0
Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TRUNG ƯƠNG MEDIPLANTEX (Trang 26 -31 )

a)

Nhóm nhân tố thuộc môi trường kinh tế – chính trị: Trình độ phát triển Kinh

Tế - Xã Hội của môi trường kinh doanh; Luật pháp và các chính sách kinh tế - chính trị của nhà nước; Đặc điểm truyền thống tâm lí tập quán xã hội…

b)

Nhóm nhân tố thuộc môi trường sinh thái: Các ràng buộc của xã hội về môi

trường và bảo vệ môi trường; Vấn đề xử lý phế thải của sản xuất và kinh doanh; Vấn đề xử lý ô nhiễm, bảo vệ cảnh quan và vệ sinh, an sinh bền vững…

c)

Nhóm nhân tố thuộc môi trường hành chính kinh tế: Mô hình tổ chức quản

lý kinh tế và hoạt động kinh doanh của nhà nước; Hoạt động của bộ máy hành chính kinh tế của chính phủ; Các thủ tục hành chính – kinh tế thành lập, giải thể, sát nhập doanh nghiệp…

d)

Nhóm nhân tố thuộc môi trường kinh tế và kinh doanh quốc tế: Thông lệ và

thủ tục kinh doanh quốc tế; Đặc điểm tập quán trong hoạt động kinh doanh quốc tế; các chính sách kinh doanh quốc tế của nhà nước,…

e)

Nhóm nhân tố thuộc môi trường văn hoá – xã hội: Dân Tộc - Tôn Giáo;

Quan niệm các giá trị đạo đức của xã hội; phong tục tập quán và đặc điểm tâm lý; dân số và xu hướng biến động của dân số; Thu nhập và phân bổ thu nhập của người dân; Việc làm và phát triển việc làm đối với người lao động

f)

Nhóm nhân tố thuộc về cơ sở hạ tầng Kỉ Thuật – Công Nghệ và Điều Kiện

Tự Nhiên: Bao gồm hệ thống giao thông vận tải; Hệ thống bến cảng nhà

kho, các cửa hàng cung ứng xăng dầu, điện, nước, khách sạn nhà hàng… Sự biến động của thời tiết , thiên tai, bão lụt hạn hán, dịch bệnh; Sự biến động của các nguồn tài nguyên sẵn có…

g)

Nhóm nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp: Bao gồm nguồn

nhân lực; Hệ thống cơ sở vật chất kỷ thuật và mạng lưới kinh doanh; lĩnh vực kinh doanh và mặt hàng kinh doanh; Hệ thống thông tin; Thị trường và thị phần của doanh nghiệp, nề nếp văn hoá của tổ chức; Nhãn hiệu và thương hiệu; Nghiên cứu và phát triển…

h)

Nhóm nhân tố thuộc môi trường tác nghiệp: Các đối thủ cạnh tranh hiện hữu

và tiềm ẩn; Khách hàng và xu hướng mua hàng của doanh nghiệp; Các nhà cung ứng nguồn hàng đầu vào của doanh nghiệp…

Phần II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TRUNG ƯƠNG MEDIPLANTEX

I. Giới thiệu về CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TRUNG ƯƠNG MEDIPLANTEX

MEDIPLANTEX

Tên tiếng Anh: MEDIPLANTEX NATIONAL PHARMACUTICAL JOINT STOCK COMPANY

Địa chỉ: 358 đường Giải phóng, Thanh Xuân Thành phố/tỉnh : Hà Nội

Quốc gia: Việt Nam Mã bưu điện: 2000

Tel: 84-4-6643841/8643367 Fax: 84-4-8641584

Website: www.Mediplantex.com.vn Ngành nghề kinh doanh:

- Kinh doanh dược phẩm;

- Kinh doanh mỹ phẩm, sản phẩm vệ sinh và thực phẩm dưỡng sinh, lương thực, thực phẩm;

