Công nghiệp

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới đô thị hóa theo hướng bền vững ở đà nẵng (Trang 25 - 28)

nghiệp

Lĩnh vực cơ điện tử, Nhật Bản

Lĩnh vực công nghiệp chế tạo máy

móc phục vụ cảng, vận tải biển Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc Lĩnh vực Logistic, Lĩnh vực khác Singaopo, Hà Lan, Đức 2- Dịch vụ

Vận tải hàng không Mỹ, Pháp

Lĩnh vực phát triển Resort và khách

sạn 4-5 sao Pháp, Mỹ, Singapo, Nhật Bản, Hàn Quốc

Phát triển khu công nghệ cao (công

nghệ máy tính, sinh học, vật liệu mới…) Nhật Bản, Singapo, Mỹ 3- Kết cấu hạ

tầng và bất động sản

Phát triển cảng biển Mỹ, Singapo, NHật Bản

Phát triển cảng hàng không Pháp, Đức

Nhà ở cao cấp Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Hồng Kông

Nguồn: Theo đề xuất của tác giả

Ưu tiên lựa chọn đối tác tới từ các quốc gia có cùng quan điểm chính trị, có nếp sống văn minh, có nền văn hóa gần gũi với văn hóa Việt Nam để tránh tác động tiêu cực tới an ninh chính trị và văn hóa. Bên cạnh đó cũng cần đa dạng hóa đối tác để giảm thiểu rủi ro do biến động tình hình kinh tế chính trị thế giới.

4.3.3. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về FDI

a. Hoàn thiện chính sách thu hút FDI.

Các chính sách cần hoàn thiện theo hướng sử dụng FDI để giải quyết những thiếu hụt mà doanh nghiệp trong nước không thể đáp ứng được. Hoàn chỉnh cơ chế chính sách, luật pháp có liên quan tới FDI theo hướng thông thoáng, hấp dẫn nhưng vẫn bảo đảm tính chặt chẽ và dễ kiểm soát, bảo đảm doanh nghiệp FDI phát triển đúng hướng. b. Đổi mới cơ chế quản lý FDI. Đổi mới cơ chế quản lý FDI theo nguyên tắc hậu kiểm có điều kiện và có thời hạn. Thường xuyên kiểm tra giám sát hoạt động của khu vực FDI trong phạm vi thẩm quyền để kịp thời phát hiện những sai phạm, những ảnh hưởng tiêu cực trong hoạt động của các cơ sở này để từ đó có những kiến nghị giải pháp điều chỉnh, ngăn chặn và xử phạt nghiêm minh.

c. Cải cách hệ thống quản lý và nhân lực quản lý. Về hệ thống quản lý: Chính quyền thành phố cũng cần nâng cao năng lực điều tiết vĩ mô của mình theo hướng tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhưng giảm sự can thiệp của chính phủ vào hoạt động của doanh nghiệp. Về nhân lực quản lý: Trong hoạt động của tổ chức bộ máy chính quyền các cấp, cần duy trì cơ chế làm việc có động lực, áp lực hợp lý để cán bộ công chức thành phố tự giác nâng cao ý thức trách nhiệm của cá nhân trong việc giải quyết các thủ tục hành chính. Có sự kiểm tra giám sát thường xuyên, có chế tài đủ mạnh để khuyến khích họ hoàn thành tốt công việc và xử lý nghiêm những vi phạm.

Chính quyền thành phố cần có kế hoạch và biện pháp phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ cho FDI. Đà Nẵng cần thực thi tiếp một số hỗ trợ doanh nghiệp như: phát triển CSHT kỹ thuật và các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ kinh doanh, cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại, … Xây dựng các kênh thông tin mở, cập nhật liên tục các vấn đề về cơ chế chính sách, thị trường… có liên quan tới các doanh nghiệp. Nhanh chóng thành lập trung tâm hỗ trợ thông tin thị trường.

4.3.4.Phát triển khu vực kinh tế trong nước để phối hợp với khu vực FDI

Để hấp thụ được những tác động tràn tích cực và có những kháng thể cần thiết để chống lại hoặc hạn chế ảnh hưởng tiêu cực từ FDI Đà Nẵng cần: Xây dựng, phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ cho khu vực FDI, nâng cao hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp như: Phát triển CSHT kỹ thuật và các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ kinh doanh, cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tạo điều kiện để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với lao động chất lượng cao, với khách hàng…Phát triển khu vực kinh tế vốn trong nước đủ mạnh để hoàn thành tốt nhiệm cung cấp vụ dịch vụ phụ trợ cho các doanh nghiệp FDI nói riêng và doanh nghiệp khác nói chung.

