3.1. Mở thầu + Chuẩn bị mở thầu + Trình tự 3.2. Xét thầu Các nguyên tắc:
+ Sử phương pháp chấm điểm (đối với thầu tư vấn, lựa chọn đối tác).
+ Sử phương pháp chấm điểm đánh giá về mặt kỹ thuật đối với các gói thầu mua sắm hàng hóa hoặc xây lắp.
+ Đối với gói thầu mua sắm, xây lắp cần đánh giá về mặt kỹ thuật theo yêu cầu tiêu chuẩn và xác định giá các hồ sơ dự thầu.
Xây dựng theo:
Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu
1. Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, kể cả dịch vụ tư vấn xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng, không yêu cầu kỹ thuật cao:
a) Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật: sử dụng thang điểm (100, 1. 000,. . .) để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá, bao gồm các nội dung sau đây:
- Kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu. Tỷ lệ điểm đối với nội dung này quy định từ 10% - 20% tổng số điểm;
- Giải pháp và phương pháp luận đối với yêu cầu của gói thầu. Tỷ lệ điểm đối với nội dung này quy định từ 30% - 40% tổng số điểm;
- Nhân sự của nhà thầu để thực hiện gói thầu. Tỷ lệ điểm đối với nội dung này quy định từ 50% - 60% tổng số điểm.
Cần phải xác định mức điểm yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật song không được quy định thấp hơn 70% tổng số điểm. Hồ sơ dự thầu có điểm về mặt kỹ thuật không thấp hơn mức điểm yêu cầu tối thiểu thì được coi là đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật.
b) Tiêu chuẩn đánh giá về mặt tài chính:
Sử dụng thang điểm (100, 1. 000,. . .) thống nhất với thang điểm về mặt kỹ thuật. Điểm tài chính đối với từng hồ sơ dự thầu được xác định như sau:
P thấp nhất x (100, 1. 000,. . .) Điểm tài chính =
(của hồ sơ dự thầu đang xét) P đang xét Trong đó:
- P thấp nhất: giá dự thầu thấp nhất sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch trong số các nhà thầu đã vượt qua đánh giá về mặt kỹ thuật;
- P đang xét: giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch của hồ sơ dự thầu đang xét.
c) Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp:
- Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật và về mặt tài chính, trong đó tỷ trọng điểm về mặt kỹ thuật không được quy định thấp hơn 70% tổng số điểm và tỷ trọng điểm về mặt tài chính không được quy định cao hơn 30% tổng số điểm;
- Điểm tổng hợp đối với một hồ sơ dự thầu được xác định theo công thức sau: Điểm tổng hợp = Đkỹ thuật x (K%) + Đtài chính x (G%)
Trong đó:
+ K%: tỷ trọng điểm về mặt kỹ thuật (quy định trong thang điểm tổng hợp); + G%: tỷ trọng điểm về mặt tài chính (quy định trong thang điểm tổng hợp);
+ Đkỹ thuật : là số điểm của hồ sơ dự thầu được xác định tại bước đánh giá về mặt kỹ thuật theo quy định tại điểm a khoản này;
+ Đtài chính : là số điểm của hồ sơ dự thầu được xác định tại bước đánh giá về mặt tài chính theo quy định tại điểm b khoản này.
2. Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, kể cả dịch vụ tư vấn xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng, có yêu cầu kỹ thuật cao:
Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật được xây dựng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trong đó mức điểm yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật không được quy định thấp hơn 80% tổng số điểm về mặt kỹ thuật.
3.3. Trình duyệt, công bố kết quả đấu thầu
Trình duyệt, thẩm định, phê duyệt, thông báo kết quả đấu thầu được thực hiện theo quy định tại Điều 38, Điều 39 của Luật Đấu thầu và khoản 2, khoản 3 Điều 20, Điều 71, Điều 72 Nghị định 58/2008/NĐ-CP.
Thẩm định, đánh giá về năng lực kỹ thuật, năng lực tài chính và về kinh nghiêm trong thực hiện đầu tư dự án, thi công cong trình, dự án. .
