DỰ ÁN LEAN CROSS-DOCK CỦA KODAK

Một phần của tài liệu Áp dụng nguyên tắc TPS vào Cross - dock (Trang 26 - 34)

 

I. HIỆN TRẠNG CÔNG TY TRƯỚC KHI ÁP DỤNG CROSS-DOCK:

Nhiều công ty đã nhận thấy vai trò quan trọng của việc vận dụng Cross-dock để thiết lập 1 chuỗi cung ứng tinh gọn. Một dẫn chứng hoàn hảo là công ty Eastman Kodak, công ty đã quyết định thay thế toàn bộ hệ thống nhà kho truyền thống bằng hệ thống Cross-dock.

Công ty Eastman Kodak chủ yếu phát triển, sản xuất và marketing những sản phẩm và dịch vụ hình ảnh cho người tiêu dùng và các khách hàng thương mại. Năm

2003, công ty nhận ra cơ hội để cải tiến dòng nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp nước ngoài đến những xưởng sản xuất ở Kodak Park, Rochester, NewYork.

Vào lúc đó, vài nguyên liệu nhập về của công ty được di chuyển với phương thức giao hàng thấp hơn trọng tải (LTL) từ nhà cung cấp đến nhà máy. Những nguyên liệu khác được giao đầy tải từ nhà cung cấp đến các nhà kho địa phương, nơi mà họ lưu trữ và giao hàng bằng xe tải đến những xưởng sản xuất thích hợp. Xem xét thấy rằng dòng nguyên vật liệu nhập vào là không hiệu quả và không hiệu suất.

5 vấn đề hiển nhiên là :

 Mỗi nhà máy được quyền quản lý việc di chuyển nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp chung một cách độc lập. Kết quả là, những người quản lý nguyên vật liệu không nhận được lợi ích từ việc thống nhất vận chuyển.

 Một vài nhà cung cấp chọn nhà vận tải và kiểm soát việc di chuyển đầu vào, Kodak không thể kiểm soát việc này. Kết quả, việc giao hàng không có kế hoạch diễn ra ở các nhà kho và nhà máy. Nguyên nhân là do việc khai thác không đúng nguồn lao động chân tay và khoảng trống sàn nhà ở các xưởng sản xuất.

 Hàng tồn kho dọc đường không xác định được là điều làm cho kế hoạch sản xuất gặp nhiều thử thách hơn, và hơn nhiều lần là việc vận hành sản xuất thiếu chân thực một cách tiêu cực.

 Thời gian quay vòng của đơn đặt hàng là dài.

 Trong một số trường hợp, nhà cung cấp nắm giữ việc giao hàng cho đến khi họ có đầy tải. Mặc dù kết quả của thói quen này có chi phí vận chuyển thấp, nhưng nó cũng gia tăng thời gian hoàn thành và hàng tồn kho. Do đó, Kodak có mức tồn kho cao ở các nhà kho và công xưởng, việc đó dẫn đến sự tắc nghẽn, chi phí dự trữ và di chuyển cao.

Rõ ràng, Kodak có cơ hội phát triển một chuỗi cung ứng nguyên vật liệu đầu vào tinh gọn hơn.

II. MỤC TIÊU CỦA KODAK:

Để theo đuổi cơ hội , Kodak đã sử dụng những chuyên gia của Transfreight, một công ty chuyên về Cross-dock tinh gọn. Transfreight được thành lập năm 1987 là sự liên doanh giữa TNT Logistics và công ty Mitsu Trading để cung cấp những giải pháp

Logistics cho tất cả sự di chuyển đầu vào đến những nhà máy lắp ráp Bắc Mỹ của Toyota.

Đội dự án Kodak-Transfreight đã phát triển một dự án thí điểm cái sẽ thay thế kho đang tồn tại bằng Cross-dock tinh gọn sử dụng Milk runs được lên kế hoạch. Đội dự án bắt đầu bằng việc huấn luyện nhân viên về áp dụng nguyên tắc TPS đối với chuỗi cung ứng. Sau đó đội phát triển những mục tiêu dựa trên thảo luận với quản lý Kodak trong sản xuất, mua hàng và logistics. Được xem xét trong những yếu tố TPS, những mục tiêu đặc trưng là:

Just in time

 Giảm thời gian vòng quay đặt hàng.  Giảm mức độ tồn kho nhà máy.