- Kinh doanh nguyên liệu làm thuốc, dược liệu, tinh dầu, hương liệu, phụ liệu, hóa chất (trừ hóa chất Nhà nước cấm), chất màu phục vụ cho dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm và công nghệ;

- Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh;

- Mua bán máy móc, thiết bị y tế; thiết bị bao bì phục vụ cho sản xuất tân dược, thuốc y học cổ truyền, mỹ phẩm, thực phẩm bổ dưỡng;

- Trồng cây dược liệu; - Kinh doanh bất động sản;

- Cho thuê nhà cửa, văn phòng, kho tàng;

- Dịch vụ môi giới đầu tư, môi giới thương mại và ủy thác xuất nhập khẩu - Kinh doanh vacxin sinh phẩm y tế.

II. Đặc điểm của công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TRUNG ƯƠNG – MEDIPLANTEX tới nay đã trải qua 48 năm hình thành và phát triển. Trong thời gian đó công ty đã trải qua nhiều sự kiện quan trọng, cụ thể:

1. Công ty đựơc thành lập năm 1958 với tên gọi đầu tiên là: CÔNG TY THUỐC NAM THUỐC BẮC TRUNG ƯƠNG - trực thuộc Bộ Ngoại Thương; là đơn vị kinh doanh, buôn bán các mặt hàng thuốc Nam; thuốc Bắc; Cao Đơn Hoàn Tán; Giống cây trồng; Dược liệu nhằm phục vụ cho công tác phòng và chữa bệnh, sản xuất, xuất khẩu của Nhà Nước.

2. Từ 1968- 1970: công ty trở thành Cục Dược Liệu - thuộc Bộ Y Tế

3. Đến năm 1971 theo quyết định số 170 ngày 4/1/1971của Bộ Trưởng Bộ Y Tế công ty đổi tên thành công ty Dược Liệu Cấp I- trực thuộc liên hiệp các xí nghiệp Dược Việt Nam (nay là tổng công ty Dược Việt Nam), thuộc Bộ Y Tế để phù hợp với ngành nghề kinh doanh.

4. Từ năm 1985-12/2004 công ty đổi tên thành CÔNG TY DƯỢC TRUNG ƯƠNG - MEDIPLANTEX trực thuộc bộ Y Tế.

Ngày 9/12/2003 Bộ Trưởng Bộ Y Tế ra quyết định số 95( QĐ95/BYT) về việc bổ sung ngành nghề kinh doanh chủ yếu cho công ty Dược trung ương MEDIPLANTEX, kinh doanh thành phẩm thuốc Tân dược; Dụng cụ y tế thông thường; Bao bì; Hương liệu; Mĩ liệu để hỗ trợ cho việc phát triển Dược Liệu. Từ sau quyết định này hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mở rộng phong phú và đa dạng. Ngoài dược liệu, công ty còn kinh doanh thuốc Tân Dược và các mặt hàng khác.

5. Từ tháng 12/2004 đến nay công ty cổ phần hoá theo quyết định số 4410/QĐ BYT ngày 7/12/2004 của Bộ Trưởng Bộ Y Tế, với tên gọi là: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TRUNG ƯƠNG – MEDIPLANTEX

Tên giao dịch quốc tế là: Mediplantex National Pharmacutical Joint - Stock Company viết tắt là: MEDIPLANTEX - trực thuộc Tổng Công Ty Dược VN.

2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TRUNG ƯƠNG MEDIPLANTEX

Hiện nay, Công ty cổ phần dược trung ương Mediplantex là một đơn vị độc lập, có tư cách pháp nhân, có tài khoản tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam, ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, ngân hàng công thương Đông Đa có con dấu riêng theo thể thức Nhà nước quy định. Công ty có chức năng, nhiệm vụ:

- Sản xuất, xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng tân dược, đông dược, dược liệu, tinh dầu, hoá chất, nguyên liệu bao bị cao cấp của ngành dược phẩm, dụng cụ y tế, hương liệu, mỹ phẩm theo kế hoạch.

- Hướng dẫn trồng trọt, thu mua, chế biến dược liệu, phân phối thuốc Nam, thuốc Bắc trong toàn quốc.