Thang điểm: 20-30% cho năng lực về kỹ thuật, 30-40% cho năng lực tài chính và còn lại là kinh nghiệm.
Ví dụ:Đấu thầu quốc tế dự án Điện kế điện tử một pha 220V
1. Tên dự án: Điện kế điện tử một pha 220V 2. Tên gói thầu: cung cấp vật tư thiết bị điện 3. Bên mời thầu: Công ty Điện Lực TP HCM
4. Bên nhà thầu: Công ty thiết bị điện EMIC (trụ sở tại Hà Nội), Cty sản xuất Thương mại Vinh Thuận và nhà thầu Linkton (trụ sở tại Singapore)
5. Hình thức chọn thầu: Đấu thầu quốc tế rộng rãi 6. Loại hợp đồng sử dụng trong đấu thầu: HĐ trọn gói 7. Quy trình tổ chức, xét duyệt thầu:
- Ngày 10/12/2003, Cty Điện lực TPHCM chính thức mở gói thầu dự án này và có 3 nhà thầu tham gia là Cty thiết bị đo điện Hà Nội (EMIC) với giá chào 593,750 USD; Cty sản xuất Thương mại Vinh Thuận (giá 685,860 USD); Cty Linkton - Singapore của Wong Justin Kaleung (giá 383,000 USD).
- Song, trên thực tế Cty Vinh Thuận tham gia thầu chỉ với tư cách “chân gỗ”, vì sau này chính Wong Justin Kaleung, trong vai trò là Tổng GĐ Linkton Vina đã giao cho Cty Vinh Thuận nhập thiết bị trị giá hàng tỷ đồng. Và dĩ nhiên, với mức chênh lệch về giá chào thầu này, Cty Linkton - Singapore đã dễ dàng hạ gục EMIC.
- Theo đánh giá kỹ thuật của tổ chuyên gia xét thầu đứng đầu là ông Lê Văn Hoành, phó giám đốc CTĐL TP, phương án của EMIC không đạt vì các đặc tính, thông số kỹ thuật có nhiều điểm không đáp ứng yêu cầu trong hồ sơ mời thầu.
- Tổ cũng đề nghị đánh giá phương án của Linkton là “đạt” với điều kiện nhà thầu cam kết điều chỉnh lại phạm vi hiệu chỉnh sai số (phạm vi hiệu chỉnh của điện kế mẫu Linkton từ -25% đến + 10% trong khi sai số cho phép theo tiêu chuẩn quốc tế là ---+ 1%).
- Tuy nhiên, theo một chuyên gia về ngành điện, nếu một hồ sơ chào thầu với điện kế mẫu với mức sai số lớn như của Linkton thì hồ sơ phải bị loại ngay từ đầu.
- Ngày 6-1-2004, gói thầu ĐKĐT một pha mới ở giai đoạn đánh giá chờ xét duyệt nhưng trước đó rất lâu, từ tháng 4-2003, CTĐL TP đã bắt đầu cho lắp thử nghiệm chính ĐKĐT Linkton tại khu vực Điện lực Phú Thọ.
- Ngày 12-9-2003, Công ty Linkton Vina (liên doanh giữa Công ty TNHH SXTM Quang Trung có trụ sở tại Gò Vấp và Công ty Linkton Singapore) được thành lập và bắt đầu hoạt động kinh doanh với khách hàng mua ĐKĐT duy nhất là CTĐL TP.
- Theo Cục Hải quan TP. HCM, từ năm 2004 đến nay đã không có ĐKĐT một pha nguyên chiếc mang thương hiệu Linkton được nhập về VN. Như vậy, Linkton Singapore trúng thầu, ký hợp đồng cung cấp ĐKĐT sản xuất tại Singapore với CTĐL TP, nhưng Linkton Vina mới chính là nhà cung cấp toàn bộ các ĐKĐT lắp ráp tại VN và xuất hóa đơn bán hàng cho CTĐL TP.
