Báo cáo thu nhập
3.1.2. Triển vọng
Khả năng vốn thực hiện của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài 5 năm tới sơ bộ ước tính trên 11 tỷ USD, dựa vào nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện từ các dự án đã được cấp giấy phép từ những năm trước nhưng chưa hoặc đang tiếp tục triển khai và dựa vào vốn thực hiện của các dự án cấp mới trong cùng kỳ, trong đó dự kiến:
+ Số vốn của các dự án đã cấp phép nhưng chưa thực hiện (khoảng trên dưới 15 tỷ USD) sẽ tiếp tục thực hiện khoảng 4-5 tỷ USD.
+ Số dự án triển khai có hiệu quả, dự kiến tăng vốn khoảng 2 tỷ USD + Số vốn thực hiện của các dự án cấp mới khoảng 4-5 tỷ USD.
Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành, lĩnh vực.
Định hướng chung là khuyến khích mạnh mẽ việc thu hút các dự án vào các ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu, cơ khí, điện tử, dầu khí, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm, khai thác thế mạnh về tài nguyên, nguyên liệu.
Trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, khuyến khích và có chính sách ưu đãi thoả đáng đối với các dự án chế biến sản phẩm nông lâm ngư nghiệp gắn với việc phát triển các vùng nguyên liệu để phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước; chú trọng các dự án ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất các giống mới có chất lượng và hiệu quả kinh tế cao; khuyến khích các dự án công nghiệp phục vụ nông nghiệp, các dự án dịch vụ nông thôn.
Trong lĩnh vực công nghiệp, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vừa hướng vào những ngành sản xuất hàng xuất khẩu, những ngành sử dụng nhiều lao động, vừa chú trọng những ngành có công nghệ hiện đại, công nghệ cao. Cụ thể:
- Tiếp tục thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong các lĩnh vực quan trọng: tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, phát triển các cơ sở công nghiệp hạ nguồn dầu khí.
- Thăm dò, khai thác tài nguyên khoáng sản Việt Nam
- Sản xuất linh kiện, lắp ráp thiết bị xe máy, thi công xây dựng, thiết bị kỹ thuật cho ngành vận tải, thiết bị phụ tùng cho các ngành công nghiệp.
- Phát triển nguyên liệu hoá chất cơ bản, vật liệu mới, chất bảo vệ thực vật, nguyên liệu nhựa.
- Các dự án may mặc, da giầy xuất khẩu; các dự án sản xuất công cụ, đồ dùng gia đình.
- Các dự án điện tử, điện gia dụng, phần mềm tin học, điện tử y tế phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu
- Các dự án sản xuất các loại dược phẩm thay thế hàng nhập khẩu, sản xuất thiết bị y tế…
Trong lĩnh vực dịch vụ, tập trung khuyến khích phát triển các dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật kinh tế, cơ sở hạ tầng ngành du lịch, các dịch vụ tin học, chuyển giao công nghệ
Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài theo địa bàn, đối tác nước ngoài. Tiếp tục thu hút các dự án vào những địa bàn có nhiều lợi thế để phát huy vai trò của các vùng động lực, tạo điều kiện liên kết phát triển các vùng khác trên cơ sở phát huy thế mạnh của các vùng phụ cận về nguyên liệu, lao động và nguồn lực khác. Có chính sách ưu đãi hơn nữa các dự án vào các khu công nghiệp tập trung đã hình thành theo quy hoạch được phê duyệt.
Đa phương hoá các đối tác đầu tư nước ngoài để tạo thế chủ động trong các tình huống. Cùng với việc tiếp tục thu hút các nhà đầu tư nước ngoài ở khu vực Đông á, ASEAN vào các dự án mà họ có nhiều kinh nghiệm và thế mạnh, tăng cường thu hút mạnh các dự án từ các nước công nghiệp phát triển nhằm tranh thủ tiềm lực kinh tế và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Có kế hoạch vận động trực tiếp các công ty xuyên quốc gia có tiềm lực lớn về vốn, công nghệ, thị trường quốc tế đầu tư vào Việt Nam, đồng thời chú ý đến cả các dự án có quy mô vừa và nhỏ, nhưng công nghệ hiện đại.
