III. Thực trạng về tác động của đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ.
1. Tình hình đầu tư vùng lãnh thổ trong thời gian qua.
Trong những năm vừa qua cũng đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế. Trên bình diện quốc gia, đã hình thành 6 vùng kinh tế: Vùng Trung du miền núi phía Bắc, vùng Đồng bằng sông Hồng, Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung, Vùng Tây Nguyên,
Vùng Đông Nam Bộ và Vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó có 3 vùng kinh tế trọng điểm, là vùng động lực cho tăng trưởng kinh tế cả nước.
Các địa phương cũng đẩy mạnh việc phát triển sản xuất trên cơ sở xây dựng các khu công nghiệp tập trung, hình thành các vùng chuyên canh cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chế biến, nuôi trồng thuỷ sản, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của từng vùng. Điều này tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp chế biến, góp phần tạo nên xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất hàng hoá, hướng về xuất khẩu.
Bảng 3: Cơ cấu vốn đầu tư theo vùng lãnh thổ kinh tế
(đơn vị: %)
1996-2000 2001-2004 2005
- Vùng miền núi phía Bắc 7 7,1 9.7
- Đồng bằng Bắc bộ 28,3 27,7 23,1
- Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung
16,4 17,4 21
- Vùng Tây Nguyên 4,1 4 5,1
- Vùng Đông Nam Bộ 31,3 30,6 24,8
- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 12,9 13,2 16,3
Nguồn: Ngô doãn Vịnh “ Những vấn đề chủ yếu của đầu tư phát triển” NXB Chính trị quốc gia,2006.
Qua bảng, ta thấy vốn đầu tư xã hội được phân bố tập trung vào hai vùng kinh tế lớn là vùng đồng bằng Bắc bộ và vùng Đông Nam Bộ. Hai vùng này có tỷ trọng vốn đầu tư chiếm hơn 50% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Hai vùng có tỷ trọng vốn đầu tư nhỏ nhất là vùng núi phía Bắc và vùng Tây Nguyên.
Ở nước ta thời gian qua, các vùng kinh tế gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các địa phương, các đô thị, các địa bàn, lãnh thổ, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm. Trong đó vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà
nước trung ương chiếm đa phần, song từ năm 1999,tỉ trọng của loại vốn này giảm dần từ 56,9% xuống 50,2% năm 2004. Điều này thể hiện xu hướng phân cấp quản lí đầu tư trong những năm gần đây. Vốn đầu tư xã hội được phân bố tập trung vào hai vùng kinh tế trọng điểm là vùng đồng bằng Bắc bộ và vùng Đông Nam bộ. Hai vùng có tỷ trọng vốn đầu tư trong tổng vốn đầu tư xã hội nhỏ nhất là vùng miền núi phía Bắc và vùng núi Tây Nguyên, cộng cả hai vùng cũng chưa bằng vùng kinh tế trọng điểm. Thời kỳ 1996-2000, Vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ, hai vùng kinh tế trọng điểm của cả nước chiếm 53,5% vốn đầu tư phát triển(vùng Đồng bằng sông Hồng chiếm 25,5%,vùng Đông Nam Bộ chiếm 28%), các tỉnh miền núi phía Bắc chiếm 7,6%, vùng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 14%,vùng Duyên hải Nam Trung Bộ chiếm 11,6%. Các tỷ lệ này tương ứng với năm 2001 là 52,75%; 7,79%; 14,9%,11,8% và năm 2002 là 51,74%; 8,02%; 15,13%,12,3%. Những năm gần đây nhà nước đã có những chính sách điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư theo vùng lãnh thổ bằng các chính sách khuyến khích đầu tư vào những vùng còn ít vốn đầu tư..Để chính sách của nhà nước phát huy có hiệu quả trong thời gian tới Nhà nước sẽ chỉ đạo tập trung phát triển hệ thống giao thông,cơ sở hạ tầng cũng như đẩy nhanh tốc độ hình thành các tuyến hành lang kinh tế, ưu tiên nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tín dụng nhà nước và nguồn ODA đầu tư dứt điểm hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội quan trọng; điều chỉnh chính sách tài chính cho các tỉnh trong vùng thông qua việc phân bổ hợp lý nguồn thu từ việc sử dụng tài nguyên…
Trong năm 2005 có 41/64 tỉnh thành thu hút được vốn FDI, trong đó năm tỉnh thành dẫn đầu chiếm 70% tổng vốn FDI đăng ký của cả nước theo thứ tự là: Hà Nội (31,2%), Bà Rịa-Vũng Tàu (17,8%), Đồng Nai (10,7%), thành phố Hồ Chí Minh (10,2%), và Bình Dương (8,6%). Đây là lần đầu tiên, Hà Nội vươn lên thứ nhất trong thu hút FDI.