 Giảm yêu cầu không gian tồn trữ nhà máy.  Chất lượng

 Cải tiến sự quan tâm thu mua có kế hoạch từ nhà cung cấp đến giao nguyên liệu tại nhà máy.

 Có sự điều khiển vận chuyển tại cross dock.

 Cải tiến liên tục biểu hiện chuỗi cung ứng.  Văn hóa

 Tạo ra nhân viên có khả năng, đội chuyên giải quyết vấn đề.  Sự bền vững hoạt động

 Tạo ra dòng nguyên liệu chuẩn hóa, đều đặn.  Giảm thời gian tồn kho tại Cross-dock.  Chi phí chuỗi cung ứng

 Giảm chi phí chuỗi cung ứng nguyên liệu đầu vào.

III. TỪ MỤC TIÊU ĐẾN HÀNH ĐỘNG:

Trước khi Cross-dock khởi động, đội Kodak-Transfreight đã thực hiện những công việc chuẩn bị. Những nỗ lực liên quan:

(1) Chọn một bộ phận những nhà cung cấp và nguyên liệu cho dự án, (2) Chọn địa điểm cross dock,

(4) Tái tổ chức hệ thống vận chuyển của công ty để phục vụ cho việc điều hành Cross-dock tinh gọn.

Ba nhà máy film và quy trình photo trong Kodak Park đồng ý tham dự trong dự án thí điểm. Từ danh sách những nhà cung cấp chuyển nguyên vật liệu đến cả 3 nhà máy, đội dự án đã chọn 3 nhà cung cấp thí điểm: nhà cung cấp giấy cung cấp túi cho giấp photo hoàn chỉnh, nhà cung cấp kim loại (người đang cung cấp những phần kim loại cho hộp photo film), và một nhà cung cấp plastics trang bị container cho hóa chất photo. Đội đã chọn ra những nhà cung cấp này bởi vì họ có mối quan hệ tốt với Kodak, đã cung cấp lượng khá lớn và ổn định nguyên vật liệu cho những nhà máy đang tham dự, và có vị trí gần đối với những nhà máy này.

Kế tiếp, đội dự án đã chọn khu vực Cross-dock. Đội chọn một kho tại Kodak Park phân phối nguyên vật liệu đến những nhà máy liên quan trong dự án. Khu vực này phải hữu dụng cho dự án thí điểm và có thể thấy được như khu vực Cross-dock lâu dài. Nó phải có thể quản lý được luồng nguyên vật liệu đòi hỏi cung ứng cho nhiều nhà máy Kodak tại Kodak Park. Khu vực được chọn đáp ứng tất cả những đòi hỏi này.

Một Cross-dock tinh gọn thành công đòi hỏi thông tin đặt hàng nguyên vật liệu nhanh, chính xác và đúng giờ. Dựa trên đó, đội dự án đã phát triển một kế hoạch thông tin đặt hàng nên được gửi giữa những nhà máy, nhà cung cấp và Cross-dock như thế

nào và khi nào. Thêm vào đó, đội chắc rằng công nghệ thông tin được sử dụng bởi tất cả đối tác chuỗi cung ứng là thích hợp và có khả năng đáp ứng đầy đủ hoạt động của một Cross-dock tinh gọn.

Cuối cùng để xây dựng 1 Cross-dock tinh gọn, Kodak cần thay đổi hoạt động vận chuyển của nó.

 Đầu tiên, đội dự án, với sự giúp đỡ những công ty thu mua và điều khiển vận chuyển nguyên vật liệu đầu vào từ những nhà cung cấp được chọn lọc.

 Thứ hai, tuyến đường được thiết kế và những nhà vận chuyển được chọn cho Milk runs từ nhà cung cấp đến Cross-dock và từ Cross-dock đến nhà máy.

 Thứ ba, đội đã phát triển một thiết kế và bố cục Cross-dock. Điều này liên quan đến sự phát triển của những khu vực được thiết kế cho vận chuyển được nhận từ những nhà cung cấp và những ô vuông Kanban riêng biệt ở các công xưởng. Thêm vào

đó, Cross-dock kết hợp những thẻ Kanban cho việc theo dõi chuyển biến tại Cross-dock và những kí hiệu để dán nhãn những vị trí trong Cross-dock.

Sau khi hoàn tất giai đoạn chuẩn bị, đội dự án chọn ngày bắt đầu và nói chuyện những nhà thu mua cho việc đặt hàng, bốc dỡ, phân phối cũng như những kế hoạch tuyến đường đối với tất cả các đối tác. Với những thay đổi này, Kodak có thể mở Cross-dock sau 20 tuần kể từ khi dự án bắt đầu.

