CHƢƠNG 2 PHÂN TÍCH HIỆU SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cp dịch vụ báo chí - truyền hình việt nam (Trang 36 - 53)

Doanh thu thuế

CHƢƠNG 2 PHÂN TÍCH HIỆU SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM

CỔ PHẦN DỊCH VỤ BÁO CHÍ - TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM

2.1. Giới thiệu chung về Công ty CP Dịch vụ Báo chí - Truyền hình Việt Nam 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

 Sơ lƣợc về công ty

Tên tổ chức: CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ BÁO CHÍ – TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM

Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM TELEVISION & PRESS SERVICE CORPORATION

Tên viết tắt: VIETNAM TV & PRESS SER CORP.

Trụ sở chính: Tòa nhà B8, Ngõ 61/55 Phố Đỗ Quang, Trần Duy Hưng, Hà Nội Mã số thuế: 0103975512

Điện thoại: 043.5561680 Fax: 043.5568440

Email: contact@công ty.com.vn /banbientap@công ty.com.vn Chi nhánh tại Hà Nội: Số 60 ngõ 95/8 Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội Giám đốc: Dương Anh Hiến

Trải qua gần 10 năm hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực Báo chí, công ty tự hào là một đơn vị hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực khai thác Báo chí, truyền thông,

tổ chức sự kiện, in ấn, xuất bản sách với đội ngũ nhân viên trẻ năng động, chuyên nghiệp.

Vốn điều lệ: 3.000.000.000 đồng (kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2010)  Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần Dịch vụ Báo chí – Truyền hình Việt Nam được thành lập ngày 18/02/2005.

Vượt qua mọi khó khăn, thách thức, thiếu thốn của buổi ban đầu về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, Công ty thực sự đứng trước những thử thách mà để vượt qua và phát triển đòi hỏi một bản lĩnh và trí tuệ của toàn đội ngũ. Đó là những năm tháng ghi đầy dấu ấn, những năm tháng không thể nào quên. Đến nay Công ty đã xây dựng được nền tảng phát triển vững chắc, khẳng định được vị thế cũng như thương hiệu lớn mạnh tại thị trường Việt Nam bằng kết quả tăng trưởng nhanh, bền vững và luôn quan tâm đến trách nhiệm xã hội, bởi Công ty không chỉ vượt lên bao thiếu thốn, khó khăn mà còn từng bước làm nên thành công, giành được những thành tựu rất đáng tự hào…

26

Chín năm - một chặng đường không phải quá dài những cũng đủ để khẳng định

những bước đi và nền tảng phát triển bền vững của một doanh nghiệp lớn, vượt qua vô vàn khó khăn, thử thách, tập thể cán bộ công nhân viên Công ty với gần 100 người luôn đoàn kết một lòng, không ngừng phấn đấu và trưởng thành, xây dựng một ngôi nhà chung Công ty ngày một phát triển và lớn mạnh. Trong hành trình đó, hòa nhịp cùng công cuộc đổi mới của đất nước, với ý thức luôn học hỏi và không ngừng tự đổi mới mình, Công ty đã từng bước nâng cao vị thế và uy tín trong mọi hoạt động, trong các lĩnh vực kinh doanh, vươn lên trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực Quảng cáo và Truyền thông.

Chính vì vây, Công ty bằng sự lao động sáng tạo đã đi từ không đến có, từ nhỏ đến lớn, làm nên những thành tựu trong chín năm qua. Đặc biệt trong hai năm 2009 - 2010, Công ty đã cho ra đời gần 10 quyển sách chất lượng cao về nội dung và hình thức, nhận được sự hưởng ứng tích cực của các cấp, các Ban, ngành cũng như các đơn vị, doanh nghiệp tại địa phương thực hiện như các cuốn sách “Thanh Hóa Trên đường hội nhập” ; “Thái Bình Trên đường hội nhập” ; “Trang vàng Du lịch Việt Nam 2010” ; “Hải Phòng 55 năm Phát triển và Hội nhập” ; “Thái Nguyên Trên đường hội nhập” ; “Lào Cai Trên đường hội nhập” ; “Bắc Ninh Trên đường hội nhập” ; “Đồng Nai Trên đường hội nhập” và “Bà Rịa – Vũng Tàu 20 năm Phát triển và Hội nhập” … cùng với đó là những cuốn Sổ tay như: “Sổ tay Công an nhân dân – 65 năm Xây dựng và Trưởng thành” ; “Sổ tay Môi trường Việt Nam – Hường tới sự phát triển bền vững” … cùng nhiều đầu báo, Tạp chí khác như: Tạp chí Chuyên đề Phòng chống tội

phạm, Tạp chí Công an nhân dân và Website của Tổng cục Môi trường Việt Nam. Như vậy, trên con đường và sự nghiệp phát triển của mình, Công ty Cổ phần

Dịch vụ Báo chí – Truyền hình Việt Nam đã có những bước tiến và thành công nhất định. Để thành công và vươn xa hơn nữa trong tương lai, công ty cần có những chiến lược, chính sách cụ thể để có thể ngày càng gia tăng doanh thu và danh tiếng của mình không chỉ ở trong nước mà còn vươn ra tầm quốc tế.

