. Về tư tưởng đó chính là giải phóng đất nước, giành lại độc lập chủ quyền, đánh đuổi quân Minh. Cùng với đó là tính chính nghĩa và nhân đạo của đoàn quân Lam Sơn. Về lực lượng, những người về tụ nghĩa đều được đón tiếp một cách chu đáo, họ được chia nhỏ ra và tùy theo khả năng mà bố trí nhiệm vụ.

Thứ hai, trong giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa do lực lượng và trang bị còn thiếu nên nghĩa quân thường dựa vào địa hình hiểm trở để đánh địch,lấy ít địch nhiều. Khi cuộc khởi nghĩa đi vào khó khăn tưởng chừng như không thể nào tháo gỡ thì với đầu óc của những tướng lĩnh mà cụ thể là Nguyễn Chích đã đưa cuộc khởi nghĩa sang một bước ngoặt mới, kế hoạch táo bạo nhưng đã đạt được thành công lớn. Với thành công đó đã tạo nền tảng cho những thắng lợi về sau này.

Thứ ba, thắng lợi của cuộc khởi nghĩa không dựa vào những thắng lợi quân sự mà còn là sự đóng góp không nhỏ của những thắng lợi trên mặt trận binh vận và ngoại giao. Lê Lợi đã từng răn mọi người rằng “ không nên đánh vào thành, đánh vào thành là hạ sách ngược lại phải biết đánh vào lòng người”. Lê Lợi sai Nguyễn Trãi viết thư dụ hàng các thành, có nhiều thành trì không cần một mũi tên, một tên lính nhưng vẫn hạ được. Sức mạnh của sự kết hợp ba mặt trận chính trị-binh vận-ngoại giao thật khó mà hình dung được :

“Ngã mưu phạt nhi công tâm Bất chiến tự khuất”.

Trong chiến lược đánh vào lòng người, vị tướng được Lê Lợi tin tưởng giao trách nhiệm đó chính là Nguyễn Trãi. Ông không chỉ là người đề ra sách lược này trong “Bình Ngô sách” mà còn là người thực hiện. Ông là tác giả của “quân trung từ mệnh tập”, tác phẩm bao gồm các văn kiện quân sự xuất sắc. Đích thân Nguyễn Trãi đã bao lần chui vào hang cọp để đấu trí với quân thù. Thực tiễn đã chứng minh rằng ngòi bút và tiếng nói của Nguyễn Trãi có sức mạnh bằng cả “vạn quân thiện chiến”. Hàng chục thành trì đã bị hạ.Đông Quan sào huyệt cuối cùng đã bị hạ. Với hội thề Đông Quan đã đánh dấu bước thắng lợi của cuộc khởi nghĩa, quân Minh phải rút về nước.

Thứ tư, cũng như các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược trước đó,khi giành được thắng lợi nghĩa quân Lam Sơn đã cho thấy tính nhân đạo của đoàn quân chính nghĩa. Sách Việt Nam sử lược có chép: “Bây giờ có người xui Vương rằng lúc trước người Minh tàn ác lắm nên đem giết cả đi” Vương nói rằng : “phục thù báo oán là cái thường tình của mọi người ,nhưng cái bản tâm người không muốn giết người bao giờ.Vả lại người ta đã hàng mà lại còn giết thì không

hay.nếu mình muốn thỏa cơn giận lột lúc ma chiu cái tiếng muôn đời giết kẻ hàng thì sao bằng để cho muôn vạn con người sống mà khỏi được mối chinh chiến vế sau,lại để lại tiếng thơm lưu truyền thiên cổ sử sách

Vương không giết người Minh lại cấp thủy quân 500 chiếc thuyền giao cho Mã Kỳ và Phương chính quản lĩnh cấp lương thảo cho lục quân giao cho Sơn Thọ và Hoàng Phúc quản lĩnh; còn 2 vạn người ra hàng và bị bắt thì giao cho Mã Anh quản lý đem về Tàu ,Vương Thông thì lĩnh bộ binh đi sau.Bình Định Vương tiễn biệt rất hậu”[Tài liệu số 7, tr.217]

Điều này vừa phù hợp với truyền thống dân tộc ,cũng là để tránh cái họa binh đao cho trăm họ, giữ mối bang giao lâu bền.

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thành công đã để lại cho lịch sử những bài học kinh nghiệm quý báu .

Đầu tiên, đó chính là việc khơi dậy lòng đoàn kết giữa mọi người để tập trung sức mạnh trong công cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của nhà Minh .ý chí kiên cường, quật khởi. Lòng đấu tranh không quản ngại khó khăn gian khổ

Bên cạnh đó là việc lấy dân làm gốc, dựa váo sức dân,khi tranh thủ được sự ủng hộ về nhân lực và vật lực từ dân tất sẽ giành được thắng lợi

Thứ ba, kết hợp hài hòa các loại hình đấu tranh như chính trị -binh vận- ngoại giao-quân sự nhưng chiến thắng trên mặt trận quân sự vẫn giũ vai trò quan trọng

Một phần của tài liệu tài nghiên cứu khoa học-tính chủ động của cuocj khởi nghĩa lam sơn pdf (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w