Sự tình cờ làm nên chuyện

Một phần của tài liệu Truyện kể về các nhà bác học (Trang 53 - 78)

[/b]

Florey qua Mỹ và liên hệ với hãng hóa học Peoria tại Illinois, chuyên tinh khiết hóa nước đã dùng nhờ vi khuẩn chuyên biệt.

Muốn có nhiều nấm mốc, họ ra chợ dặn những hàng trái cây rằng hãy đem bán cho họ khi nào chúng bị nấm mốc. Một hôm, một người đàn bà mang trái dưa úng phủ đầy nấm mốc với dạng đặc biệt khác thường. Các nhà nghiên cứu phân tích loại nấm mốc penicillium chrysogenum này và khám phá ra rằng nó có khả năng chế tạo pénicilline đến 200 lần hơn nấm penicillium notatum!

Từ đó người ta có thể sản xuất pénicilline rộng lớn hơn. Các phòng thi nghiệm Mỹ Merck, Pfizer và Squibb tiên phong trong việc tìm cách sản xuất pénicilline trong kỹ nghệ. Không bao lâu, nhiều người bị nhiễm trùng được chữa khỏi

Họ kháng sinh dầu tiên ra đời dưới tên antibiotique đã cứu chữa rất nhiều người bị thương nơi chiến trường và chữa được bệnh lao phổi (tuberculose). Người ta ước lượng rằng nhờ sự khám phá ra chất pénicilline do sự vô ý (không đây kỹ hộp pétri) của Alexander Fleming, đã giúp cho tuổi tho con người kéo dài thêm 10 năm.

Galien (131-201) thầy thuốc lớn nhất thời Cổ đại, sau Hippocrate.[/h4]

Sinh năm 131 tại Pergame, Claude Galien là con của Nicon, một kiến trúc sư uyên thâm giàu có của Hy Lạp. Lúc 15 tuổi, ông bắt đầu học logique và triết học tãi thành phố nơi ông sinh ra. Nhưng hai năm sau, cha ông thấy một giấc mơ lạ kỳ, trong giấc mơ đó, ông thấy Claude Galien trở thành một nhà thuốc đại tài. Từ đó Nicon hướng dẫn con trên con đường đó vì theo ông, Galien đã được tiền định.

Sau khi cha mất, Galien quyết định rời Pergame để du học. Ông tới Smyrne ở Corinthe, rối Alexandrie. Sau đó ông viếng Cilicie, Phénicie, Palestine, Scyros, các đảo Crête và Chypre. Và lợi dụng chuyến du hành đó để học những bài học của các thầy thuốc nổi tiếng nhất vùng địa trung hải này. Lúc 29 tuổi, Galien trở về Pergame và làm thầy thuốc cho trường Những người đấu kiếm (Ecole de gladiateurs). Nhờ có những nhân vật tình nguyện, ông hoàn thiện kiến thức về giải phẫu củ mình và phát minh cách điều trị những tổn thương thần kinh.

Sau bốn năm ông cảm thấy cần phải đào sâu thêm nhiều nữa nên đến Rome, một nơi có nhiều triển vọng. Nơi đây ông thành đạt lớn nhờ có biệt tài chẩn đoán bệnh. Ông kể chuyện về một người đàn bà La Mã đến khám bệnh, ông biết ngay bà ta chẳng có bệnh nào cả, trừ bệnh si tình một anh chàng hát rong. Người ta ca tụng sự hiểu biết về cơ thể học của ông. Ông có cách giải độc cho bệnh nhân mà những thấy thuốc đồng thời không biết dùng. Ông chữa trị cho vợ của Flavius Boethus, nhân vật trong chính quyền La Mã rất có uy quyền và kết bạn và được ông này yểm trợ. Sau đó ông được

làm thầy thuốc gia đình cho hoàng đế La Mã nổi tiếng Marc Aurèle (Các bạn xem phim La chute de l'empire romain, và gần đây Le gladiateur, phim kể về những ngày cuối cùng của César Marc Aurèle và con trai ông là Commode)

Khi chữa trị thì ông theo truyền thống Hippocrate, nhưng về cơ thể học hay sinh lý học thì ông hướng về Aristote hơn.