27

Sơ đồ 2.1.Cơ cấu tổ chức của công ty CP Dịch vụ Báo chí - Truyền hình Việt Nam Đại hội đồng cổ đông

Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Phòng Phòng Phòng Phòng Hành chính Tài chính – Kinh doanh Quản trị – Nhân sự Kế toán thƣơng hiệu (Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự)  Đại hội đồng cổ đông

Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Điều lệ Công ty và Pháp luật liên quan quy định: tổ chức lại và giải thể Công ty, định hướng phát triển Công ty, có quyền bổ nhiệm thành viên mới cũng như miễn nhiệm, cách chức.

 Hội đồng quản trị

Là cơ quan quản trị của Công ty có 05 thành viên, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền Đại hội đồng cổ đông.

 Ban kiểm soát

Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra gồm 03 thành viên, thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty. Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông và Pháp luật về những công việc thực hiện theo quyền và nghĩa vụ như: kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức 28

công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với hội đồng quản trị và Ban giám đốc

 Ban Giám đốc

Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và trước Pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Phó Tổng giám đốc có trách nhiệm hỗ trợ Tổng giám đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tổng giám đốc là người đại diện theo Pháp luật của công ty, có nhiệm vụ phụ trách các vấn đề chung, trực tiếp chỉ đạo công tác tổ chức hành chính, lao động tiền lương, đào tạo, trực tiếp chỉ đạo công tác tài chính kế toán, trực tiếp chỉ đạo công tác kế hoạch.

 Phòng Hành chính – Nhân sự

Là nơi quản lý nguồn nhân sự của Công ty và cơ cấu bộ máy tổ chức Công ty.

Truyền tin, mệnh lệnh từ ban lãnh đạo xuống các phòng ban, tiếp nhận hồ sơ và quản lý hồ sơ người lao động, đánh giá sử dụng lao động và thực hiện các quyền lợi của người lao động.

 Phòng Tài chính – Kế toán

Tham mưu cho giám đốc về công tác tài chính kế toán phục vụ cho hoạt động kinh doanh trong công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về công tác tài chính kế toán của công ty, tổ chức mạng lưới thống kê ghi chép số liệu, tính giá thành thực tế các loại sản phẩm, thực hiện hạch toán nội bộ, thực hiện thu chi, lập các báo cáo về tài chính kế toán, quản lý, lưu trữ và giữ bí mật tài liệu kế toán theo đúng quy định của công ty và Nhà nước, tổ chức phổ biến, hướng dẫn các đơn vị trong công ty và thi hành kịp thời các chế độ về tài chính kế toán của công ty và Nhà nước.

 Phòng kinh doanh

Quản lý hệ thống tiêu thụ sản phẩm, tham mưu, giúp việc cho Ban giám đốc

trong các lĩnh vực kế hoạch tiêu thụ, marketing, nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược, phân tích sản phẩm mới, quảng cáo, phát triển thương hiệu, xây dựng kế hoạch phát triển dịch vụ của công ty, thực hiện công tác Marketing, nghiên cứu thị trường. Mở rộng thị trường trong và ngoài nước để tiêu thụ sản phẩm đạt doanh thu theo kế hoạch.

 Phòng Quản trị thương hiệu 29

Đây là phòng ban mới được công ty thành lập vào tháng 11/2012. Nhận thức

được tầm quan trọng của thương hiệu và quản trị thương hiệu, công ty đã có riêng một phòng ban chuyên trách về quản trị thương hiệu. Phòng Quản trị thương hiệu của Công ty có nhiệm vụ đưa ra các kế hoạch nhằm phát triển và bảo hộ thương hiệu của công ty.

2.1.3. Khái quát ngành nghề kinh doanh của Công ty CP Dịch vụ Báo chí - Truyền hình Việt Nam

Sau gần 10 năm hoạt động, công ty CP Dịch vụ Báo chí – Truyền hình Việt Nam đang không ngừng mở rộng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của mình để ngày càng khẳng định được vị trí của mình trên thị trường.

