Sổ chi tiết tài khoản 6237 (Phụ lục 2.23) Hạch toán chi phí sản xuất chung Sổ chi tiết tài khoản 6271 (Phụ lục 2.24)

Một phần của tài liệu kế toán quản trị chi phí xây dựng trong các công ty thuộc tập đoàn hoàng hà (Trang 67 - 97)

một đơn vị khối lượng công việc thực hiện

Để tính lương cho từng công nhân trong tổ, tổ trưởng sản xuất có nhiệm vụ theo dừi lịch làm việc của từng công nhân và ghi bảng chấm công cho tổ mình, sau đó tính ra đơn giá một công.

Đơn giá một công =

Tổng giá trị khối lượng công việc thực hiện trong tháng Tổng số công trong tháng

Và tiền lương của một công nhân được tính như sau Lương một công nhân

trực tiếp sản xuất = Số công thực hiện trong tháng x Đơn giá một công Bảng chấm công (Phụ lục 2.16)

Tất cả các loại chứng từ như bảng chấm công, bảng kê làm thêm giờ... được gửi về Phòng tổ chức lao động và Giám đốc công ty ký duyệt. Sau đó, bảng thanh toán tiền lương được gửi cho phòng kế toán kiểm tra và kế toán tiền lương hạch toán phần hành này.

Bảng thanh toán tiền lương (Phụ lục 2.17) Sổ chi tiết tài khoản 622 (Phụ lục 2.18)  Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công

Với đà phát triển hiện nay của các Công ty xây lắp, số lượng các công trình hạng mục công trình nhận được ngày một nhiều hơn. Đó là một tín hiệu đáng mừng cho các Công ty xây lắp thuộc tập đoàn Hoàng Hà, bởi nó cho thấy uy tín của các Công ty ngày càng được củng cố. Để đáp ứng khối lượng công việc, việc áp dụng khoa học kỹ thuật đưa máy móc vào hoạt động thi công là điều cần thiết. Điều này sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, giảm khối lượng công việc và tăng năng suất lên rất nhiều. Tuy nhiên, vẫn chưa phải là một tập đoàn lớn mạnh, Công ty vẫn chưa thể trang bị cho mình tất cả các loại máy móc cần thiết. Ngoài những loại thuộc quyền sở hữu như máy ủi, máy dầm đất, máy vận thăng...Các công ty phải tiến hành thuê ngoài thêm như: máy trộn bê tông, bơm bê tông, máy ép cọc, máy hàn, máy rải nhựa, cần cẩu... Đối với mỗi loại máy thi công tự có hay thuê ngoài sẽ có một cách hạch toán khác nhau.

Máy thi công thuê ngoài: Số lượng máy được thuê sẽ tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng tại đơn vị thi công. Khi máy được đưa vào sử dụng, thợ lái máy sẽ phải ghi Nhật trình xe máy làm cơ sở ghi thời gian máy chạy sau đó quy ra số ca máy. Công

ty cùng đại diện chủ xe máy sẽ xác nhận lại số giờ hoạt động của máy được sử dụng trong “Biên bản xác nhận” và tớnh chi phí thuê máy phải trả. Tất cả các loại chứng từ có liên quan như hợp đồng thuê máy, nhật trình xe máy, biên bản thanh toán khối lượng công việc hoàn thành, bảng tổng hợp chi phí thuê ngoài sẽ được gửi về phòng kế toán của Công ty làm căn cứ cho kế toán hạch toán.

Chi phí máy thi công thuê ngoài được hạch toán vào TK 6237- chi phí sử dụng máy thi công. Chi phí nhiên liệu dùng cho máy được hạch toán vào TK 621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nhõn công điều khiển máy thi công thuê ngoài được hạch toán chung với chi phí nhõn công điều khiển máy thi công của Công ty. Đối với công trình nhà 35,36,37 Công ty chỉ thuê máy trộn bê tông, chi phí thuê máy mỗi tháng là 10.185.000 đồng

Bảng tổng hợp chi phí thuê máy (Phụ lục 2.19)

- Máy thi công của Công ty

Theo quy định, chi phí sử dụng máy thi công được chia thành sỏu loại, nhưng tại Công ty, trên thực tế chỉ chia thành 3 loại, cụ thể như sau:

- Các chi phí hạch toán vào TK 6231: lương chớnh, lương phụ, phụ cấp lương của công nhõn trực tiếp điều khiển máy.