Ngoài sinh lý học (physiologie) là đề tài ông ham thích nhất, ông còn khào cứu về lĩnh vực vệ sinh và dược phẩm (những cây thuốc). Nhưng căn bản của y học đối với ông vẫn là cơ thể học. Ông làm phẫu thuật trên động vật (thường là khỉ) vì autopsie (giải phẫu và khám nghiệm người chết) lúc bấy giờ bị cấm. Chính vì vậy mà có khi những kết luận về cơ thể học bị sai. Tuy nhiên Galien có những nghiên cứu quan trọng về các cơ bắp và hệ thống thần kinh. Ông tả rất đúng cuộc hành trình của luồng thần kinh từ não bộ và nghiên cứu ảnh hưởng của sợi thần kinh trên cử động bắp thịt. Ông còn tả sự khác biệt giữa máu của động mạch vả tĩnh mạch. Nhưng ông lầm về chức năng của gan và tim, cho rằng gan là trung tâm của tuần hoàn.

Sơ dồ sinh lý học của ông dựa trên học thuyết 4 yếu tố (nước, khí, đất, lửa) kết hợp với 4 tính chất vật lý (nóng, lạnh, ẩm, khô) ảnh hưởng trên 4 thể dịch (máu, mật, nước dãi (pituite), atrabile ( mật đen, gây sự buồn trầm uất) Galien trải rộng học thuyết Hippocrate và thêm vô 4 tính khí con người nhiệt tình, lạnh lùng, buổn bã, nóng giận.

Dựa trên căn bản các thuyết của Aristote, Galien quy các hiện tượng sinh lý cho các lực huyên bí làm nhiệm vụ do những tác nhân gọi là pneuma (esprit, tinh thần). Có 3 dạng pneuma tương đương với 3 lực: pneuma thiên nhiên được tạo thành trong gan, các pneuma sống (esprits vitaux) được tạo thành trong tim và động mạch và các pneuma tự nhiên do bản năng (esprits animaux) được tạo thành trong não bộ. Những chức năng tương đương là thiên nhiên như sự ăn uống, sống như co bóp tim và đam mê, bản năng như sự thông minh và cảm giác. Sơ đồ sinh lý này là căn bản cho tất cà nền y học thời Trung cổ.

Nhưng Galien không khiêm nhường như Hippocrate. Tuy có tài năng, thông thái và thành công, ông say mê "tự đánh bóng" lấy mình nên những y sĩ đương thời ganh tị và oán hận ông. Họ cho ông là "y sĩ huênh hoang",

"kẻ nói những nghịch biện", "người làm những kỳ công"... Trước sự thù nghịch ngày càng tăng Galien quyết định rời khỏi Rome năm 167. Sư ra đi trùng hợp với bệnh dịch hạch xuất phát là cơ hội cho những kẻ gièm pha kết tội ông là hèn nhát. Dù thế nào đi chăng nữa, Galien đi du lịch một thời gian trước khi trở về Rome, khi Marc Aurèle kêu ông về chăm sóc sức khoẻ cho hai con trai ông là Commodus et Sextus. Nên ông mới trở lại dạy học và viết các tác phẩm của ông cho đến ngày ông mất, có lẽ năm 201 tại Rome hay Sicile.

Tác phẩm của Galien đăc biệt phong phú. Gổm khoảng 500 bài tiểu luận về y khoa, triết lý và đạo đức mà rất nhiều bài bị thiêu hủy vì đền Hòa Bình bị cháy năm 192. Nhưng có nhũng bài đến được với chúng ta nhờ các bài dịch về y khoa do các nhà trí thức arabe thời Trung cổ làm.