Ngành nghề kinh doanh:

 In ấn các sách, ấn phẩm của Bộ Giáo dục, các cơ quan Trung Ương  Xuất bản các đầu sách hỗ trợ việc học cho người khiếm thị, khiếm thính  Tổ chức các sự kiện lớn liên quan đến tri thức

2.2. Phân tích khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty CP Dịch vụ Báo chí - Truyền hinh Việt Nam

2.2.1. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty 2.2.1.1. Phân tích tình hình biến động tài sản của công ty 30

Bảng 2.1. Tình hình tài sản năm 2011 - 2013 của Công ty CP Dịch vụ Báo chí – Truyền hình Việt Nam

ĐVT: VND

Chênh lệch (2012/2011) Chênh lệch (2013/2012)

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tuyệt đối (%) Tuyệt đối (%) TÀI SẢN A.Tài sản ngắn hạn 3.469.776.943 12.325.588.551 4.434.131.711 8.855.811.608 255,23 (7.891.456.840) (64,02)

I.Tiền và các khoản tương đương tiền 462.242.957 2.636.275.168 125.376.003 2.174.032.211 470,32 (2.510.899.165) (95,24)

III.Các khoản phải thu ngắn hạn 2.602.341.167 5.714.800.809 3.244.553.173 3.112.459.642 119,60 (2.470.247.636) (43,23) 1.Phải thu khách hàng 2.602.341.167 5.714.800.809 3.244.553.173 3.112.459.642

119,60 (2.470.247.636) (43,23) IV.Hàng tồn kho 0 3.198.262.900 540.830.222 3.198.262.900 0 (2.657.432.678) (83,09) V.TSNH khác 405.192.819 776.249.674 523.372.313 371.056.855 91,58 (252.877.361) (32,58)

1.Thuế GTGT được khấu trừ 0 94.091.463 38.607.197 94.091.463 0 (55.484.266) (58,97) 3.TSNH khác 405.192.819 682.158.211 484.765.116 276.965.392 68,35 (197.393.095) (28,94) B.Tài sản dài hạn 1.609.992.845 1.372.808.083 836.283.597 (237.184.762) (14,73) (536.524.486) (39,08) I.Tài sản cố định 1.609.992.845

1.372.808.083 836.283.597 (237.184.762) (14,73) (536.524.486) (39,08) 1.Nguyên giá 2.223.322.178 2.508.507.451 2.508.507.451 285.185.273 12,83 0 0,00

2.Giá trị hao mòn lũy kế (613.329.333) (1.135.699.368) (1.672.223.854) 522.370.035 85,17 (536.524.486) 47,24 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 5.079.769.788 13.698.396.634 5.270.415.308 8.618.626.846 169,67 (8.427.981.326) (61,53) (Nguồn: Phòng kế toán) 31 Tài sản

TSNH: Tài sản ngắn hạn của công ty năm 2012 đã tăng lên đến 12.325.588.551

đồng, tăng so với năm 2011 là 8.855.811.608 đồng, tương ứng với 255,23%. Năm 2013 TSNH giảm xuống còn 7.891.456.840 đồng tương ứng giảm 64,02% so với năm 2012. Sự biến động này cụ thể như sau:

tiền của công ty năm 2012 là 2.636.275.168 đồng, tăng mạnh so với năm 2011 là 2.174.032.211 đồng, tương ứng với 470,32%. Do năm 2012 công ty đang chú trọng tăng khả năng thanh toán tức thời để gây dựng uy tín và được hưởng nhiều chính sách ưu đãi hơn từ các nhà cung cấp. Việc tăng mức dự trữ tiền và các khoản tương đương tiền lên cho ta thấy việc công ty đã chú ý hơn đến khả năng thanh toán của mình. Tuy nhiên, công ty cũng cần phải lưu ý rằng, việc để khoản mục này ở mức cao cũng sẽ làm giảm khả năng sinh lời của công ty. Năm 2013 khoản mục này là 125.376.003 đồng giảm 2.510.899.165 đồng tương ứng giảm 95,24% so với năm 2012. Do công ty đang tiết kiệm chi phí dự trữ tiền mặt, kiếm lời qua các họat động đầu cơ, tránh rơi vào tình trạng ứ đọng vốn. Tuy nhiên, sự sụt giảm các khoản tiền và tương đương tiền này cũng có thể khiến công ty gặp các vấn đề trong khả năng thanh toán. Vậy nên, để cân bằng được cả hai mục tiêu này, công ty cần dựa trên tình hình tài chính để xây dựng một mức dự trữ tiền và các khoản tương đương tiền hợp lý hơn.