- Chi phí hạch toán vào TK 6234: chi phí khấu hao máy thi công

- Chi phí hạch toán vào TK 6237: các chi phí dịch vụ mua ngoài như tiền mua bảo hiểm cho máy, thuê sửa chữa bảo trì...

Các chi phí nhiên liệu vật liệu khác phục vụ xe phát sinh rất nhỏ nên sẽ được hạch toán vào TK 621

- Phương pháp hạch toán Chi phí nhân công sử dụng máy

Đối với công trình nhà 35,36,37 - Dịch Vọng-Cầu Giấy, chi phí máy thi công chỉ bao gồm chi phí đối với máy thi công thuê ngoài. Đối với các công trình, hạng mục công trình sử dụng máy thi công của công ty thì quá trình hạch toán cũng tương tự.

xe máy, làm căn cứ để tớnh lương theo công thức: Tiền lương = Số giờ công x Đơn giá.

Bút toán tiền lương công nhân điều khiển máy được định khoản theo bút toán: Nợ TK 6231-Công trình nhà 35,36,37

Có TK 334

Các chứng từ có liên quan sẽ được ghi sổ chi tiết TK 6231-Công trình nhà 35,36,37 - Dịch Vọng - Cầu Giấy và dùng để ghi chứng từ ghi sổ rồi vào Sổ cái TK 623 cho toàn Công ty.

Sổ chi tiết tài khoản 6231 (Phụ lục 2.20)

Chi phí khấu hao máy thi công

Số lượng máy thi công của Công ty cũng không nhiều nên việc hạch toán chi phí khấu hao cũng được đơn giản hoá bằng việc tính khấu hao theo tháng theo phương pháp đường thẳng.

Bút toán khấu hao được định khoản như sau:

Nợ TK 6234 - Chi tiết theo từng công trình, hạng mục Có TK 214:

Sau đó vào sổ chi tiết các tài khoản khấu hao tài sản cố định và sổ chi tiết tài khoản 6234 toàn Công ty

Đối với công trình nhà 35,36,37, máy thi công thuê ngoài nên không phát sinh chi phí khấu hao. Sau đõy là ví dụ về chi phí khấu hao của Công ty

Bảng khấu hao TSCĐ (Phụ lục 2.21) Sổ chi tiết tài khoản 6234 (Phụ lục 2.22)

Chi phí dịch vụ mua ngoài

Các chi phí dịch vụ mua ngoài như chi phí sửa chữa máy thi công, chi phí bảo hiểm và các chi phí thuê dịch vụ khác. Ở Công ty Phương Mai, chi phí điện nước cho máy thi công được hạch toán vào TK 6277-chi phí sản xuất.

Tại Công trình nhà 35,36,37 máy thi công được sử dụng chỉ là máy trộn bê tông thuê ngoài mà không sử dụng máy của Công ty nên chi phí dịch vụ mua ngoài

phát sinh không lớn. Khi thuê ô tô vận chuyển đất và thanh toán bằng tiền mặt kế toán định khoản như sau:

Nợ TK 6237- nhà 35,36,37 35.460.000 Có TK 111 35.460.000 Sổ chi tiết tài khoản 6237 (Phụ lục 2.23)  Hạch toán chi phí sản xuất chung

Tại các công ty xây lắp thuộc tập đoàn Hoàng Hà, thường các chi phí chung phát sinh cho công trình, hạng mục nào được tập hợp ngay cho công trình, hạng mục đó nên rất ít khi phải phân bổ các chi phí sản xuất chung cho từng công trình. TK 627- chi phí sản xuất chung được chi tiết thành 3 tài khoản cấp 2:

- TK 6271-chi phí nhõn viên phân xưởng - TK 6274- chi phí khấu hao TSCĐ - TK 6277- chi phí dịch vụ mua ngoài

Chi phí nhân viên phân xưởng

TK 6271 được dùng để tập hợp các chi phí: tiền lương của nhõn viên quản lý các đội xõy dựng, các khoản trích theo lương của nhõn viên quản lý, của công nhõn trực tiếp xõy lắp và công nhân điều khiển máy thi công.