Ảnh hưởng của các bài viết của Galien rất lớn, từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ thứ 15 chúng dúng để tham khảo y khoa và chỉ bị bài bác rất trễ sau này, bài bác một cách dè dặt vì tầm vóc to lớn của chúng đối với nhà thờ Rome cho đến thời Phục Hưng. Thật ra vì Galien tin rằng có sự hiện hữu của Chúa , duy nhất, sáng tạo ra cơ thể con người . Điều này được nhà thờ chấp nhận ông. Nên từ lâu lắm không ai dám chống lại Galien bởi vì chống Galien tức là chống lại nhà thờ.

Mendel Johann Gregor (1822-1884) cha đẻ của ngành di truyền[/h4]

J. G. Mendel

Vườn thực nghiệm của Mendel nơi sân của tu viện Brno

Ông nghiên cứu về sự lai giống của đậu Hà lan

Sự lai giống của đậu vàng và đậu xanh qua thế hệ F1 và F2

Ngày nay ông được công nhận là cha đẻ của ngành Di truyền học, nhưng những công trình của ông lúc bấy giờ giới khoa học không mấy chú ý lắm. Năm 1866, ông cho in bài báo nói về kinh nghiệm trong mười năm gây lai giống các thực vật của ông và gởi cho những cơ quan khoa học trên thế giới nhưng không ai chú ý đến cả. Thế giới khoa học lúc bấy giờ chưa sẵn sàng đễ công nhận điều quan trọng của những kết quả mà ông đã tìm ra. Mãi đến năm 1900 mới có 3 bài báo của Hugo de Vries, Carl Correns và Erich von Tschermark công bố những kết quả tương tự như của Mendel. Ba nhà khoa học công nhận công trính của nhà tu Mendel nên thuyết Mendel mới ra đời được. Tại Pháp có nhá khoa học Cunio và Hòa Lan có Bateson đã đem những định luật của Mendel để áp dụng vào sự lai giống cho động vật (chuột) và thấy kết quả cũng giống như thực vật (đậu hòa lan)

Sinh ngày 22-07-1822 tại Heisendorf, một làng nhỏ nước Moravie (Tiệp Khắc). Cậu học trò đặc biệt giỏi này đã gây sự chú ý của một vị tu sĩ của làng và được ông này cho đi xa tiếp tục học. Mendel phải vừa làm việc vừa học vì tiền trợ cấp gia đình không đủ sống. Năm 1840 ông vào viện Triết học Olomouc để học hai năm dự bị lên đại học. Lúc bấy giờ Mendel phải nhờ nửa số tiền hồi môn của người chị gái đã trợ cấp cho Mendel tiếp tục đi học. Sau hai năm học, ông chán nản vì thiếu tài chánh nên cuối cùng ông

nghe lời một trong các giáo sư của ông là nhờ cha Napp giới thiệu ông vào dòng tu để có thể tiếp tục học. Năm 1843 ông được nhận vô dòng tu Brno và được lên chức linh mục năm 1848.

Từ lúc vô dòng tu, ông vừa lòng vì có đủ điều kiện để nghiên cứu về Khoa học Tự nhiên. Song song với việc học, ông đi dạy các trường trung học. Nhưng năm 1849 đạo luật bắt các giáo sư phải có ngạch đại học. Nhờ cha Napp giúp, Mendel được vào Ðại học Vienne năm 1851 để tiếp tục học. Khi trở về Vienne, Mendel lập ra một vườn khảo cứu và bắt đầu những thí nghiệm về sự lai giống

Antoni Van Leeuwenhoek (1632 - 1723)[/h4]

Antoni Van Leeuwenhoek , nhà quan sát đầu tiên các sinh vật cực nhỏ Năm 1673, Viện Khoa Học Hoàng Gia London nhận được một bức thư dài và rất kỳ dị. Bức thư được gửi tới các hội viện của Viện là những học giả uyên bác. Các vị này lúc đầu đã phì cười để rồi cuối cùng đổi sang ngạc nhiên và kính phục. Tác giả bức thư là một người Hòa Lan, làm nghề coi cửa hàng kiêm gác cửa khi rảnh việc. Trong bức thư, tác giả đã kể lại về sức khỏe của mình, về các người hàng xóm và sự mê tín của họ và về những điều quan sát bằng mắt qua một dụng cụ đặc biệt, vì thế bức thư có đầu đề như sau :" Một bài mẫu về vài điều quan sát bằng kính hiển vi do ông Leeuwenhoek chế tạo, liên quan tới các đường chỉ trên da thịt, tới vòi của con ong".".