 Phải thu khách hàng: Phải thu khách hàng của công ty tăng từ 2.602.341.167 đồng năm 2011 lên đến 5.714.800.809 đồng năm 2012. Như vậy, khoản mục đã tăng lên 3.112.459.642 đồng, tương ứng với 119,60%. Với việc bước đầu áp dụng chính sách tín dụng nới lỏng hơn với khách hàng, công ty phải đối mặt với rủi ro khoản nợ phải thu tăng cao. Tuy nhiên, nó cũng giúp cho doanh thu của công ty tăng lên. Biết được ưu và nhược điểm của chính sách tín dụng này, công ty đã đưa ra thời hạn và mức chiết khấu thanh toán hấp dẫn nhằm khuyến khích khách hàng thanh toán sớm hay thanh toán trước với mức chiết khấu cao, nó làm cho khoản mục phải thu khách hàng tăng cao. Năm 2013 khoản mục này giảm xuống 2.470.247.636 đồng tương ứng giảm 43,23% so với năm 2012. Do trong năm 2013 hoạt động Marketing và bán hàng của công ty không đem lại hiệu quả cao. Vì vậy sang các năm tiếp theo, khi công ty đã có kinh nghiệm, công ty phải có những điều chỉnh để chính sách này đem lại hiệu quả cao nhất.

 Hàng tồn kho: Hàng tồn kho của công ty là các đầu sách, ấn phẩm báo chí. Năm 2011 mức dự trữ hàng tồn kho bằng 0 là do công ty có chính sách phân phối hàng hóa cho các chi nhánh tiêu thụ. Chỉ tiêu này trong năm 2012 tăng mạnh lên đến

32

3.198.262.900 đồng. Do một số thành phẩm và hàng hóa của công ty gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ, dẫn đến tình trạng bị ứ đọng, một số hàng hóa khác tồn kho trong những tháng cuối năm. Năm 2013 lượng hàng tồn kho đã giảm xuống

2.657.432.678 đồng tương ứng giảm 83,09% so với năm 2012, sự giảm này do công ty đã thăm dò thị trường kĩ hơn và có các bước thử nghiệm trước khi đưa chiến dịch mở rộng sản xuất kinh doanh này vào thực tế.

 TSNH khác: Tài sản ngắn hạn khác của công ty năm 2012 là 776.249.674 đồng, tăng 371.056.855 đồng so với năm 2011, tương ứng với 91,58%. Sang năm 2013 tài sản ngắn hạn khác giảm xuống 197.393.095 tương ứng giảm 28,94% so với năm 2012 Sự biến động này là do:

 Thuế GTGT được khấu trừ: Khoản mục này năm 2012 là 94.091.463 đồng. Năm 2011, do thuế GTGT đầu ra của công ty lớn hơn thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

nên số dư cuối năm 2011 của khoản mục này bằng 0. Đến năm 2012, do công ty đã mua vào một lượng hàng tồn kho lớn và một số tài sản cố định nên thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của công ty là tương đối lớn. Bên cạnh đó, doanh thu của công ty năm 2012 tăng nhưng không đáng kể nên thuế GTGT đầu ra cũng tương đối thấp. Điều đó dẫn đến việc thuế GTGT đầu vào được khấu trừ năm 2012 lớn hơn thuế GTGT đầu ra và số dư cuối kì là ở khoản mục này. Năm 2013 thuế GTGT lại giảm xuống 55.484.266 đồng so với năm 2012, do lượng hàng tồn kho, tài sản cố định của công ty giảm đi nên giá trị thuế GTGT đầu vào được khấu trừ năm 2013 nhỏ hơn năm 2012.

 TSNH khác: TSNH khác của công ty bao gồm các khoản tạm ứng cho nhân viên và các khoản cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn. Khoản mục này năm 2012 là

682.158.211 đồng, tăng 276.965.392 đồng so với năm 2011, tương ứng 68,35%. Sự tăng lên này là do năm 2012, công ty đã tạm ứng cho một số nhân viên đi mua hàng cho công ty và các khoản tạm ứng này chưa được sử dụng. Có thể thấy, khoản tạm ứng cho nhân viên của công ty là tương đối lớn. Năm 2013 TSNH khác giảm xuống còn 197.393.095 tương ứng giảm 28,94% so với năm 2012. Sự giảm này cho thấy công ty

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cp dịch vụ báo chí - truyền hình việt nam (Trang 36 - 53)

w