- Để hoạt động kinh doanh có hiệu quả Công ty có nhiệm vụ kết hợp kế hoạch Nhà nước giao và kế hoạch của Công ty.

- Tuân thủ các chính sách của Nhà nước.

- Nghiên cứu các biện pháp để nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm tiêu thụ, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế.

Công ty Cổ phần Dược TW Mediplantex có 3 phân xưởng sản xuất riêng biệt, bao gồm:

- Phân xưởng thuốc viên( Nhà Máy Dược Phẩm Số 1 – 358 Giải Phóng) chủ yếu sản xuất các mặt hàng thuốc viên.

- Phân xưởng Đông Dược( Nhà Máy Sản Xuất Thuốc Số 2 – Mĩ Đình, Hà Nội) : Nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất các mặt hàng thuốc Đông Dược.

- Phân xưởng Hoá Dược Nhà Máy Sản Xuất Thuốc Mê Linh – Vĩnh Phúc): Chuyên sản xuất các mặt hàng thuốc chống sốt rét.

Thuốc chữa bệnh là mặt hàng đặc biệt, liên quan trực tiếp đến sức khoẻ và sinh mạng của con người nên quy trình sản xuất có giai đoạn phải đảm bảo khép kín và vô trùng. Đặc biệt đối với sản phẩm thuốc viên, đơn vị phải chính xác đến từng miligam, milimet, phải đảm bảo theo tiêu chuẩn Dược Việt Nam.

Trong 3 phân xưởng sản xuất thì phân xưởng sản xuất thuốc Viên là phân xưởng sản xuất có số lượng sản xuất lớn nhất, còn phân xưởng Đông dược và Hoá dược công việc sản xuất chưa đều, sản lượng sản xuất còn nhỏ. Mỗi phân xưởng có quy trình công nghệ sản xuất thuốc khác nhau với đặc điểm riêng và tuân theo tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành Dược. Quy trình công nghệ sản xuất thuốc viên là quy trình sản xuất điển hình, rõ ràng qua từng khâu nên ta sẽ đi sâu nghiên cứu về quy trình này. Cụ thể:

Thông qua bộ phận nghiên cứu làm thử các mẻ nhỏ, mỗi lần làm thử phải có đầy đủ các thủ tục như: Làm thử xong phải kiểm nghiệm và phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn được đề ra, sau đó mới sản xuất đại trà. Các giai đoạn sản

xuất :

 Giai đoạn chuẩn bị sản xuất: căn cứ vào lệnh sản xuất, tổ trưởng tổ pha chế có nhiệm vụ chuẩn bị đầy đủ các thủ tục như phiếu lĩnh vật tư, lĩnh vật tư.

 Giai đoạn sản xuất: Kỹ thuật viên phải kiểm nghiệm bán thành phẩm, nếu đạt tiêu chuẩn thì giao cho tổ dập viên, ép vỉ. Sau đó chuyển qua tổ đóng gói.

 Giai đoạn kiểm nghiệm, nhập kho thành phẩm: Kỹ thuật viên kiểm nghiệm thành phẩm khi thành phẩm đạt tiêu chuẩn có phiếu kiểm nghiệm kèm theo thì tiến hành đóng gói.

 Sản phẩm hoàn thành được nhập kho để phục vụ cho công tác tiêu thụ sản phẩm, có thể bán ngay theo đơn đặt hàng của các Công ty khác…

 Sản lượng sản xuất hàng năm tăng (ĐVT: đồng)

bảng 2: bảng sản lượng sản xuất của các phân xưởng

Tên phân xưởng 2004 2005

Phân xưởng Thuốc viên 34.500.000.000 38.000.000.000 Phân xưởng Đông Dược 3.000.000.000 2.800.000.000 Phân xưởng Hóa Dược 16.722.000.000 20.000.000.000

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TRUNG ƯƠNG MEDIPLANTEX (Trang 26 -31 )

×