Nhóm phương pháp nghiên cứu sử dụng các trường hợp tương tự

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của BDKH và giải pháp thích ứng (Trang 49 - 50)

2. Tiếng anh

a.1.3. Nhóm phương pháp nghiên cứu sử dụng các trường hợp tương tự

A.1.1. Nhóm phương pháp thực nghiệm

Phương pháp thực nghiệm thường được dùng trong các nghiên cứu y học, vật lý, hóa học, sinh học. Đây là các phương pháp chuẩn để kiểm tra các giả thuyết hay đánh giá quá trình, nguyên nhân và ảnh hưởng thông qua việc làm thí nghiệm trực tiếp.

Trong đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, các phương pháp thực nghiệm được dùng chủ yếu để xác định tác động của các yếu tố khí hậu và môi trường (nhiệt độ, lượng mưa, độ mặn và độ ngập do nước biển dâng v.v…) đến các đối tượng nghiên cứu (năng suất cây trồng, nguy cơ dịch bệnh, v.v…). Ví dụ về ứng dụng của phương pháp thực nghiệm trong đánh giá tác động do biến đổi khí hậu:

- Nghiên cứu ảnh hưởng của khí hậu và thành phần không khí lên cây trồng và giống trong phòng thí nghiệm cho cây ngắn ngày, cây lâu năm, sâu hại, dịch bệnh

- Nghiên cứu ảnh hưởng của khí hậu (nhiệt độ) và thành phần không khí (khí nhà kính) lên chất lượng nước, chuỗi thức ăn của hệ sinh thái

- Nghiên cứu ảnh hưởng của khí hậu lên các đặc tính của đất thổ nhưỡng như mức độ phân hủy bùn, hoạt động của vi sinh vật, tan rửa chất dinh dưỡng - Nghiên cứu ảnh hưởng của khí hậu lên các đặc tính

của vật liệu xây dựng như độ bền, tính giữ nhiệt (liên quan đến tiết kiệm năng lượng)

Ưu điểm: Phương pháp thực nghiệm có thể cung cấp thông

tin để kiểm định các mô hình dự báo tác động của biến đổi khí hậu lên môi trường tự nhiên.

Hạn chế: Phương pháp thực nghiệm chỉ thích hợp với các lĩnh vực và đối tượng mục tiêu có quy mô nhỏ, phạm vi tác động nhỏ và môi trường của tác động có thể kiểm soát được.

A.1.2. Nhóm phương pháp ngoại suy các số liệu lịch sử

Trong phương pháp này người ta sử dụng các mô hình toán để dự đoán những tác động trong tương lai bằng cách ngoại suy các số liệu quan trắc trong quá khứ.

Việc sử dụng các mô hình toán (hay còn gọi là các mô hình mô phỏng) được thực hiện theo 4 bước là chọn mô hình thích hợp, kiểm tra nhu cầu dữ liệu, phát triển mô hình, chạy mô hình và phân tích kết quả.

A.1.3. Nhóm phương pháp nghiên cứu sử dụng các trường hợp tương tự tương tự

Phương pháp này sử dụng số liệu của các trường hợp tương tự ở một khu vực khác để đánh giác tác động của biến đổi khí hậu lên đối tượng đang xem xét.

Có 4 loại nghiên cứu tương tự thường được dùng là: - Sự kiện lịch sử tương tự,

- Xu hướng lịch sử tương tự,

- Khu vực khí hậu hiện tại tương tự, và - Khu vực khí hậu tương lai tương tự.

Ví dụ: Khu vực khí hậu tỉnh an Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng tương tự nhau, xu hướng lịch sử về lượng mưa, nhiệt độ trung bình năm cũng tương tự, vì thế thông tin liên quan đến tác động của biến đổi khí hậu của các tỉnh này có thể được sử dụng để tham khảo lẫn nhau trong quá

trình đánh giá tác động (Lê anh Tuấn. 2009. “Tác động

của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái và phát triển nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long”, Diễn đàn “Dự trữ sinh quyển và phát triển nông thôn bền vững ở đồng bằng sông Cửu Long” 5-6/6/2009).

Các phụ lục

Phụ lục A. Các phương pháp và công cụ đánh giá tác động của biến đổi khí hậu theo ngành, lĩnh vực

36

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của BDKH và giải pháp thích ứng (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)