- Kết quả theo dõi dịch bệnh 6 tháng cuối năm 2006: Qua theo dõi trực tiếp từ các nông hộ điều tra
4.5.2.4. Kết quả điều tra, theo dõi bệnh ngoại khoa và bệnh truyền nhiễm
Bệnh ngoại khoa là bệnh cũng xảy ra đối với ngành chăn nuôi bò sữa, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi như: tốn công điều trị, tốn nhiều thuốc men, ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của con vật như năng suất và chất lượng sữa, ảnh hưởng đến quá trình nuôi dưỡng của bào thai, đến khả năng sinh trưởng, sinh sản của con vật. Vì vậy, trong chăn nuôi bò sữa cần hạn chế những nguyên nhân gây bệnh, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.
Đối với bệnh truyền nhiễm thì ít gặp nhất trong các bệnh bò sữa hay mắc, tuy nhiên đây là bệnh cực kỳ nguy hiểm và lây lan nhanh trên địa bàn rộng lớn với số lượng lớn trâu bò bị bệnh, tác hại của nó rất to lớn đối với người chăn nuôi và đặc biệt nguy hại nhất là phải tiêu huỷ cả con bò sữa khi bị lở mồm long móng nếu muốn loại trừ tận gốc bệnh này.
* Kết quả điều tra, theo dõi bệnh ngoại khoa và bệnh truyền nhiễm được trình bày ở bảng 4.20.
+ Qua bảng 4.20 chúng tôi thấy số bò mắc bệnh ký ngoại khoa là 15 con chiếm tỷ lệ 2,34% tổng số bò sữa theo dõi ở xã Phù Đổng. Trong đó:
- Bệnh viêm khớp xảy ra 15 con chiếm 66,67% tổng bệnh ngoại khoa. Đây là bệnh cũng hay xảy ra đối với ngành chăn nuôi bò sữa. Nguyên nhân dẫn đến bệnh này là do quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, do thức ăn kém phẩm chất dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng, do chuồng nuôi không hợp lý, không có
rãnh thoát nước,... làm nền chuồng trơn nên đàn bò luôn phải đứng theo tư thế chống trên nền.
- Qua bảng 4.20 ta cũng thấy số lượng bò sữa mắc bệnh viêm giác mạc có 5 con chiếm 33,33% tổng bệnh ngoại khoa. Theo chúng tôi nguyên nhân xảy ra bệnh là do vệ sinh chuồng trại kém làm mắt bò bị kích thích gây viêm.
Bảng 4.20. Kết quả điều tra, theo dõi bệnh ngoại khoa và bệnh truyền nhiễm Số bò điều tra (con) Loại bệnh Số bò sữa bị bệnh trong 6 tháng cuối năm 2006 ∑ số bò bị bệnh 640 7/06 8 9 10 11 12 con %
Ngoại khoa Viêm giác mạc 1 1 2 0 0 1 5 33,33
con % Viêm khớp 3 0 2 0 3 2 10 66,67
15 2,34 Tổng 4 1 4 0 3 3 15 100
Truyền nhiễm Tụ huyết trùng 1 0 0 0 0 0 1 8,33
con % LMLM 0 0 4 6 0 0 11 91,67
12 1,87 Tổng 1 0 4 6 0 0 12 100
* Qua bảng 4.20 thấy đáng chú ý là bệnh truyền nhiễm, số bò mắc bệnh truyền nhiễm là 12 con chiếm tỷ lệ 1,87% tổng số bò sữa theo dõi ở xã Phù Đổng. Trong đó:
+ Bệnh sốt lở mồm long móng(LMLM) có 11 bò mắc chiếm tới 91,67% tổng số bệnh truyền nhiễm. Theo điều tra, theo dõi chúng tôi thấy nguyên nhân dẫn đến dịch lở mồm long móng năm 2006 ở Phù Đổng có thể do trong 2 năm 2004 và 2005 đàn bò sữa không được tiêm văcxin phòng bệnh này. Đến năm tháng 8/2006 khi một số xã lân cận Phù Đổng xảy ra dịch lở mồm long móng thì Phù Đổng mới triển khai công tác tiêm phòng cho đàn bò
sữa. Mặc dù công tác tiêm phòng đã diễn ra trước đó xong tình hình dịch vẫn diễn ra. Có sự tiêm phòng mà dịch vẫn xảy ra có thể là do mầm bệnh đã xâm nhập vào cơ thể bò trước đó, có thể hộ nông dân không mang bò đi không tiêm phòng hoặc văcxin đã được tiêm không phòng được chủng gây bệnh đã phát tán ở xã Phù Đổng.
+ Qua bảng 4.20 cho thấy chỉ có 1 trường hợp bò bị bệnh tụ huyết trùng. Qua điều tra chúng tôi thấy rằng do bò có chửa nên hộ chăn nuôi không tiêm văcxin phòng bệnh cho bò nên mầm bệnh rất dễ xâm nhập.
PHẦN V
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