(Bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan)
1.Những thủ lĩnh lãnh đạo phong trào Cần Vương Bình Thuận là: a.Ung Chiếm, Nguyễn Thông, Nguyễn Văn Luận, Phạm Đoan.
b.Ung Chiếm, Nguyễn Văn Luận, Phùng Hàn, Phạm Đoan, Cao Hành. c.Ung Chiếm, Nguyễn Văn Luận, Phạm Đoan, Cao Hành.
d.Ung Chiếm, Nguyễn Văn Luận, Phùng Hàn, Phùng Tố, Phạm Đoan, Cao Hành. 2.Địa bàn hoạt động của nghĩa quân Ung Chiếm, nay thuộc địa bàn:
a.Huyện Hàm Thuận Bắc và thành phố Phan Thiết. b.Huyện Hàm Thuận Bắc và huyện Bắc Bình.
c.Huyện Hàm Thuận Nam và thành phố Phan Thiết. d.Huyện Bắc Bình và huyện Tuy Phong.
3.Thực dân Pháp thiết lập chế độ cai trị tại Bình Thuận từ: a. Năm 1885. b.Năm 1886. c. Năm 1887. d.Năm 1888.
4.Ruộng đất Bình Thuận chủ yếu tập trung trong tay tầng lớp nào: a.Nông dân và người Pháp.
b.Các địa chủ và nhà thờ.
c.Cường hào địa chủ, sĩ quan, viên chức Pháp và nhà thờ. d.Nông dân, cường hào địa chủ và nhà thờ.
5.Có một thứ thuế mà thực dân Pháp đánh vào điều kiện tự nhiên Bình Thuận là: a.Thuế ghe thuyền. b.Thuế muối.
c.Tô nước. d.Thuế thân.
6.Phan Thiết được Vua Thành Thái công nhận là thị xã thời gian nào: a.Năm 1890. b.Năm 1898.
c.Năm 1903. d.Năm 1910.
7.Tầng lớp công nhân Bình Thuận khi mới hình thành chủ yếu làm việc tại: a.Các cơ sở chế biến nước mắm và các ghe thuyền.
b.Các ga xe lửa và nhà máy nước suối Vĩnh Hảo. c.Các đồn điền Cao su ở Đức Linh và Tánh Linh. d.Các sở khai thác muối và các nhà máy xay xát.
8.Ủng hộ thu tưởng Duy tân rất sớm ở Bình Thuận, có những người yêu nước nào: a.Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp.
b.Nguyễn Thông, Trương Gia Mô.
c.Nguyễn Quý Anh, Nguyễn Trọng Lội, Nguyễn Tất Thành. d.Trương Gia Mô, Nguyễn Quý Anh, Nguyễn Trọng Lội.
9.Năm 1909, trước khi dạy học tại trường Dục Thanh, Nguyễn Tất Thành đã đến địa phương nào của tỉnh Bình Thuận và gặp ai?
a.Làng Hà Thủy – Tuy Phong, gặp cụ Nguyễn Thông. b.Làng Bình Thủy – Hòa Đa, gặp cụ Phan Châu Trinh. c.Làng Xuân Thủy – Hàm Thuận, gặp cụ Nguyễn Thông. d.Làng Hà Thủy – Tuy Phong, gặp cụ Trương Gia Mô.
a.Lê Trọng Mâu, Dương Chước, Hồ Quang Cảnh,…
b.Lê Trọng Mâu, Ngô Đức Tốn, Nguyễn Thắng, Nguyễn Tương,…
c.Hồ Quang Cảnh, Nguyễn Thắng, Nguyễn Gia Tú, Nguyễn Tương, Trần Hoành,… d.Ngô Đức Tốn, Nguyễn Thắng, Nguyễn Gia Tú, Nguyễn Tương, Trần Hoành,… 11.Chi bộ Cộng sản đầu tiên của Bình Thuận được thành lập tại đâu, do ai làm bí thư? a.Làng Tùy Hòa (Hàm Đức), đ/c Nguyễn Thắng làm bí thư.
b.Làng Phong Nẫm (Phan Thiết), đ/c Lê Trọng Mâu làm bí thư. c.Làng Tam Tân (La Gi), đ/c Ngô Đức Tốn làm bí thư.
d.Làng Bãi Rạng (Mũi Né), đ/c Hồ Quang Cảnh là bí thư.