Chi phí phát sinh được hạch toán như sau: Nợ TK 6271

Có TK 334

Sổ chi tiết tài khoản 6271 (Phụ lục 2.24)

Chi phí khấu hao TSCĐ

Những TSCĐ chung của doanh nghiệp như: nhà cửa, văn phòng, phương tiện vận tải... được tính khấu hao hàng tháng và phõn bổ cho các công trình, hạng mục công trình mà doanh nghiệp đang thi công. TK 6274 - chi phí khấu hao TSCĐ được mở chi tiết cho từng công trình và hạng mục công trình để phản ánh chi phí trên. Bút toán hạch toán như sau:

Nợ TK 6271 - công trình nhà 35,36,37 Có TK 2141

Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ (Phụ lục 2.25) Sổ chi tiết 6274 - CT Nhà 35,36,37 (Phụ lục 2.26) Sổ cái 6274 - Phân xưởng (Phụ lục 2.27)

Chi phí dịch vụ mua ngoài

Các chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm tiền điện nước, điện thoại, chi phí vận chuyển nguyên vật liệu...và các chi phí chung khác. Các chi phí này được hạch toán vào TK 6277 - chi phí dịch vụ mua ngoài. TK 6277 được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục.

Bút toán nghiệp vụ phát sinh như sau: Nợ TK 6277 - chi tiết công trình

Nợ TK 1331: thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111, 112, 331...

Chẳng hạn tại công trình nhà 35,36,37, chi phí tiền điện tháng 12/2011 là 90.000 đồng, thuế GTGT được khấu trừ là 10%, đã thanh toán bằng tiền mặt, kế toán định khoản như sau:

Nợ TK 6277 - công trình nhà 35,36,37 90.000 Nợ TK 1331 9.000 Có TK 111 99.000 Sổ chi tiết 6277 (Phụ lục 2.28)

Sổ cái 6277 (Phụ lục 2.29)

Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung (Phụ lục 2.30)

Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp

Tổng hợp chi phí sản xuất: Các chi phí sản xuất được tập hợp cho từng công trình, hạng mục công trình. Các chi phí đối với công trình nhà 35,36,37 như sau:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Nợ TK 1541-nhà 35,36,37 5.984.760.000 Có TK 621-nhà 35,36,37 5.984.760.000 - Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 622-nhà 35,36,37 883.780.200 - Chi phí sử dụng máy thi công

Nợ TK 1541-nhà 35,36,37 157.680.000 Có TK 623-nhà 35,36,37 157.680.000 - Chi phí sản xuất chung

Nợ TK 1541-nhà 35,36,37 522.539.000 Có TK 627-nhà 35,36,37 522.539.000 Bảng tổng hợp chi phí sản xuất (Phụ lục 2.31)

Đánh giá sản phẩm xây lắp dở dang

Công trình nhà 35,36,37 được khởi công từ tháng 10 năm 2009 và hoàn thành vào tháng 12 năm 2011. Mà Công ty thường quy định phương thức thành toán khối lượng xõy lắp là sau khi hoàn thành toàn bộ công trình, hạng mục công trình. Như vậy, với kỳ tính giá thành là một năm thì công trình này chi có SPDD ĐK mà không có SPSDCK.

Sản phẩm dở dang đầu kỳ năm 2011 là khối lượng công việc được thực hiện từ lúc bắt đầu khởi công công trình cho đến cuối năm 2006. Ban kiểm kê của Công ty đã đánh giá giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ là 693.540.000 đồng và chi phí dở dang cuồi kỳ là 0 đồng.

Tính giá thành sản phẩm

Phương pháp tớnh giá thành mà Công ty áp dụng là phương pháp trực tiếp theo công thức Giá thành sản phẩm hoàn thành = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Như vậy theo công thức trên, ta có thể tớnh giá thành của các công trình, hạng mục công trình. Như đối với công trình nhà 35,36,37 Dịch Vọng - Cầu Giấy, giá thành thực tế của công trình này bằng:

Tại Công ty, kế toán không tập hợp giá thành theo từng khoản mục nên Thẻ tớnh giá thành rất đơn giản

- Khi bàn giao công trình cho chủ đầu tư, bút toán định khoản như sau: Nợ TK 632-công trình nhà 35,36,37 8.242.299.200

Có TK 1541-công trình nhà 35,36,37 8.242.299.200 Thẻ tính giá thành sản phẩm xây lắp (Phụ lục 2.32)

Sổ chi tiết tài khoản 1541 (Phụ lục 2.33) Sổ cái tài khoản 1541 (Phụ lục 2.34)

2.2.5. Phân tích hệ thống và lập báo cáo quản trị

Hiện tại, các công ty xây dựng thuộc tập đoàn Hoàng Hà mới chỉ lập một số báo cáo mang tính chất liệt kê để kiểm soát chi phí một cách đơn giản, còn phần lớn là các báo cáo tài chính phục vụ cho kế toán tài chính. Hệ thống báo cáo kế toán quản trị hầu như chưa được chú trọng nên đã làm hạn chế quá trình ra quyết định của nhà quản trị.

