Kinh phí thực hiện.

Một phần của tài liệu Báo cáo kiến tập năm 3 chuyên ngành công tác xã hội (Trang 33 - 35)

IV. Nội dung các hoạt động cụ thể 1 Công tác chỉ đạo:

5.Kinh phí thực hiện.

a) Căn cứ nhiệm vụ được giao, hàng năm các Sở, ngành, đoàn thể được phân công chủ trì thực hiện các nội dung của Đề án, có trách nhiệm lập dự toán kinh phí chi tiết trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và bố trí vào dự toán ngân sách hàng năm của các Sở, ngành, đoàn thể có liên quan;

b) Huy động các nguồn lực xã hội, sự tham gia, đóng góp của các tổ chức, cá nhân và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ công nhân lao động.

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.

1. Kết luận:

Thực tập là một khâu quan trọng trong quá trình học, giúp sinh viên rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn.

Trước hết, cũng cần phải thừa nhận rằng những sinh viên chưa từng một lần đi thực tập cũng cho rằng thực tập thì không cần phải đến nhiều, không cần phải làm gì cả... Có chăng đi nữa thì chỉ là... pha trà rót nước hay photocoppy, ngành nào rồi cũng phải có hai cái “kĩ năng” đó để đi thực tập.

Mặt khác, về phía các cơ quan tiếp nhận thực tập (Cơ quan nhà nước, hoặc các doanh nghiệp tư nhân) cũng cho rằng sinh viên thực tập chẳng làm được gì hoặc không giao cho họ những công việc phù hợp với khả năng chuyên môn của sinh viên khi được học trên giảng đường. Điều đó gây cho sinh viên tính trì trệ, không năng động, đồng thời không giúp sinh viên đạt được mục tiêu lớn nhất khi đi thực tập đó là vận dụng những lý thuyết học được áp dụng vào thực tiễn.

Tuy nhiên, lần này được thực tập tại Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng tôi thật sự đã được học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm quý báu trong quá trình làm việc với các cán bộ chuyên trách ở cơ quan. Liên đoàn đã tạo cho tôi môi trường làm việc phù hợp với ngành học của bản thân; tạo cho tôi cơ hội tiếp cận với các đối tượng trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình sau này thông qua các mô

hình, các lần làm việc và tiếp xúc thực tế; giúp tôi hoàn thiện thêm hệ thống kiến thức và kỹ năng cần thiết cho bản thân mình.

Mặc dù, bản thân còn những hạn chế về trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp nhưng qua 4 tuần kiến tập tại Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng với sự đồng hành của giảng viên hưỡng dẫn Th.s Đặng Thị Thủy, sự giúp đỡ của các cô chú trong Liên đoàn và đặc biệt là các cô chú tại Văn phòng nơi tôi kiến tập tôi nghĩ mình đã được trau dồi rất nhiều kiến thức bổ ích, tôi nghĩ nó sẽ và mãi là hành trang quý giá để phục vụ tôi những ngày tháng cuối cùng ngồi trên giảng đường Đại học của tôi và chuẩn bị tốt hơn cho đợt thực tập cuối khóa. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!

2. Kiến nghị:

*Cơ quan thực tập:

- Mạnh dạn triển khai và giao nhiệm vụ phù hợp với mục đích và yêu cầu kiến tập của Sinh viên.

- Tạo nhiều điều kiện hơn nữa về cán bộ chuyên trách hướng dẫn.

*Bộ môn:

- Kiến thức trang bị trong nhà trường cần hệ thống hơn, sát với thực tế nghề nghiệp hơn.

- Đề nghị qui trình kiến tập cải tiến, phù hợp và thuận lợi hơn cho Sinh viên.

* Đối với Sinh viên:

- Tôi tự thấy để quá trình thực tập mang lại hiệu quả cao, bản thân mỗi Sinh viên cần phải có một sự chuẩn bị tốt về kiến thức, ý thức và cơ sở thực tập; phát huy những mặt thuận lợi, khắc phục những khó khăn, đặc biệt mỗi sinh viên cần tự nỗ lực phát huy khả năng bản thân hơn nữa.

Một phần của tài liệu Báo cáo kiến tập năm 3 chuyên ngành công tác xã hội (Trang 33 - 35)