0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Kết cấu tháp, trụ

Một phần của tài liệu TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VỀ KẾT CẤU THÉP – TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ (Trang 80 -83 )

11 Các yêu cầu kỹ thuật và cấu tạo khác khi thiết kế nhà và công trình

11.4 Kết cấu tháp, trụ

11.4.1 Khi thiết kế tháp trụ nên chú ý các điều sau:

Giảm sức cản khí động của công trình và các bộ phận riêng của nó;

Phối hợp chức năng chịu lực và chức năng công nghệ.

11.4.2 Các dây neo được làm bằng thép tròn mạ kẽm hoặc cáp bện. Trong môi trường có mức độ ăn mòn trung bình và cao dùng cáp mạ kẽm.

Mút của cáp thép ở cốc neo hoặc ống nối được giữ bằng cách rót hợp kim theo đúng kỹ thuật neo cáp.

11.4.3 Khi tính toán tháp, trụ lấy hệ số điều kiện làm việc theo 5, Bảng 47 và Bảng 49.

11.4.4 Độ lệch ngang tương đối của cột không được vượt quá các giá trị cho trong Bảng 48 (trừ các cột được thiết kế theo các yêu cầu kỹ thuật riêng).

11.4.5 Cho phép lấy giá trị tải trọng gió tác dụng vào thân trụ tại vị trí giữa các lớp dây neo hoặc tác dụng vào dây neo ở vị trí 2/3 chiều cao dây neo và coi như các giá trị đó không đổi trên cả chiều dài đoạn thân hoặc dây neo.

11.4.6 Cho phép coi lực tập trung của các sứ cách điện treo trên dây như lực phân bố đều có giá trị được lấy theo điều kiện mômen tương đương khi coi dây như dầm đơn giản.

11.4.7 Khi tính toán các cấu kiện nằm nghiêng (cáp neo, thanh chống xiên, v.v...) chỉ kể đến hình chiếu của các lực tác dụng lên phương vuông góc với trục của cấu kiện hoặc dây cung của nó.

11.4.8 Kiểm tra ổn định tổng thể của trụ theo các tổ hợp tải trọng sau: Lực kéo lắp ráp của dây căng khi không có gió;

Tải trọng gió trong phương song song với mặt phẳng thẳng đứng chứa một trong các dây neo. Khi kiểm tra ổn định tổng thể của trụ, lực tính toán trong thân phải nhỏ hơn lực tới hạn ít nhất 1,3 lần.

Bảng 47 Hệ số điều kiện làm việc c

Các cấu kiện của kết cấu Giá trị c

- Các thanh ứng suất trước của hệ thanh bụng - Mặt bích:

+ Dạng vành khuyên + Các dạng còn lại

- Cáp thép của dây neo trụ khi số lượng của chúng: + Từ 3 đến 5 dây trong một lớp

+ Từ 6 đến 8 dây trong một lớp + Từ 9 dây trong một lớp trở lên

- Các chi tiết neo kẹp đầu cáp hoặc dập điểm trong ống lồng - Bện cáp ở chỗ nối hoặc sứ cách điện

- Các bộ phận liên kết dây neo với kết cấu gối và móng neo - Các thanh neo không có ren chịu kéo uốn

- Các tai đỡ chịu kéo

0,9 1,1 0,9 0,8 0,9 0,95 0,75 0,55 0,9 0,65 0,65

Bảng 48 – Độ lệch ngang tương đối

Dạng tải trọng Độ lệch ngang tương đối

(so với chiều cao)

- Gió

- Các thiết bị ăngten treo một bên cột khi không có gió

1/100 1/300

11.4.9 Trong thiết kế cần ghi rõ giá trị lực kéo lắp ráp của dây cáp neo trụ ở nhiệt độ không khí trung bình của năm tại nơi xây dựng.