- Các số liệu cũng cho thấy 260. 000 ĐKĐT đã được gắn lên lưới cho đến nay chỉ từ một “lò” là Linkton Vina tại 43E-F Hồ Văn Huê, Phú Nhuận (nhà ông Lê Văn Hoành). Nguyên văn nội dung từ bản fax của Linkton gửi ông Lê Minh Hoàng
(giám đốc CTĐL TP): “. . . chúng tôi đã thử nghiệm và lắp ráp tại Hồ Văn Huê trong thời gian nhà máy chúng tôi đang xây dựng. . . ”.
- Điều đáng nói hơn là theo hồ sơ thầu của Linkton Singapore, sản phẩm đưa ra đấu thầu lại là sản phẩm khác với sản phẩm gắn trên lưới hiện nay. Cụ thể, hằng số tại biên bản thử nghiệm (kiểm traing report) là 800 imp/kWh nhưng ĐKĐT đang gắn hiện nay là 1. 600 imp/kWh.
- Theo hồ sơ dự thầu từ CTĐL TP thì yêu cầu đầu tiên là nếu đơn vị dự thầu không trưng ra được hàng mẫu (theo tiêu chí riêng của công ty) trong vòng một tháng thì không đủ khả năng dự thầu. Thế nhưng, hàng mẫu không phải ai cũng làm được vì CTĐL TP đã mua sẵn hộp nhựa buộc phần đế nên các ĐKĐT của nhà dự thầu phải “nạp” vào vừa vặn.
- Trên hộp nhựa lại có ba điểm gắn vít cố định đòi hỏi điện kế phải có kích thước đúng để gắn vào ba điểm này. Đây cũng là lý do khiến nhà thầu bỏ cuộc vì lo ngại nếu không trúng thầu sẽ mất trắng số tiền lớn đã đầu tư vào làm hàng mẫu cho CTĐL TP. Tuy nhiên, Hãng S đã chấp nhận điều kiện này và đầu tư 100. 000 USD để cho ra thiết kế mới (gồm khung sườn, bo mạch, đế hộp, nắp hộp, nắp chụp. . .) đáp ứng đúng yêu cầu của CTĐL.
- Cắc cớ hơn nữa là trong hồ sơ dự thầu, CTĐL TP còn đòi hỏi nhà thầu phải cung cấp giấy chứng nhận (certificate) của người tiêu dùng cuối cùng rằng họ đã sử dụng và đánh giá sản phẩm của nhà thầu rất hoàn hảo. Nhà thầu cũng bị buộc phải chứng minh rằng tối thiểu 50% số lượng của sản phẩm dự thầu có chứng nhận chất lượng từ các CTĐL và đã được các công ty này sử dụng qua ít nhất sáu tháng tính đến hạn chót nộp hồ sơ dự thầu.
- Đặc biệt, CTĐL TP yêu cầu hàng phải được giao trong vòng chín tuần tại cảng Sài Gòn kể từ khi ký hợp đồng. Nhưng theo qui định đấu thầu quốc tế thì thời gian giao hàng thường kéo dài từ 12-16 tuần, vì nhà thầu cần thời gian để lên kế hoạch sản xuất, sắp xếp việc mua linh kiện, đi vào lắp ráp, sản xuất, trải qua khâu kiểm tra thử nghiệm và đóng gói.
- Đặc biệt, đối với mặt hàng ĐKĐT, sau khi hoàn tất phải kiểm tra thử tải chịu mức xung tối đa (để bảo đảm rằng điện kế không chịu tác động từ bên ngoài khi đưa vào sử dụng). Đó là chưa kể đến thời gian vận chuyển bằng tàu biển cũng phải mất thêm 1-2 tuần. Theo người đại diện, các nhà thầu nói đùa với nhau chỉ có làm sẵn hoặc làm tại VN mới có thể giao hàng đúng hạn cho CTĐL TP.