Vào thời bấy giờ, người ta chỉ biết tới một loại thấu kính có số phóng đại nhỏ, trong khi đó ông Van Leeuwenhoek đã chế tạo được một dụng cụ đặc biệt nhờ thế có thể nhìn xét mọi vật lớn gấp mấy trăm lần. Do khám phá đặc biệt này, Viện Khoa Học Hoàng Gia London đã mời ông Van Leeuwenhoek tiếp tục đóng góp các nhận xét và Viện đã nhận được cả thẩy 375 bức thư của nhà quan sát người Hòa Lan trong 50 năm sau đó.

Antoni Van Leeuwenhoek sinh tại thị xã Delft, nước Hòa Lan, vào ngày 24 tháng 10 năm 1632. Cha của Antoni là ông Philip có nghề làm rổ rá để đựng các loại chén đĩa bằng sành sứ, còn bà mẹ Margaretha thuộc gia đình làm rượu bia Van Den Berch. Vào năm 1638, ông Philip qua đời, để lại bà vợ với 5 người con là Antoni lên 5 tuổi và 4 người em gái. Hai năm sau, bà

Margaretha kết hôn với ông Jacob Molijn, có 3 người con riêng. Với một gia đình đông đúc như vậy, Antoni được gửi tới trường học tại Warmond, cách thị xã Delft chừng 20 dậm.

Vào năm 1648 khi được 16 tuổi, Antoni tới thủ đô Amsterdam để học nghề thương mại và làm việc trong một cửa hàng bán vải. Cuộc sống tại một thành phố lớn đã không đủ hấp dẫn nên vào năm 1654, Antoni trở lại thị xã Delft, kết hôn với một phụ nữ địa phương tên là Barbara de Mei rồi lập ra một cửa hàng bán vải, lụa và len cùng với một số y phục may sẵn. Để chắc chắn rằng hàng vải bán ra thuộc loại phẩm chất tốt, Antoni đã dùng tới loại kính lúp để xem xét từng sợi chỉ dệt.

Vào năm 1660, Antoni Leeuwenhoek đảm nhận thêm công việc quét dọn văn phòng của Tòa Thị Sảnh, trở nên nhân viên đo dạc vào năm 1669 và nhân viên kiểm soát rượu vang 10 năm về sau. Các công việc này rất thích hợp với Antoni vì ông ta là người biết quan sát cẩn thận, ưa thích đo lường chính xác.

Antoni Leeuwenhoek có vợ và 5 người con nhưng chỉ một người con gái tên là Maria, sinh năm 1656 là còn sống. Năm 1666 bà Barbara qua đời, Antoni kết hôn với người vợ mới tên là Cornelia Swalmius. Bà này thuộc một gia đình có giáo dục, với cha là mục sư, người anh là một bác sĩ. Vào năm 1667 hay 1668, Antoni qua thăm nước Anh, được nghe người dân nói về một nhà khoa học tên là Robert Hooke. Ông này thường dùng kính hiển vi không phải để xem xét các sợi vải, mà quan sát nhiều thứ khác nhau như vỏ cây, các loại mốc. Nhà khoa học Robert Hooke đã mô tả các tế bào bằng hình vẽ và các bài tường thuật trong một quyển sách có nhan đề là "Micrographia". Có lẽ do nhìn thấy tác phẩm khoa học này mà Anton Leeuwenhoek chú ý tới nhiều khám phá do loại kính hiển vi mang lại.

