Text LCD

Một phần của tài liệu đồ án 2a ứng dụng của module thu phát tần số dưới 1ghz trong điều khiển thiết bị điện (Trang 36 - 46)

Text LCD là các loại màn hình tinh thể lỏng nhỏ dùng để hiển thị các dòng

chữ hoặc số trong bảng mã ASCII. Không giống các loại LCD lớn, Text LCD được chia sẵn thành từng ô và ứng với mỗi ô chỉ có thể hiển thị một ký tự ASCII. Cũng vì lý do chỉ hiện thị được ký tự ASCII nên loại LCD này được gọi là Text LCD (để phân biệt với Graphic LCD có thể hiển thị hình ảnh). Mỗi ô của Text LCD bao gồm các “chấm” tinh thể lỏng, việc kết hợp “ n” và “hiện” các chấm này sẽ tạo thành một ký tự cần hiển thị. Trong các Text LCD, các mẫu ký tự được định nghĩa sẵn. Kích thước của Text LCD được định nghĩa bằng số ký tự có thể hiển thị trên 1 dòng và tổng số dòng mà LCD có. Ví dụ LCD 16x2 là loại có 2 dòng và mỗi dòng có thể hiển thị tối đa 16 ký tự. Một số kích thước Text LCD thông thường gồm 16x1, 16x2, 16x4, 20x2, 20x4…

Text LCD có 2 cách giao tiếp cơ bản là nối tiếp (như I2C) và song song. LCD 16x2 được điều khiển bởi chip HD44780U của hãng Hitachi. Đối với các LCD khác cần tham khảo datasheet riêng của từng loại. Tuy nhiên, HD44780U cũng được coi là chu n chung cho các loại Text LCD, vì thế gần như có thể dùng chương trình ví dụ trong bài này để test trên các LCD khác với rất ít hoặc không cần chỉnh sửa.

HD44780U là bộ điều khiển cho các Text LCD dạng ma trận điểm (dot- matrix), chip này có thể được dùng cho các LCD có 1 hoặc 2 dòng hiển thị.

33

HD44780U có 2 mode giao tiếp là 4 bit và 8 bit. Nó chứa sẵn 208 ký tự mẫu kích thước font 5x8 và 32 ký tự mẫu font 5x10 (tổng cộng là 240 ký tự mẫu khác nhau).

LCD sử dụng trong mạch thu phát RF này thuộc loại LCD 16x2 được điều khiển bửi chip HD44780U. Chức năng chính của LCD trong mạch này là hiện thị on/off của các kênh.

Sơ đồ chân của text LCD 16x2

Chức năng Số thứ tự

chân

Tên Mức logic Mô tả

Ground 1 Vss( GND) - 0V Nguồn 2 Vdd(VCC) - +5V Tương phản 3 Vee - 0-Vdd Điều khiển LCD 4 RS 0/1 D0-D7: lệnh D0-D7:dữ liệu

5 R/W 0/1 Ghi hoặc đọc(dữ liệu từ

vđk vào LCD và ngược lại)

6 E 0/1 Cho phép thực hiện việc

đọc ghi trên LCD Dữ liệu lệnh 7 D0 0/1 Bit 0(LSB) 8 D1 0/1 Bit 1 9 D2 0/1 Bit 2 10 D3 0/1 Bit 3 11 D4 0/1 Bit 4

34 12 D5 0/1 Bit 5 13 D6 0/1 Bit 6 14 D7 0/1 Bit 7(MSB) 3.3 Relay YL1303H  Cấu tạo:

Relay là loại loại linh kiện đóng ngắt điện cơ bản. Nó gồm 2 phần chính là các tiếp điểm và nam châm điện. Rờ-le có cấu tạo hết sức đơn giản chỉ gồm 4 bộ phận sau đây:

- Nam châm điện - Lõi sắt

- Lò xo

35

Relay gồm 2 phần tách rời nhau là phần đế dưới và phần nam châm điện, một công tắc đóng ngắt nguồn cho nam châm điện. Khi công tắc đóng ,nam châm điện có từ trường sẽ hút thanh sắt. Thanh sắt dịch chuyển giữa 2 vị trí giống như một công tắc. Khi có lực hút từ trường, thanh sắt ở vị trí 2 (thường hở) đèn sáng, ngược lại, lò xo sẽ kéo thanh sắt lên vị trí 1 (thường đóng) khiến hở mạch làm đèn tắt.