12.Hình thức đấu tranh chủ yếu của nhân dân Bình Thuận giai đoạn 1930-1931 là: a.Rải truyền đơn - đấu tranh chính trị.
b.Đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị. c.Lập đội tự vệ - đấu tranh vũ trang là chủ yếu.
d.Chỉ đấu tranh cầm chừng, chủ yếu là xây dựng lực lượng.
13.Tháng 08/1936 tại Phan Thiết, đồng chí Nguyễn Gia Tú đã thành lập: a.Ủy ban vận động Đông Dương đại hội.
b.Trường Cao Đẳng thanh niên Đông Dương.
c.Ủy ban vận động người ứng cử vào Viện dân biểu Trung Kỳ. d.Tổ chức đấu tranh đòi dân sinh dân chủ.
14.Đêm 09/03/1945 tại Bình Thuận xảy ra sự kiện gì:
a.Máy bay Mỹ thả bom vào đảo Phú Quý giết dân thường vô tội. b.Nhật tiến hành đảo chính lật đổ chính quyền Pháp tại Bình Thuận.
c.Một số Đảng viên Nguyễn Sắc Kim, Nguyễn Nhơn, Nguyễn Chúc,… về Bình Thuận hoạt động.
d.Ban vận động Việt Minh lâm thời tỉnh Bình Thuận được thành lập.
15.Cách mạng tháng Tám 1945 ở Bình Thuận thành công vào ngày, tháng, năm nào: a.Ngày 23/08/1945. b.Ngày 24/08/1945.
c.Ngày 25/08/1945. d.Ngày 26/08/1945.
16.Hai đại biểu của Bình Thuận được bầu và trúng cử Quốc hội khóa đầu tiên là ai: a.Nguyễn Tương và Nguyễn Gia Tú.
b.Nguyễn Tương và Nguyễn Sắc Kim. c.Nguyễn Thị Thềm và Nguyễn Tương. d.Huỳnh Tấn Đối và Nguyễn Tương.
17.Năm 1946 Pháp xâm lược lần hai, trận đánh thắng Pháp đầu tiên là trận: a.Trận đánh tại dốc Hồi Long (Tuy Phong).
b.Trận đánh vào Lầu Ông Hoàng (Phan Thiết). c.Trận đánh tại Cầu Phú Long (Hàm Thuận). d.Trận đánh tại Thái An (Hòa Đa).
18.Giai đoạn 1946 đến 1954 tại Bình Thuận có những trận đánh nào quan trọng? a.Dốc Hồi Long, Cầu Phú Long, Thái An, Sông Dinh.
b.Cầu Phú Long, Thái An, Căn Esepic, Sông Dinh. c.Căn Esepic, Sông Dinh, Mương Mán, dốc Hồi Long. d.Dốc Hồi Long, Lầu Ông Hoàng, Căn Esepic, Sông Dinh.
19.Để đấu tranh chống Mỹ-Diệm lực lượng nhân sỹ trong tổ chức “bảo vệ hòa bình” của Phan Thiết, Hàm Thuận đã làm gì?
a.Vận động 300 quần chúng biểu tình kéo về đồn Ngã hai (Hàm Mỹ) đưa kiến nghị đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.
b.Đưa bản kiến nghị với 2000 chữ ký lên tên tỉnh trưởng Bình Thuận, đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Gơ-ne-vơ.
c.Đưa một số tổ chức đoàn thể của ta ra hoạt động hợp pháp. d.Tổ chức đấu tranh tuyệt thực tại dinh Tỉnh trưởng Bình Thuận.
20.Nhằm đánh phá phong trào cách mạng miền núi, Mỹ-Diệm đã thực hiện chính sách gì:
a.Dồn dân lập ấp chiến lược, chia ruộng đất cho nông dân. b.Chuyển đồng bào từ miền núi xuống ở đồng bằng.
c.Gom dân tại chỗ, lập “khu trù mật”, “khu dinh điền”. d.Thả chất độc hóa học, tàn sát đồng bào.
21.Trận đánh thắng nào tại Bình Thuận được xem là “chiến thắng mở đầu cho bước ngoặc lịch sử của phong trào chống Mỹ-Ngụy, cứu nước ở miền Nam”?
a.Chiến thắng Hoài Đức-Tánh Linh. b.Chiến thắng Căn Esepic (Phan Thiết). c.Chiến thắng đường 8 (nay là Quốc lộ 28). d.Chiến thắng Hoài Đức-Bắc Ruộng.