4.3.5. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và khoa học – công nghệ để phục vụtốt quá trình đô thị hóa bền vững và hấp thụ hiệu quả từ FDI tốt quá trình đô thị hóa bền vững và hấp thụ hiệu quả từ FDI

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài, quan trọng hơn là đủ khả năng tiếp thu công nghệ, phương thức quản lý tiên tiến… từ các dự án FDI. Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo ở Đà Nẵng song song với việc nâng cao thể lực và sức khỏe người lao động. Thực hiện hiệu quả và thực chất chủ trương thu hút và sử dụng nhân tài. Đối với cán bộ quản lý: Thành phố cần phải có cơ chế tuyển chọn những người thực sự có năng lực và tố chất của nhà chính trị ưu tú, dám nghĩ dám làm, tầm nhìn xa và có sách lược (có tâm và có tầm). Đối với những lao động chất lượng cao ở những lĩnh vực khác cần có chính sách ưu đãi với nhân tài và đảm bảo thực hiện chính sách này một cách thực chất và hiệu quả.

Tăng cường huy động mọi nguồn vốn đầu tư cho các hoạt động khoa học - công nghệ. Có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ qua kênh FDI. Trước mắt, cần tập trung đầu tư nâng cấp hiện đại hóa đồng bộ và nhanh chóng một số tổ chức khoa học công nghệ đóng vai trò “xương sống” của Đà Nẵng. Lâu dài, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và khai thác có hiệu quả tiềm năng đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ thành phố. Phát triển thị trường khoa học công nghệ và hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ nghiên cứu khoa học công nghệ, quản lý vĩ mô và hoạt động kinh doanh.

4.3.6. Bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự, phát triển dịch vụ xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư đô thị đảm bảo phát triển bền vững chất lượng cuộc sống dân cư đô thị đảm bảo phát triển bền vững

Ưu tiên thu hút các dự án FDI xử lý chất thải, thân thiện với môi trường, không cấp phép cho những dự án FDI gây ô nhiễm vượt quá mức cho phép. Khuyến khích, biểu dương kịp thời những nhà đầu tư nước ngoài có đóng góp lớn trong giải quyết vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc của thành phố như làm giảm thất nghiệp, giảm ô nhiễm môi trường, nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải thiện hệ thống giao thông đô thị, phát triển nông nghiệp sạch, ... để phát triển đô thị xanh, bền vững.

KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ1- Kết luận chung 1- Kết luận chung

ĐTH là hiện tượng tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Trong thời kỳ toàn cầu hóa hiện nay, thu hút vốn FDI đối với một quốc gia hay một địa phương thiếu vốn để đầu tư phát triển là một biện pháp khôn khéo bù đắp thiếu hụt trong nước. Sự phát triển kinh tế xã hội và ĐTH của mỗi địa phương đều chịu những ảnh hưởng lớn từ FDI, Đà Nẵng cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó. FDI có ảnh hưởng cả tích cực và tiêu cực lên các phương diện của đô thị nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về lý luận và thực tiễn ảnh hưởng của FDI tới ĐTH ở Việt Nam nói chung cũng như ở một địa phương như Đà Nẵng. Việc nghiên cứu “ảnh hưởng của FDI tới đô thị hóa theo hướng bền vững ở Đà Nẵng” có cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc. Luận án đã tập trung phân tích thực trạng ảnh hưởng của FDI tới đô thị hóa ở Đà Nẵng trong thời kỳ 2005-2013. Qua phân tích cho thấy: đô thị hóa ở Đà Nẵng phát triển nhanh mà một trong những nguyên nhân quan trọng là nhờ thu hút FDI. Đà Nẵng đã có nhiều chủ trương chính sách đúng đắn và từng bước thực hiện thành công chủ trương này. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn chưa được giải quyết triệt để về cả phương diện chính sách lẫn thực thi chính sách. FDI vẫn còn có những ảnh hưởng tiêu cực tới ĐTH ở Đà Nẵng. Nhiệm vụ của chính quyền Đà Nẵng là phải nhận diện đúng, khách quan đối với các tiêu cực hiện hữu và sẽ xảy ra để có chính sách biện pháp khắc phục kịp thời và phòng ngừa, hạn chế những tiêu cực có thể xảy ra. Luận án đã tập trung vào việc đề xuất những quan điểm, định hướng và các giải pháp phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của FDI tới ĐTH theo hướng bền vững ở Đà Nẵng tới 2025.

2- Kiến nghị

Đề nghị Chính quyền thành phố Đà Nẵng cần phối kết hợp cả giải pháp về mặt pháp lý, các giải pháp hành chính, giải pháp kinh tế, khoa học công nghệ. Phải có sự phân công hợp tác chặt chẽ giữa tất cả các cơ quan có liên quan trực tiếp hay gián tiếp tùy theo chức năng và nhiệm vụ của mình để tham gia giải quyết các vấn đề. Thành phố cần lựa chọn ưu tiên những giải pháp mang tính tạo động lực mới, mạnh mẽ và có tính quyết định đến vấn đề mấu chốt của đô thị ở Đà Nẵng. Huy động toàn thể nhân dân và các doanh nghiệp có vốn trong và ngoài nước trên địa bàn hối hợp thực hiện giải pháp là rất quan trọng. Đổi mới quản lý nhà nước và xây dựng chiến lược thu hút FDI theo hướng công nghệ cao và thu hút các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia có tiềm năng lớn.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới đô thị hóa theo hướng bền vững ở đà nẵng (Trang 25 - 28)