11.4.10 Liên kết lắp ghép các cấu kiện của kết cấu được thiết kế bằng bulông thường khi nội lực nhỏ hơn hoặc bằng 197 kN (20 T) và bằng bulông cường độ cao khi tải trọng đổi dấu và nội lực lớn hơn. Trong liên kết mặt bích nên dùng bulông cường độ cao. Dùng đường hàn lắp ghép hoặc bulông tinh phải phù hợp với điều kiện thi công.

11.4.11 Các thanh xiên có độ mảnh lớn hơn 250 trong hệ thanh bụng chữ thập phải được liên kết với nhau tại các chỗ giao nhau.

11.4.12 Độ võng trong phương thẳng đứng và phương ngang của các thanh ngang của vách cứng và các cấu kiện của sàn công tác không được vượt quá 1/ 250 chiều dài của nhịp.

11.4.13 Trong kết cấu cột rỗng khoảng cách giữa các vách cứng không được lớn hơn 3 lần cạnh của tiết diện ngang trung bình của các đoạn cột và được đặt tại chỗ có tải trọng tập trung hoặc nơi gẫy góc của các thanh cánh.

11.4.14 Bulông neo liên kết các mặt bích của những thép ống được bố trí trên một đường tròn với đường kính nhỏ nhất có thể có, và khoảng cách giữa các bulông đều nhau.

11.4.15 Các thanh xiên của giàn tại một nút hội tụ ở điểm giao nhau giữa trục các thanh cánh và các thanh xiên. Ở chỗ liên kết thanh xiên với mặt bích cho phép lệch tâm, nhưng độ lệch tâm không lớn hơn 1/3 kích thước tiết diện ngang của thanh cánh. Khi độ lệch tâm lớn hơn, việc tính toán các thanh phải kể đến mômen lệch tâm tại nút.

Trong các bản mã có xẻ rãnh để liên kết thanh xiên là thép tròn bằng đường hàn, ở đầu khe (sát mút của thép tròn) bản mã được khoan lỗ với đường kính lớn hơn đường kính thanh 1,2 lần (để giảm ứng suất tập trung).

11.4.16 Dây neo của trụ thân rỗng hội tụ tại điểm giao nhau của trục thanh cánh và các thanh ngang. Trục qui ước của dây neo là dây cung của nó.

Để tránh uốn cong, tai liên kết dây neo với thân được gia cường bằng các sườn cứng.

11.4.17 Các giá đỡ và thanh treo của sàn công tác được liên kết với các mắt chính của thân cột.

20 lần đường kính cáp.

11.4.19 Để giảm dao động của dây, trên dây neo của trụ và dây dẫn treo liên tiếp các thiết bị giảm rung tần số thấp (từ 1 đến 2,5 Hz) và tần số cao (từ 4 đến 40 Hz) dạng lò xo. Thiết bị giảm rung tần số thấp được chọn theo tần số dao động chính của dây. Khoảng cách s từ chỗ đầu neo cáp đến điểm treo thiết bị giảm rung được xác định theo công thức:

s d

m P

(120)

trong đó:

d là đường kính dây, tính bằng milimét (mm);

m là khối lượng 1 m dài dây, tính bằng kilôgam (kg);

Plà lực căng trước trong cáp neo hoặc dây dẫn, tính bằng niutơn (N);

là hệ số bằng 0,00041.

Thiết bị giảm rung tần số cao được đặt cao hơn thiết bị giảm rung tần số thấp một đoạn là s. Khi nhịp của cáp neo hoặc của dây dẫn vượt quá 300 m, bộ giảm rung được đặt không phụ thuộc vào tính toán.

11.4.20 Các công trình ăngten phải được sơn màu sắc phù hợp với qui định của ngành hàng không.

11.4.21 Các chi tiết cơ khí của cáp neo, lõi thép của sứ cách điện, cũng như các chi tiết kim loại khác phải được mạ kẽm.

Một phần của tài liệu TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VỀ KẾT CẤU THÉP – TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ (Trang 80 -83 )

×