- Giá dự thầu Hãng S đưa ra là 21,33 USD/điện kế với các chức năng như có thể đọc dữ liệu khi mất điện, vẫn hiển thị chỉ số khi mất điện, chống nhiễu và gian lận điện,
vỏ chống cháy, chịu được môi trường nóng, nhiều bụi. . . Trong khi đó, theo các điện lực trực thuộc CTĐL TP, trên 260. 000 ĐKĐT Linkton Singapore đã gắn trên lưới không đọc được dữ liệu khi mất nguồn và không hiển thị số khi mất nguồn với giá cung cấp là 35,28 USD/chiếc.
- Sau khi kiểm tra tư cách nhà thầu và thẩm định các tính năng điện kế của Hãng S (kèm các giấy chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn IEC, tiêu chuẩn quốc gia Trung Quốc, hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001. . .), ông Lê Văn Hoành, tổ trưởng tổ xét thầu, vào ngày 23-5 đã gửi một văn bản đến Hãng S yêu cầu hãng này phải bổ sung các bản photo (có công chứng) các hợp đồng cung cấp điện kế một pha mà hãng đã ký với Công ty Danzhou City Power Supply Company - tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) và Công ty Trion Trade Inc. của Philippines.
- Hãng S sau khi nhận được “tối hậu thư” của CTĐL TP đã tức tốc đi đến trụ sở các đối tác cũ để “năn nỉ” và làm thủ tục công chứng tại nước sở tại mới kịp nộp cho CTĐL TP đúng hạn.
- Ngày 24-5, ông Lê Văn Hoành lại tiếp tục có một thư yêu cầu Hãng S có bản kiểm tra hiệu suất điện thế của hãng theo từng dải ngắn. Tuy nhiên, Hãng S đã gửi thư phản ứng vì không có một trung tâm kiểm định nào trên thế giới có thể thực hiện kiểm tra theo yêu cầu của CTĐL TP.
- Ngày 31-5, để sửa sai, ông Lê Văn Hoành lại gửi tiếp một văn bản sửa đổi lại yêu cầu kiểm tra về các chỉ số kỹ thuật mà theo nhà thầu S là vô lý. Các kết quả kiểm tra này phải gửi cho CTĐL TP trong vòng bảy ngày, nếu không Hãng S sẽ bị loại.
- Ngoài ra, hồ sơ mời thầu chỉ yêu cầu đơn vị bán hàng bảo hành sản phẩm từ 12-18 tháng, Hãng S đồng ý bảo hành trong vòng năm năm và có công ty bảo hành tại VN. “Thế nhưng, đến nay hai tháng đã trôi qua chúng tôi vẫn chưa nhận được trả lời từ CTĐL TP, trong khi qui định là trong vòng 45 ngày bên bán thầu phải trả lời kết quả cho các nhà thầu” - đại diện Hãng S nói.
- Tòa phúc thẩm cũng xác định lại tổng thiệt hại mà các bị cáo đã gây ra trong việc mua sắm 312. 000 điện kế giả là hơn 7,9 tỉ đồng (không phải 8,1 tỉ đồng như tại cấp sơ thẩm). Theo hội đồng xét xử, sở dĩ có việc giảm thiệt hại này là do đại diện Công ty Điện lực TP. HCM có văn bản cho rằng công ty đã tính toán và tiết kiệm được 145 triệu đồng trong tổng số chi phí bỏ ra để bảo quản lô hàng điện kế giả.
- Vụ án được TAND TP. HCM xử sơ thẩm vào tháng 5-2009. 17 bị cáo trong vụ án bị tuyên án từ 1 năm tù (hưởng án treo) đến 4 năm 6 tháng tù về các tội danh “cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “sản xuất hàng giả”.
- Bị cáo Lê Minh Hoàng - nguyên giám đốc Công ty Điện lực TP. HCM - cho rằng sai phạm của mình là đã không đọc kỹ hồ sơ khi ký duyệt việc trúng thầu của Linkton Singapore sản xuất lô hàng điện kế điện tử.