Đánh giá chung

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần sông đà 25 (Trang 34 - 37)

Để không ngừng năng cao hiệu quả sản suất kinh doanh đòi hỏi công không chỉ dừng lại ở việc phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi công ty phải xác định rõ các tiềm năng có thể khai thác làm cơ sở cho các biện pháp năng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong năm sau.

Tiềm năng của công ty là những khả năng tiềm tàng mà công ty hiện có để hoạt động sản xuất kinh doanh. Đó là phần năng lực kinh doanh chưa được khai thác sử dụng vì những nguyên nhân chủ quan hay khách quan nào đó. Nói một cách khác tiềm năng của công ty được đánh giá bằng cách cân đối giữa khối lượng công việc, sản lượng hàng hoá thực tế với khả năng mà doanh nghiệp có bao gồm các yếu tố, những điều kiện mà công ty có thể có được trong tương lai.

Nguồn tiềm năng của công ty Cổ phần Sông Đà 25 bao gồm tiềm năng của các yếu tố sau: Lao động, tư liệu lao động, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý,và các nguồn tiềm năng khác. Đối với công ty Cổ phần Sông Đà 25 nhiệm vụ chủ yếu là khai thác, chế biến tiêu thụ tấm lợp... công ty cần phân tích các nguồn tiềm năng, nguồn tiềm năng nào đã sử dụng nhưng hiệu quả chưa cao cần phải khai thác triệt để hơn.

a. Tiềm năng về lao động

Nguồn tiềm năng thể hiện ở các mặt: số lượng lao động, chất lượng lao động và thời gian lao động.

Kể từ khi thành lập, công ty Cổ phần Sông Đà 25 luôn luôn tìm mọi biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận. Đồng thời tập thể cán bộ công nhân viên từ thế hệ này qua thế hệ khác đã xây dựng bộ máy quản lý theo hệ thống trực tuyến – chức năng với trình độ ngày một cao. Về bộ máy tổ chức sản xuất ở các phân xưởng đã thực hiện chế độ khoán sản phẩm, nên số lao động đã được cân đối, lượng lao động dư thừa rất ít. Về bộ máy gián tiếp công ty đã nhiều lần cân đối để giảm biên chế, song hiện nay tình trạng số người lớn hơn công việc. Cùng với chiến lược mở rộng thị trường, nếu công ty có biện pháp sắp xếp lại lao động đào tạo nâng cao trình độ sử dụng máy vi tính cho cán bộ quản lý, bố trí lực lượng lao động thừa vào những công việc tạo ra sản phẩm, thay vì từ trước tới nay công ty công ty vẫn phải trả lương thời gian cho họ thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của công tyđược năng cao hơn. Đây là một nguồn lợi của công ty có thể đạt được trong tương lai khi công ty phân công lao động hợp lý và có hiệu quả. Qua phần phân tích đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh, cùng với việc phân tích tiềm năng về lao động của công ty, chúng ta thấy trong những năm qua mặc dù công ty đã tích cực áp dụng các biện pháp năng cao hiệu quả sử dụng lao động. Tuy nhiên tiềm năng về lao động của công ty vẫn còn dư thừa. Do vậy trong những năm tới công ty có thể năng cao hoạt động sản xuất kinh doanh bằng cách chú trọng tới công tác quản lý, sử dụng lao động.

b. Tiềm năng về tư liệu lao động

Tư liệu lao động là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, nó phản ánh năng lực làm việc của máy móc thiết bị trực tiếp sản xuất ra sản phẩm của công ty. Để đánh giá năng lực hiện có của máy móc thiết bị, ta cần xem xét đến số lượng, công suất, kết cấu của chúng. Mặt hàng sản xuất chính của công ty là các loại tấm lợp cho nên máy móc thiết bị của công ty chủ yếu phục vụ cho công nghệ sản xuất tấm lợp từ khâu vận chuyển chế biến nguyên liệu đến khâu sản xuất tấm lợp. Hiện tại về số lượng máy móc thiết bị của

công ty phần lớn đã cũ, công ty cần phải có kế hoạch đầu tư và trang sắm máy móc thiết bị cho khâu sản xuất, vận chuyển để bổ xung cho năm tới, đồng thời sẽ giảm được phần nào lao động tăng thêm được sản lượng đóng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Qua phân tích tiềm năng tư liệu lao động của nó ta thấy hiệu suất sử dụng tiềm năng này của công ty tương đối tốt. Tuy nhiên công ty cũng cần quan tâm, chú trọng khai thác tiềm năng này trên cơ sở khai thác triệt để năng suất máy móc thiết bị hiện có để tăng doanh thu góp phần giảm giá thành nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

c. Tiềm năng về mặt hàng sản xuất

Để đáp ứng kịp thời sự phát triển của nền kinh tế nước ta. Đòi hỏi ngành giấy phải đa dạng hoá các loại sản phẩm theo các tiêu chuẩn chất lượng mẫu mã theo tiêu chuẩn trong nước cũng như nước ngoài, mới tăng được sản lượng sản phẩm tiêu thụ. Thực tế ngành vật liệu xây dựng nói chung và công ty Cổ phần Sông Đà 25 nói riêng mới chỉ đang sản xuất những loại tấm lợp mà khách hàng đặt mua và chỉ tiêu thụ trong nước, chưa sản xuất được các loại sản phẩm có chất lượng đạt tiêu chuẩn cao để thu hút khách nước ngoài đặt mua. Để đạt được công việc này đòi hỏi Nhà nước phải có những chính sách vĩ mô như đầu tư về vốn, thiết bị, công nghệ chế biến để sản phẩm của ngành vật liệu xây dựng thực sự đem lại lợi ích phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Vì vậy đây là vấn đề cấp thiết phải được quan tâm, khai thác kịp thời tiềm năng này, hướng tới mở rộng thị trường, tăng sản lượng, năng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty nói riêng và ngành vật liệu xây dựng nói chung.

Qua phân tích, đánh giá các nguồn tiềm năng của công ty, ta thấy công ty có một nguồn tiềm năng lớn mạnh. Tuy vậy do trình độ khai thác, sử dụng các nguồn tiềm năng của công còn có những mặt hạn chế nhất dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao. Vì vậy trong những năm tới với mục đích

năng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, công ty cần khai thác, sử dụng triệt để các nguồn tiềm năng của mình, chắc chắn hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty sẽ được năng cao hơn nữa.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần sông đà 25 (Trang 34 - 37)