2.2.6. Kế toán quản trị chi phí và việc ra quyết định

Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt thì việc chớp thời cơ kinh doanh phụ thuộc rất lớn vào việc đưa ra quyết định nhanh chóng và phù hợp, điều đó có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn đưa ra được quyết định kinh doanh đúng đắn và nhanh chóng, nhà quản trị của các công ty xây dựng thuộc Tập đoàn Hoàng Hà cần phải nghiên cứu và ứng dụng kế toán quản trị chi phí nói chung, phân tích mối quan hệ giữa chi phi - khối lượng - lợi nhuận nói riêng vào công tác quản lý. Chẳng hạn khi tham gia bỏ thầu công trình công ty đứng trước quyết định đặt giá dự thầu, một dự án khả thi cùng với việc đưa ra giá dự thầu thấp sẽ đem lại cơ hội và khả năng thắng thầu cao. Việc xác định sản lượng và doanh thu hay giá bán để hoà vốn hoặc đạt được lợi nhuận mục tiêu sẽ cung cấp những thông tin hữu ích giúp nhà quản trị lập kế hoạch và ra quyết định hợp lý. Hay trong nhiều trường hợp công ty đứng trước một đơn đặt hàng của khách hàng với mức giá mà khách hàng yêu cầu, để đưa ra được quyết định chấp nhận hay từ chối lại phải căn cứ vào thông tin phân tích của kế toán quản

trị. Như vậy, hàng ngày nhà quản trị của các công ty xây dựng thuộc Tập đoàn Hoàng Hà phải đứng trước rất nhiều tình huống phải đưa ra quyết định kịp thời, hợp lý để tối đa hoá lợi nhuận và cạnh tranh được trên thị trường. Hiện nay, việc ứng dụng việc phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận phục vụ cho quá trình ra quyết định quản lý tại các công ty xây dựng thuộc Tập đoàn Hoàng Hà chưa được quan tâm. Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của kế toán quản trị chi phí trong quản lý và điều hành nhưng do kiến thức về kế toán quản trị còn hạn chế và việc ứng dụng kế toán quản trị còn là vấn đề mới mẻ ở Việt Nam nói chung và công ty nói riêng.

2.3. Đánh giá thực trạng kế toán quản trị chi phí trong các công ty xây dựng thuộc Tập đoàn Hoàng Hà

2.3.1. Những kết quả đạt được

- Bộ máy kế toán của các công ty được tổ chức theo hình thức tập trung, việc tổ chức bộ máy kế toán của công ty tương đối hợp lý, phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của từng người. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho công việc quản lý, kiểm tra kiểm soát công tác kế toán thuận lợi, tạo sự chủ động cũng như nâng cao tinh thần trách nhiệm của từng bộ phận kế toán.

- Việc phân loại chi phí theo các khoản mục, yêu tố chi phí đã giúp cho việc quản lý chi phí thuận lợi hơn, đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin chi phí cho việc lập báo cáo tài chính theo quy định của nhà nước.

- Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí là công trình, hạng mục công trình là hợp lý và sử dụng chủ yếu phương pháp tập hợp chi phí theo phương pháp trực tiếp giúp cho việc công tác tập hợp chi phí có tính chính xác cao, đáp ứng được yêu cầu quản lý chi phí.

- Hệ thống chứng từ về cơ bản được tổ chức hợp lý, chặt chẽ trong toàn bộ quá trình luân chuyển. Các chứng từ đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ và linh hoạt. - Hệ thống tài khoản để tổ chức kế toán chi phí dựa trên hệ thống tài khoản do Bộ tài chính ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/3/2006 và được chi

tiết tương đối hợp lý nhằm cung cấp thông tin chi phí cần thiết phục vụ cho nhu cầu quản trị doanh nghiệp.

- Hệ thống sổ kế toán chi tiết và tổng hợp đảm bảo đúng quy định của Bộ tài chính, mang tính khoa học, giúp nhà quản trị doanh nghiệp có thể kiểm soát chi phí góp phần phục vụ cho việc lập các báo cáo kế toán quản trị một cách kịp thời.

- Các báo cáo chi phí được lập định kỳ góp phần cung cấp một số thông tin chi phí cần thiết, kịp thời cho các nhà quản trị doanh nghiệp.

- Đơn vị đã vận dụng phần mềm kế toán nên phần lớn công việc kế toán

Một phần của tài liệu kế toán quản trị chi phí xây dựng trong các công ty thuộc tập đoàn hoàng hà (Trang 67 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w