Thư viện của trường đại học Sophia:

Một phần của tài liệu 100 cách sử dụng nước mưa (Trang 142 - 143)

C Sân, nhà bãi đỗ xe Dùng trong nhà v câ yệ sinh, tướ

2. Thư viện của trường đại học Sophia:

Nhóm nghiên cứu của chúng tôi (giáo sư Isao Oshida đã quá cố, trước là giảng viên trường đại học tổng hợp Sophia, Giáo sư Ichiro Kawahara thuộc trường đại học Hosei, Kiyoshi Sato, Makoto Murase và tôi) đã đề xuất việc sử dụng nước mưa xung quanh Cung

điện Hoàng gia cho thành phố Chiyoda và Thủ đô Tokyo, nhưng rất tiếc điều đó vẫn chỉ là giấc mơ chưa thực hiện.

Trong khi đó, tôi lại tham gia vào việc phát triển thiết kế cơ bản thư viện của trường đại học Sophia và tôi đã đề xuất giới thiệu hoạt động nhận thức về môi trường bao gồm cả giới thiệu về nguồn năng lượng mặt trời như là nguồn nhiệt năng ở mức thấp, ánh sáng mặt trời, thông gió tự nhiên, hệ thống làm mát và bức xạ nhiệt, ứng dụng nước mưa.

Chúng tôi đã nhận được khoản trợ cấp từ Bộ Thương Mại và Bộ Công nghiệp cho kế hoạch bao gồm cả việc thực hiện xây dựng hệ thống sưởi, làm mát, cung cấp nước nóng bằng cách ứng dụng nguồn năng lượng mặt trời. Cũng như vậy, chúng tôi đã giới thiệu quá trình tổng hợp năng lượng quang điện và thông gió tự nhiên (hệ thống thông gió qua cửa sổ của Dreh Kipp - Đức đã được chấp nhận). Đối với nước mưa, chúng tôi đã xác định mục đích sử dụng như là một nguồn nước không dùng cho sinh hoạt mà chủ yếu dùng cho các công trình vệ sinh. Hiện nay, khoảng 5000 người sử dụng tòa nhà có 3 tầng ngầm dưới lòng đất và 9 tầng nằm phía trên với diện tích mái là 2340m2. Do chỉ sử dụng những tấm lọc đơn giản chi phí cho xây dựng hệ thống chỉ có 13 000 000 yên (130 000 đôla), sẽ được hoàn lại trong 8 năm. Ngày nay chi phí cho nước máy thành phốđã cắt giảm ít đi 2.000.000 yên trong một năm.

Những khu nhà của các trường đại học xây dựng sau dự án này đều đề ra việc ứng dụng nước mưa. Khi thời tiết đẹp, nóng hoặc lạnh thì hệ thống cung cấp nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời được sử dụng; và khi trời mưa, nước mưa được lưu chứa để sử dụng cho nhiều mục đích khác. Công trình có những hệ thống ứng dụng nước mưa mà trong đó tôi có tham gia nay đã nhiều hơn con số 20.

Tôi cũng tham gia vào thiết kế của Ryogoku Kokugikan (Trường đấu vật Sumo) và thử nghiệm khả năng ứng dụng nước mưa tại đây. Thi đấu Sumo thường vào tháng giêng, tháng năm và tháng chín, do đó nước mưa được lưu trữ cách nhau ba tháng giữa các trận đấu. Thêm vào đó, trường đấu được thiết kế với diện tích mái che là 8.400m2. Tôi chắc chắn tin rằng trường đấu này là khu vực thu gom nước mưa lý tưởng từ mái nhà lớn như vậy. May thay, cùng với những cam kết của thành phố Sumida, kế hoạch này đã được thực hiện.

Một phần của tài liệu 100 cách sử dụng nước mưa (Trang 142 - 143)