Phương pháp xác định kích cỡ lô hàng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp của công tác hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu tại xí nghiệp thép và vật liệu xây dựng hà nội (Trang 31 - 35)

Đối với nhu cầu độc lập thường áp dụng phương pháp EOQ để xác định kích cỡ lô hàng cần mua. Tuy nhiên đối với những nhu cầu phụ thuộc vào thì vấn đề trở nên phức tạp hơn do tính đa dạng về chủng loại, số lượng và thời gian cần thiết của chủng loại, số lượng và thời gian cần thiết của chúng. Trong MRP khi mua những NVL dự trữ có nhu cầu phụ thuộc, có rất nhiều cách xác định cỡ lô hàng được áp dụng.

Thực tế cho thấy không có một cách nào có ưu điểm nổi trội hơn tất cả các cách khác, vì vậy tuỳ từng trường hợp cụ thể mỗi doanh nghiệp có thể liệu chọn cho mình một chính sách hợp lý. Một số cách chủ yếu thường được sử dụng là mua theo lô, cỡ hoặc mua theo mô hình EOQ hoặc mua theo phương pháp cân đối giai

đoạn bộ phận. Việc lựa chọn phương pháp xác định cỡ lô phải căn cứ vào bản chất của nhu cầu về các loại NVL chi tiết, bộ phận mối quan hệ tương hỗ giữa chi phí đặt hàng và chi phí lưu kho, số loại NVL.

1. Mua theo lô

Nguyên tắc cấp hàng theo nhu cầu thực gọi là cấp theo lô. Theo phương pháp này là cần bằng nào mua bằng nấy, đúng thời điểm cần, số lượng mua, đặt hàng bên ngoài hoặc tự sản xuất đúng bằng số lượng cần thiết đảm bảo cung cấp đủ số lượng NVL hoặc chi tiết, bộ phận. Có thể minh hoạ cụ thể qua ví dụ ở phần trên.

Cách làm này thích hợp đối với những lô hàng cỡ nhỏ, đặt thường xuyên, lượng dự trữ để cung cấp đúng lúc thấp và không tốn chi phí lưu kho.

Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sảm phẩm hoặc sảm phẩm có cấu túc phức tạp gồm rất nhiều chi tiết bộ phận thì cần quá nhiều lô đặt hàng khác nhau sẽ mất nhiều chi phí đặt hàng và không thích hợp với những phương tiên chuyên chở đã được tiêu chuẩn hoá.

2. Phương pháp đặt hàng cố định theo một số giai đoạn.

Để giảm số lần đặt hàng và đơn giản hơn trong theo dõi, ghi chép nguyên vật liệu dự trữ, người ta có thể dùng phương pháp ghép nhóm các nhu cầu thực tế của một số cố định các giai đoạn và một đơn hàng hình thành một chu kỳ đặt hàng.

Chẳng hạn muốn cung cấp 2 giai đoạn một lần thì lấy tổng nhu cầu thực hiện của 2 tuần liên tiếp.

Thời điểm cần có hàng sẽ bằng thời điểm cần có hàng của thời kỳ đầu tiên trừ đi chu kỳ sản xuất hoặc cung ứng. Phương pháp này tiện lợi, đơn giản, nhưng lại khó khăn là đối tượng của đơn hàng rất khác biệt nhau. Bởi vậy, để có cỡ lô hợp lý hơn, người ta áp dụng biến dạng của nó theo nhóm các giai đoạn không cố định theo phương pháp thử “đúng sai”

3. Phương pháp cân đối các giai đoạn bộ phận

Thực chất cũng là phương pháp ghép lô, nhưng với chu kỳ không cố định các giai đoạn. Các lô được ghép với nhau trên cơ sở xem xét tổng chi phí dự trữ đạt tới mức thấp nhất có thể được. Đây là chính sách cơ lô nếu trong đó lượng đặt hàng và chi phí lưu kho. Phương pháp này không cho phép xác định cỡ lô tối ưu nhưng lại là phương pháp có chi phí thấp, do đó nó là cách tiếp cận được sử dụng phổ biến. Phương pháp này cố gắng cân đối giữa chi phí đặt hàng và chi phí lưu kho. Thuật thực hiện là lấy tổng nhu cầu về NVL hoặc chi tiết, bộ phận trong các giai đoạn liên tiếp cho đến khi có chi phí đặt hàng gần nhất với chi phí lưu kho thành một đơn hàng.

Về mặt kinh tế, cỡ lô tối ưu được tính theo công thức sau:

Chi phí đặt hàng

Chi phí lưu kho 1 đơn vị hàng trong 1 giai đoạn

Thực tế cỡ lô tìm được sau khi ghép các giai đoạn theo nguyên tắc cộng dồn sẽ được lựa chọn khi tổng lượng nhu cầu gần nhất với cỡ tối ưu vừa tính được phương pháp nào tạo ra sự linh hoạt trong hình thành các đơn đặt hàng mà vẫn quan tâm đảm bảo giảm thiểu được chi phí dự trữ. Nó cũng làm khoảng cách chênh lệch giữa các cơ lô trong các đơn đặt hàng. Tuy nhiên cũng cần nhắc lại là nó không phải là giải pháp tối ưu.

4. Phương pháp xác định cỡ lô theo mô hình EOQ

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp của công tác hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu tại xí nghiệp thép và vật liệu xây dựng hà nội (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w