Khi trở về Hòa Lan, Antoni Leeuwenhoek được dịp tham dự vào nhiều buổi họp của các bác sĩ tại thị xã Delft. Các vị y sĩ này thường mổ xẻ xác người chết để tìm hiểu về cấu trúc của cơ thể. Một trong các bác sĩ này quen thân với Antoni Leeuwenhoek có tên là Reinier de Graaf. Ngày 28-4-1673, bác sĩ De Graaf gửi thư tới Hội Khoa Học Hoàng Gia London (The Royal Society of London) mô tả "một người rất khéo léo, tên là Leeuwenhoek, đã làm ra được các kính hiển vi tốt hơn thứ thường dùng". Ông De Graaf còn kèm theo một bức thư do Leeuwenhoek viết qua đó có mô tả ba sự việc. Thứ nhất, Leeuwenhoek nói về loại mốc mọc trên miếng bánh mì và các tế bào rất nhỏ, gọi là "bào tử" (spores). Thứ hai là phần mô tả con ong với mắt, miệng và vòi chích. Con vật thứ ba mà Leeuwenhoek đề cập là con rận (lice), một loại ký sinh rất nhỏ, sống trên da của người và gia súc bằng cách hút máu.

Hội Khoa Học Hoàng Gia London rất ưa thích bức thư của Leeuwenhoek và yêu nhà quan sát người Hòa Lan tiếp tục gửi thư. Kể từ thời gian này,

Leeuwenhoek đã gửi qua nước Anh hàng trăm lá thư, nói rõ về địa điểm và làm sao một thí nghiệm hay một cách quan sát được thực hiện, nhưng ông ta không cho biết đã học cách chế tạo kính hiển vi từ đâu và vào năm nào. Qua một bức thư, người ta ước đoán rằng Leeuwenhoek bắt đầu làm ra kính hiển vi vào năm 1670 hay 1671. Trong bức thư đầu tiên trả lời Hội Khoa Học Hoàng Gia London gửi vào ngày 15-8-1673, Antoni Leeuwenhoek thú nhận mình thiếu huấn luyện về Khoa Học và về viết văn, và nói rõ rằng các bức vẽ là do nhờ các họa sĩ địa phương nhìn qua kính hiển vi.

Antoni Van Leeuwenhoek có một đam mê, đó là việc mài các thấu kính. Ông ta đã quyết định chế tạo các thấu kính thật hoàn hảo vì thế hơn 400 thấu kính đã được Leeuwenhoek mài dũa. Các thấu kính này nhỏ, đường kính chừng 3 milimét nhưng phẩm chất của chúng rất đáng kể. Leeuwenhoek đã dùng các thấu kính đó để chế tạo các kính hiển vi. Thời đó, kính của

Leeuwenhoek rất đơn giản, nó gồm có một thấu kính được gắn trên một cái đế chắc chắn. Loại kính hiển vi do Leeuwenhoek chế tạo không giống thứ kính mà chúng ta dùng ngày nay, nó chỉ dài chừng vài inches, với một thấu kính đơn giản như một kính lúp vậy. Một bác sĩ Ái Nhĩ Lan thuộc Viên Khoa Học Hoàng Gia tên là Thomas Molyneux đã tới thăm Leeuwenhoek vào năm 1685, ghi nhận rằng kính hiển vi do Leeuwenhoek chế tạo có độ phóng lớn không nhiều hơn các thứ kính tương tự nhưng đặc biệt là rất trong sáng, rõ ràng. Về sau, người ta thấy rằng loại kính tốt nhất có độ phóng lớn cao nhất là 266 lần.

Nếu Galileo chĩa kính viễn vọng lên từng cao để thăm dò vũ trụ bao la thì trái lại, Leeuwenhoek lại dùng kính hiển vi để tìm hiểu các thế giới nhỏ bé li ti. Ông ta đã quan sát mọi vật nhỏ bé có trước mắt, từ da người, mắt bò, lông

Một phần của tài liệu Truyện kể về các nhà bác học (Trang 53 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)