Đặc điểm của các loại nguồn giao thông, dân sinh

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh,xác định lượng phát thải gây ô nhiễm không khí cho huyện Kim Độngtỉnh Hưng Yên,thể hiện bằng Gis (Trang 28 - 29)

- Nông nghiệp (Nông dược)

2. Phương pháp gián tiếp: Tính toán lượng thải (chi tiết ở phần Phụ lục 2)

2.4.1) Đặc điểm của các loại nguồn giao thông, dân sinh

a) Nguồn giao thông

− Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí đặc biệt ở khu đô thị và khu đông dân cư. Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá trình đốt nhiên liệu động cơ: CO, CO2, SO2, NOx,Pb, các bụi đất đá cuốn theo trong quá trình di chuyển. Nếu xét trên từng phương tiện thì nồng độ ô nhiễm tương đối nhỏ nhưng nếu mật độ giao thông lớn và quy hoạch địa hình, đường xá không tốt thì sẽ gây ô nhiễm nặng cho hai bên đường.

Nhìn chung chất gây ô nhiễm môi trường thải ra từ động cơ gồm các chất sau : − Dioxyde de carbone (CO2), sản phẩm của quá trình oxi hóa hoàn toàn nhiên liệu. − Monoxyde de carbone (CO), đến từ quá trình oxi hóa không hoàn toàn nhiên liệu. − Oxyde d’azote (NOx), bao gồm monoxyde d’azote (NO) và dioxyde d'azote (NO2). − Các hạt rắn, sản phẩm của các quá trình hình thành phức tạp.

− Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (COV-composés organiques volatils), là các hợp chất hóa học hữu cơ có áp suất hơi đủ cao để dưới các điều kiện bình thường có thể bay hơi một lượng đáng kể vào không khí. Về thành phần COV là sự kết hợp giữa các hydrocarbure (như alcane, alcène, aromatique, …) và các hợp chất chứa oxi (aldéhyde, kétone, …).

− Các hợp chất hữu cơ đa vòng (hydrocarbures aromatiques polycycliques – HAP), như benzoapyrene

− Dioxyde de sulfure (SO2), hình thành từ lưu huỳnh có sẵn trong nhiên liệu. − Các kim loại, có trong dầu và nhiên liệu.

 Phát thải ô nhiễm từ hoạt động giao thông vận tải

Phát thải ô nhiễm từ hoạt động giao thông vận tải là nguồn gây ô nhiễm không khí lớn nhất, chủ yế gây ra ô nhiễm các khí độc hại như CO, NOx , hơi xăng dầu ( HmCn, VOCs), bụi chì, benzen và bụi PM2.5.

 Phương tiện giao thông chạy xăng

− Phương tiện giao thông chạy xăng phát thải các khí gây ô nhiễm CO, HmCn, Pb nhiều hơn hẳn so với phương tiện giao thông chạy bằng dầu Diezel. Ngược lại các phương tiện giao thông chạy bằng dầu diezel lại ohats thải bụi mịn PM2.5 và khí SO2 nhiều hơn.

Thành phần cơ bản của khí thải động cơ Diezel và giới hạn tối đa cho phép của thành phần ô nhiễm trong khí thải của các phương tiện vận tải (chi tiết được trình bày ở Phụ lục 4)

b)Nguồn dân sinh

− Là nguồn gây ô nhiễm tương đối nhỏ, chủ yếu là các hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu nhưng đặc biệt gây ô nhiễm cục bộ trong một hộ gia đình hoặc vài hộ xung quanh. Tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu: CO, bụi. Hiện nay mức thu nhập của người dân tăng, nhiều gia đình đã sử dụng điện hoặc gas cho việc nấu ăn hơn là than, dầu.

Khí thải đốt than, củi

Khi đốt than khí thải chủ yếu là: Bụi, CO2, CO, SO2, SO3, NOx do thành phần hóa chất có trong than kết hợp với O2 trong quá trình cháy tạo nên. Lượng bụi trong khí thải có kích thước hạt và nồng độ dao động trong khoảng rộng. Hàm lượng lưu huỳnh trong than = 0.5% nên khí thải có SO2 với nồng độ khoảng 1.333 mg/m3. Lượng khí thải phụ thuộc vào mỗi loại than.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh,xác định lượng phát thải gây ô nhiễm không khí cho huyện Kim Độngtỉnh Hưng Yên,thể hiện bằng Gis (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w