IV. KẾT QUẢ

Sự chuyển đổi của Kodak từ một kho truyền thống sang hoạt động Cross-dock tinh gọn đã tạo ra những cải tiến đáng kể sự hiệu quả trong chuỗi cung ứng. Biểu hiện then chốt chỉ ra cho mỗi mục tiêu được cung cấp những bằng chứng của sự thành công dự án:

- Just in time, hoạt động Cross-dock tinh gọn tạo kết quả trong sự di chuyển nguyên vật liệu đầu vào được lên lịch từ nhà sản xuất đến Cross-dock và từ Cross-dock đến nhà máy. Bằng cách điều khiển luồng nguyên vật liệu đầu vào, đội dự án có thể giảm thời gian xoay vòng đặt hàng nguyên vật liệu đầu vào từ 7 xuống 2 ngày, giảm 71%. Bởi vì Kodak đang “kéo” nguyên vật liệu đến sản xuất từ nhà cung cấp khi cần, mức độ tồn kho nguyên vật liệu đầu vào tại nhà máy giảm đến 76%, từ cung cấp xấp xỉ 1 tuần xuống 1 ngày. Một bộ phận sản xuất có thể xóa 130 pallet nguyên vật liệu thô

trong suốt tuần đầu tiên của của dự án. Nhờ vào mức độ tồn kho nhà máy giảm, không gian sàn nhà máy đòi hỏi cho tồn kho cũng giảm đến 50%. Cuối cùng, cao hơn, phân phối nhịp nhàng nguyên vật liệu giảm sự tắc nghẽn tại nhà máy.

- Chất lượng, đội dự án đã cải tiến điều khiển giao hàng của Kodak bằng cách thay thế LTL shipment với Milk runs được lên kế hoạch. Và bằng cách sử dụng sàn Kanban tại Cross-dock. Kết quả, việc theo dõi quá trình vận chuyển nguyên vật liệu đầu vào của Kodak được cải thiện từ 0 lên 100%. Tính minh bạch của việc vận chuyển tốt hơn, đổi lại, đã trang bị cho việc nhận dạng và cải tiến vấn đề tốt hơn. Hơn nữa, những tuyến đường đều đặn, hằng ngày và kiểm tra với tầm nhìn xa (Poka-yoke) làm cho những tình huống bình thường rất rõ ràng, điều này nghĩa là chúng có thể được xác định được ngay lập tức. Cuối cùng, những chỉ dẫn biểu hiện then chốt (KPIs) tập trung vào hoạt động chuỗi cung ứng được theo dõi và dùng để tạo nên sự cải tiến.

Trong suốt dự án, công ty Eastman Kodak dẫn dắt sự tiến bộ liên tục trong chất lượng thông qua Kaizen tại hoạt động Cross-dock. Kaizen tập trung vào bố cục, kế hoạch tiêu chuẩn thu mua, chất lượng thông tin và sự an toàn Cross-dock. Kaizen đã tạo nên kết quả trong luồng nguyên liệu đầu vào suôn sẻ hơn cũng như một chuỗi cung ứng hòa nhập hơn từ nhà cung cấp đến nhà máy Kodak.

- Văn hóa, sự cải tiến văn hóa của quy trình chuỗi cung ứng tại công ty đã thay đổi theo 2 cách: (1) Những công nhân Cross-dock được trao quyền để cải tiến. Những thành viên của đội nhận được đào tạo mở rộng và tham dự một cách tích cực vào việc giải quyết vấn đề, giúp họ tạo ra sự đóng góp trực tiếp đến chất lượng chuỗi cung ứng. (2) Khi đội điều tra những vấn đề luồng nguyên vật liệu, ngay lập tức họ hành động đúng đắn. Quy trình cải tiến chuỗi cung ứng chuyển từ quản lý tập trung, quy mô lớn, cách thức liên quan dự án đến cách thức nhân viên quản lý, thưởng, tiếp diễn.

- Sự ổn định hoạt động, công ty đi từ có một vài công việc thu mua được tiêu chuẩn hóa tại hoạt động kho của nó đến sử dụng tối đa tiêu chuẩn tại Cross-dock. Kết quả, luồng nguyên vật liệu từ nhà cung cấp đến Cross-dock đến nhà máy lặp lại một cách bền vững, do đó tạo thuận lợi việc cải tiến hoạt động và sự ổn định. Ví dụ, đội dự án làm việc với nhà cung cấp để lên kế hoạch và cải tiến Milk runs tuyến đường. Dựa

-

vào những nỗ lực này, thời gian tồn kho cho đa số pallet thông qua Cross-dock giảm từ hơn 24 giờ đến ít hơn 4 giờ.

