Thách thức

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS CHO CÁC DOANH NGHIỆP GIAO NHẬN VẬN TẢI VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN NAM VIỆT NAM (Trang 80 - 82)

- Hạn định mở cửa lĩnh vực logistic không còn xa.

Theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam sẽ cho phép các công ty dịch vụ

hàng hải, logistics 100% vốn nƣớc ngoài hoạt động bình đẳng tại Việt Nam vào năm 2012. Điều này đặt các doanh nghiệp GNVT Việt Nam nói chung và khu vực miền Nam nói riêng trƣớc thách thức cạnh tranh gay gắt trên sân nhà. Áp lực cạnh tranh rất lớn từ việc hội nhập quốc tế, sự lớn mạnh không ngừng của thị trƣờng cũng nhƣ những đòi hỏi ngày càng tăng từ phía khách hàng cũng đang đặt ra những thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp logistics.

- Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics trong nước tuy quy mô nhỏ, manh mún nhưng lại chưa biết liên kết lại

Một số các doanh nghiệp logistics Việt Nam trên thị trƣờng miền Nam kinh doanh theo kiểu chụp giật, cạnh tranh thiếu lành mạnh, thi nhau hạ giá dịch vụ để giành đƣợc hợp đồng. Chủ yếu là hạ giá thành thuê container, điều này chỉ có các doanh nghiệp trong nƣớc bị thiệt, còn doanh nghiệp nƣớc ngoài là những ngƣời chủ tàu sẽ đóng vai trò “ngƣ ông đắc lợi”. Một thực tế khác là trong khi các doanh nghiệp của ta còn đang mải “đá nhau” thì các tập đoàn logistics lớn trên thế giới nhƣ APL, Mitsui OSK, Meask Logistics, NYK Logistics..., những tập đoàn hùng mạnh với khả năng cạnh tranh lớn, bề dày kinh nghiệm và nguồn tài chính khổng lồ với hệ thống mạng lƣới đại lý dày đặc, hệ thống kho hàng chuyên dụng, dịch vụ khép kín trên toàn thế giới, mạng lƣới thông tin rộng khắp, trình độ tổ chức quản lý cao, đã và đang từng bƣớc xâm nhập, củng cố, chiếm lĩnh thị trƣờng trong nƣớc.

- Nguồn nhân lực logistics còn thiếu trầm trọng .

Theo ứơc tính của VIFFAS, nếu chỉ tính các nhân viên trong các công ty hội viên thì tổng số khỏang 4000 ngƣời - đây là lực lƣợng chuyên nghiệp, ngoài ra ƣớc tính khỏang 4000-5000 ngƣời thực hiện bán chuyên nghiệp, trong đó gần ¾ số lƣợng nhân viên này thuộc các công ty logistics Việt Nam khu vực phía Nam. Nguồn nhân lực đƣợc đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau. Từ trƣớc tới nay, các trƣờng đại học, cao đẳng chuyên ngành ngoại thƣơng, hàng hải, giao thông vận tải cũng chỉ đào tạo chung các kiến thức cơ bản về nghiệp vụ ngoại thƣơng, vận tải. Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo về loại hình dịch vụ này cũng chƣa nhiều. Ngay cả nhƣ các chuyên gia đƣợc đào tạo chuyên nghiệp trong lĩnh vực này vẫn còn quá ít so với yêu cầu phát triển.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải thiếu và chưa đồng bộ.

Điều này làm cho các chi phí logistics trên thị trƣờng miền Nam cao hơn hẳn các nƣớc khác. Bản thân các công ty logistics trên thị trƣờng miền Nam sẽ tốn nhiều chi phí đầu tƣ, làm giảm lợi nhuận của họ cũng nhƣ khả năng mở rộng dịch vụ. Phân phối chính là mạch máu của nền kinh tế, sản phẩm làm ra cho dù có chất lƣợng cao nhƣng khâu phân phối không tốt, thời gian kéo dài… sẽ làm suy giảm lợi nhuận vì nếu lƣu chuyển chậm, chất lƣợng hàng hóa giảm sút… Vì vậy, muốn đƣa ngành logistics thành ngành mũi nhọn thì phải ƣu tiên phát triển về mọi mặt.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS CHO CÁC DOANH NGHIỆP GIAO NHẬN VẬN TẢI VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN NAM VIỆT NAM (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)