22.Các cuộc đấu tranh chính trị ở Bình Thuận giai đoạn 1964-1973, lực lượng tham gia chủ yếu là:
a.Học sinh trường Phan Bội Châu, trường Bồ Đề và thanh niên phật tử. b.Các giáo chức và các đoàn thể trong giới phật tử.
c.Lực lượng trong giới trí thức và tiểu thương chợ Phan Thiết. d.Lực lượng binh lính có cảm tình với cách mạng.
23.Năm 1964 địch đã thành lập cơ quan nào để điều hành các cuộc hành quân càn quét từ Bình Thuận đến Lâm Đồng?
a.Chi khu Bình Lâm. b.Biệt khu Bình Lâm.
c.Chiến lược miền Tây. d.Chi khu Châu Thành-Phan Thiết. 24.Trận đánh Mỹ đầu tiên trên địa bàn Bình Thuận diễn ra tại địa phương nào? a.Hòa Đa, Thuận Phong. b.Hàm Thuận, Phan Thiết. c.Hoài Đức, Tánh Linh. d.Hàm Tân, Tuy Phong.
25.Tiểu đoàn 482 phục kích trên quốc lộ 28 đánh đoàn xe tiếp tế của địch từ Phan Thiết lên Ma Lâm vào ngày tháng năm nào?
a.20/02/1966. b.21/03/1966. c.23/01/1966. d.21/02/1966.
26.Trong trận Mậu Thân 1968 tại Phan Thiết, có nhiều tấm gương hy sinh anh dũng nhưng có một người được phong anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, đó là:
a.Anh hùng Nguyễn Hội. b.Anh hùng Từ Văn Tư.
27.Chiến thắng nào tại Bình Thuận, góp phần vào chuyển biến tình hình, tạo tiền đề cho cuộc tiến công và nổi dậy, giải phóng hoàn toàn quê hương Bình Thuận?
a.Giải phóng Chi khu Tánh Linh, ngày 24/12/1974. b.Giải phóng Chi khu Hoài Đức, ngày 12/12/1974. c.Giải phóng Chi khu Thiện Giáo, ngày 08/04/1975. d.Giải phóng Sân bay Căng ESEPIC, ngày 09/04/1975.
28.Đảo Phú Quý, phần đất cuối cùng của Bình Thuận được giải phóng vào ngày: a.Ngày 18/04/1975. b.Ngày 19/04/1975.
c.Ngày 23/04/1975. d.Ngày 27/04/1975.
29.Những khó khăn mà năm đầu tiên mới giải phóng 1975, Bình Thuận gặp phải là gì?
a.Cơ sở hạ tầng hư hỏng nặng, lực lượng chống phá chính quyền vẫn còn. b.Cầu cống hư hỏng, nhiều bom đạn vẫn nằm trong lòng đất.
c.Các đảng phái phản động, ngụy quân, ngụy quyền vẫn ngấm ngầm hoạt động chống phá cách mạng.
d.Thiếu thốn lương thực.
30.Đảng bộ và nhân dân Bình Thuận đã làm gì để vượt qua khó khăn trong bước đầu xây dựng CNXH, giai đoạn 1975-1985?
a.Coi trọng sản xuất, lập các hợp tác xã nông nghiệp.
b.Đầu tư hơn 70% vốn đầu tư cho ngành công nghiệp và thủy lợi. c.Ưu tiên xóa nạn mù chữ, truy quét các tổ chức phản động. d.Tất cả các việc làm trên.
31.Từ 1986, Bình Thuận đã thực hiện đường lối đổi mới của Đảng như thế nào? a.Thực hiện cơ chế khoán 10, chuyển sang kinh tế thị trường.
b.Tăng cường xây thêm nhiều công trình thủy lợi để giải quyết vấn đề khô hạn. c.Tăng cường hoạt động kinh tế đối ngoại, sản xuất hàng xuất khẩu.
d.Tất cả những vấn đề trên.
32.Bước vào thế kỷ XXI, kinh tế Bình Thuận đang hứa hẹn thành công ở những lĩnh vực nào?
a.Công nghiệp dầu khí và công nghiệp nước mắm. b.Du lịch và xuất khẩu nông - lâm - thủy - sản. c.Xuất khẩu trái thanh long sang Mỹ và Châu Âu. d.Xuất hiện nhiều các khu công nghiệp.