Một cách kinh ngạc là công ty đã tạo sự phát triển đáng kể này trong hiệu quả chuỗi cung ứng mà không tăng chi phí chuỗi cung ứng. Thật sự, chi phí đã giảm. Chi phí tồn kho giảm bởi vì mức tồn kho trung bình giảm tại Cross-dock và tại mỗi nhà máy. Đòi hỏi lao động để theo dõi tồn kho cũng giảm. Hơn nữa, chi phí không gian tồn trữ nhà máy giảm khi đòi hỏi không gian tồn trữ giảm. Và chi phí vận chuyển cũng giảm bởi vì Milk runs thay thế LTL shipment. Milk runs cũng giảm những thiệt hại sản phẩm dọc đường và chi phí lao động không bốc dỡ lên tàu. Thành công của thí điểm này thúc đẩy công ty Eastman Kodak mở rộng số lượng nhà máy và những nhà cung cấp liên quan trong hoạt động Cross-dock tinh gọn.

Kết quả từ thí điểm này cho thấy cách sử dụng một Cross-dock tinh gọn dựa trên nguyên tắc TPS có cải tiến đáng kể chuỗi cung ứng giúp đỡ hoạt động sản xuất tinh gọn. Một Cross-dock tinh gọn giúp tạo ra một chuỗi cung ứng tinh gọn hơn. Và một chuỗi cung ứng tinh gọn hơn tạo thuận lợi lên kế hoạch sản xuất thông qua tầm nhìn xa và điều khiển việc giao hàng được cải tiến. Một chuỗi cung ứng tinh gọn hơn cũng dẫn đến thời gian xoay vòng đặt hàng nhanh hơn, giảm mức độ tồn kho và yêu cầu không gian tồn trữ. Thậm chí với dòng nguyên vật liệu tinh gọn hơn, Milk runs được lên kế hoạch cẩn thận có thể nhà sản xuất tạo ra tính kinh tế theo quy mô vận chuyển. Kết quả ròng: khi Kodak và những người khác chứng minh Cross-docking tinh gọn giúp những công ty cải tiến cả 2 thứ: hiệu quả và năng suất chuỗi cung ứng.

KẾT LUẬN

 

Kho bãi là một bộ phận trong hệ thống Logistics, là nơi cất giữ nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm,…trong suốt quá trình chu chuyển từ điểm đầu đến điểm cuối của dây chuyền cung ứng, do đó kho bãi là một bộ phận không thể thiếu trong chuỗi Logistics.

Cross – docking là một trong những loại kho điển hình mà hiện nay, các công ty trên thế giới đang áp dụng. Cross – docking đã cho thấy được những ưu thế vượt trội giúp các công ty có thể tiết kiệm được chi phí về kho bãi cũng như thời gian vận chuyển.

Bản chất của Cross – docking là thời gian hàng hóa chuyển đến kho và địa điểm xuất hàng được biết trước. Tuy nhiên để triển khai thành công Cross – docking thì phải hiểu rõ bản chất và những vấn đề liên quan như: hệ thống thông tin, thiết bị khai thác, quy trình khai thác và thiết kế kho…

Áp dụng những nguyên tắc vàng của TPS vào mô hình Cross-docking đã đem lại thành công rực rỡ cho Toyota, cũng như ví dụ về Eastman Kodak Company đã cho thấy lợi ích mà mô hình này đem lại, đã giúp Kodak trở mình nhanh chóng và khẳng định lại vị trí ông lớn trong ngành sản xuất các sản phẩm và dịch vụ hình ảnh. Quá trình xây dựng Cross-docking đòi hỏi sự đầu tư rất lớn, đặc biệt là để đạt được Cross-docking với nguyên tắc TPS thì đòi hỏi công ty phải nỗ lực nhiều gấp bội; tuy nhiên, sự cố gắng đã được đền đáp, Cross-doking không những đem về cho Kodak nguồn lợi khổng lồ mà còn giúp cải thiện văn hóa công ty, thiết lập một sự phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Áp dụng nguyên tắc TPS vào Cross - dock (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)