3.2. Giải pháp.
3.2.1. Giải pháp về lựa chọn đối tác tham gia đầu tư thận trọng hơn.
Đối tác nước ngoài là một yếu tố quan trọng và lựa chọn đúng đắn đối tác là điều kiện tiên quyết để có được những dự án thành công. Tuy nhiên,
đối tác nước ngoài rất đa dạng, ở nhiều khu vực, nhiều nước khác nhau trên thế giới nên việc tìm hiểu về đối tác và luật lệ của họ không phải dễ dàng. Vì vậy cần phải đẩy mạnh hoạt động tư vấn đầu tư để giúp các chủ đầu tư có cơ hội lựa chọn đúng đối tác. Đối tác nước ngoài phải được lựa chọn thẩm tra chính xác. Đã đến lúc không phải bất cứ loại đối tác nào chúng ta cũng hoan nghênh như trong mấy năm đầu thực hiện đầu tư. Lựa chọn đối tác đầu tư nước ngoài cần chú ý tới các tiêu chuẩn sau:
+ Thiện chí làm ăn lâu dài ở Việt Nam; kiên quyết phát hiện và loại trừ các đối tác có tư tưởng làm ăn chộp giật, mánh mung và thậm chí lừa đảo. Có những đối tác đến Việt Nam không phải là bạn mà sử dụng các tiểu sảo trong giao tiếp, tranh thủ tình cảm trong giao tiếp, tình cảm của bạn hàng bằng những lợi hoa mỹ, bằng quà kỷ niệm hoặc bằng những chuyến đi thăm quan nước ngoài để đạt được những ý đồ của họ.
+ Có năng lực cần thiết về tài chính đủ để thực hiện dự án đầu tư.
+ Có khả năng, kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh cụ thể. Sẵn sàng chuyển giao công nghệ cần thiết vào Việt Nam.
+ Cần sớm phát hiện và có biện pháp xử lý hữu hiệu đối với một số đối tác vào Việt Nam với mục tiêu phi kinh tế. Để làm được việc này cần có sự tham gia của các cơ quan chức năng của nhà nước, phải đặt mục tiêu hiệu quả kinh tế-xã hội lên hàng đầu.
Để đạt mục tiêu đó, Việt Nam đã rất mong muốn được “là bạn với tất cả các nước” không phân biệt chế độ chính trị xã hội.
Bên cạnh đó, cũng cần phải thực hiện chuyển đổi đối tác đầu tư. Việt Nam cần tập trung tăng cường hợp tác trực tiếp với các nước phát triển có tiềm lực kinh tế mạnh, các công ty đa quốc gia, các tập đoàn lớn trên thế giới để tranh thủ được công nghệ gốc, tiếp cận với cách thức quản lý hiện đại, tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập vào thị trường quốc tế. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải chú ý thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ của nước ngoài vì đó là doanh nghiệp năng động, thích ứng nhanh với những biến động của thị trường, phù hợp với đối tác Việt Nam về khả năng góp vốn, năng lực tiếp thu công nghệ, kinh nghiệm quản lý và có điều kiện tạo nhiều việc làm.
Đa phương hoá các đối tác đầu tư nước ngoài để tạo thế chủ động trong các tình huống. Cùng với việc tiếp tục thu hút các nhà đầu tư nước ngoài ở khu vực Đông á, ASEAN vào các dự án mà họ có nhiều kinh nghiệm và thế mạnh như chế biến nông sản, sản xuất hàng xuất khẩu, dịch vụ…cần tăng cường thu hút mạnh đầu tư nước ngoài từ các nước công nghiệp phát triển như Bắc Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản nhằm tranh thủ tiềm lực về tài chính, công nghệ, kỹ thuật hiện đại, nâng cao tiềm lực kinh tế và năng lực cạnh tranh của nên kinh tế.
Đối với dự án đầu tư theo chương trình của Chính phủ, các dự án trọng điểm của các Bộ, ngành, UBND và Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh, các tổ chức kinh tế Việt Nam có liên quan cần tổ chức đấu thầu lựa chọn đối tác thực hiện dự án theo quy định của Quy chế đấu thầu và Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng. Đối với các dự án khác, tuỳ tình hình cụ thể có
thể sử dụng các phương thức thích hợp để xác định, lựa chọn được các đối tác đầu tư đáp ứng được yêu cầu.