Tóm lại relay là linh kiện dùng trong điều khiển, nó sẽ tác động (đóng công tắc lại chẳng hạn) ngõ ra khi tín hiệu ngõ vào (có thể là điện áp, dòng điện ánh sáng …) đạt đến ngưỡng nào đó

36

CHƢƠNG 4: THIẾT KẾ PHẦN MỀM

37 Bắt đầu

Khai báo các chỉ thị tiền xử lí Khai báo các file định nghĩa,

Định nghĩa các chân

Khởi tạo LCD (LCD_init) Cấu hình I/O cho các PORT của PIC

Hiển thị trạng thái on/off của 4 thiết bị lên LCD

Ban đầu chưa có tín hiệu nhận được từ bộ phát nên 4 thiết bị đều ở trạng thái off

Kiểm tra có tín hiệu từ bộ phát hay không ?

Kích relay mở cổng tương ứng Hiển thị trạng thái on/off tương ứng của

cổng trên LCD

38

4.2 Chƣơng trình chính:

#include <16F877A.h> #include <def_877a.h>

#FUSES NOWDT, HS, NOPUT, NOPROTECT, NODEBUG, NOBROWNOUT, NOLVP, NOCPD, NOWRT

#use delay(clock=20000000) #include <lcd_lib_4bit.c> #define k1 RD0 #define k2 RD1 #define k3 RD2 #define k4 RD3 #define r1 RD4 #define r2 RD5 #define r3 RD6 #define r4 RD7 int8 is1,is2,is3,is4; //--- void main() { trisa = 0xFF; trisb = 0x00; trisc = 0x00; trisd = 0x0f; LCD_init(); Printf(LCD_putchar,"MACH DKTBTX = RF"); LCD_putcmd(0xC0);

39 delay_ms(1500);

LCD_init();

Printf(LCD_putchar,"Da khoi tao xong"); LCD_putcmd(0xC0);

Printf(LCD_putchar,"Bat dau he thong"); delay_ms(1500);

is1 = is2 = is3 = is4 = 0;

r1 = is1; r2 = is2; r3 = is3; r4 = is4; while(TRUE)

{

LCD_putcmd(0x80);

printf(LCD_putchar,"TB1 TB2 TB3 TB4 "); LCD_putcmd(0xC0);

if(is1==0) printf(LCD_putchar,"OFF "); else printf(LCD_putchar," ON "); if(is2==0) printf(LCD_putchar,"OFF "); else printf(LCD_putchar," ON "); if(is3==0) printf(LCD_putchar,"OFF "); else printf(LCD_putchar," ON "); if(is4==0) printf(LCD_putchar,"OFF "); else printf(LCD_putchar," ON "); if(k1==0){ while(k1==0){} if(is1==0) is1=1; else is1=0; r1 = is1; }

if(k2==0){ while(k2==0){} if(is2==0) is2=1; else is2=0; r2 = is2; } if(k3==0){ while(k3==0){} if(is3==0) is3=1; else is3=0; r3 = is3; } if(k4==0){ while(k4==0){} if(is4==0) is4=1; else is4=0; r4 = is4; } }

}

40

PHẦN C: KẾT LU N

41

2. Nhận xét và hƣớng phát triển đề tài

Ưu điểm:

- Linh kiện dễ tìm trên thị trường

- Khả năng thu phát đáp ứng được tần số của đề tài đặt ra

N ượ điểm:

- Giới hạn chỉ 4 kênh ngõ ra

- Chỉ thực sự thu phát tốt dưới phạm vi 15m

- Dễ bị nhiễu bởi các thiết bị điện tử khác

Hướng phát triển:

Nếu có thêm thời gian và điều kiện cho phép, nhóm sẽ cố gắng phát triển thêm các phần sau để đồ án hoàn thiện hơn :

- Tăng số lượng kênh điều khiển

- Thực hiện thu phát có mã hóa để chống nhiễu và đảm bảo tín hiệu

42

3. Kết luận

Qua thời gian thực hiện đồ án, nhóm đã tiếp thu được nhiều kinh nghiệm qúy báu về truyền dữ liệu cũng như kỹ thuật cao tần. Tuy gặp nhiều khó khăn trong quá trình tìm tài liệu cũng như thi công nhưng nhóm đã cố gắng hết sức để thực thành công đồ án được giao.

Nhóm thực hiện đề tài xin chân thành cảm ơn quý thầy cô cùng các bạn sinh viên, đã đóng góp rất nhiều ý kiến, công sức quý báu trong quá trình nhóm thực hiện đề tài này. Đặc biệt, chúng em xin cảm ơn thầy Tôn Thất Phùng đã tạo điều kiện chỉ bảo những kinh nghiệm, kiến thức thực tế để đề tài được hoàn thành đúng thời gian quy định

Tuy nhiên, do còn hạn chế về thời gian và trình độ nên đề tài không tránh khỏi nhiều sai sót, nhóm rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân tình của quý thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn chỉnh hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. RF design guide - Peter Vizmuller

2. High Frequency Techniques – Josep F. White

3. http://www.alldatasheet.com

Một phần của tài liệu đồ án 2a ứng dụng của module thu phát tần số dưới 1ghz trong điều khiển thiết bị điện (Trang 36 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)