0
Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Ngân hàng nên có biện pháp tính giảm thủ tục và chi phí hành chính đối với các đơn vị cho vay ngoài quốc doanh.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN ĐÀ NẴNG.DOC (Trang 39 -40 )

- Có đảm bảo bằng tài sản Không đảm bảo bằng tà

2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NHSGTT ĐÀ NẴNG

2.4. Ngân hàng nên có biện pháp tính giảm thủ tục và chi phí hành chính đối với các đơn vị cho vay ngoài quốc doanh.

Để tăng tính cạnh tranh, Ngân hàng nên áp dụng các biện pháp làm tinh giảm thủ tục và chi phí hành chính, hạn chế bớt số lần làm công chứng tài sản thế chấp cho các đơn vị ngoài quốc doanh có quan hệ vay trả nhiều lần trong năm với ngân hàng như sau:

- Cho phép doanh nghịêp vay vốn được quyền sử dụng một hạn mức tín dụng trong suốt thời gian hợp đồng.

- Dựa trên hạn mức tín dụng, doanh nghiệp có thể rút vốn hoặc hoàn trả vốn vay nhiều lần tuỳ theo yêu cầu sử dụng. Từ đó việc rút vốn từng lần này sẽ giúp cho ngân hàng quản lý, theo dõi chặt chẽ được mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng.

Vì vậy, mỗi lẫn rút vốn bằng khế ước, doanh nghiệp phải nêu rõ mục đích sử dụng vốn vay có văn bản.

- Các biện pháp xử lý các khoản nợ quá hạn:

Khi một đơn vị vay vốn phát sinh nợ quá hạn, Ngân hàng cần phải xem xét phân tích.

+ Nếu người vay gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn về tài chính tạm thời, có khả năng khắc phục lại được. Ngân hàng nene áp dụng kịp thời các biện pháp sau đây để bảo vệ được lợi ích của Ngân hàng và cứu lấy người vay, khôi phục sức mạnh tài chính của họ.

+ Tăng thêm vốn: Đối với những khoản nợ khó đòí xét thấy khách hàng còn khả năng duy trì để phát triển kinh doanh và thái độ trách nhiệm trả nợ của khách hàng không có ý chần chờ thì nhân viên tín dụng nên linh hoạt xem xét, nếu thấy khách hàng còn có thể đứng dậy được thì chi nhánh nên tiếp tục cho vay, Biện pháp này không những tránh cho khách hàng không bị phá sản mà còn tạo khả năng thu hồi triệt để những khoản nợ cho ngân hàng. Và uy tín Ngân hàng sẽ được ngày càng được nâng cao vì khách hàng sẽ giới thiệu cho các doanh nghiệp khác. Nếu khách hàng không thể tăng thêm tài sản thế chấp, ngân hàng có thể kêu gọi bảo lãnh cho doanh nghiệp bởi những người cung ứng hoặc tiêu sản phẩm.

Chuyển nợ quá hạn và gia hạn cho người vay, điều chỉnh hợp đồng cho vay để kéo dài thời gian trả nợ. Biện pháp này giúp cho doanh nghiệp có đủ thời gian cần thiết để trả nợ.

Như vậy, trong hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các biện pháp khai thác khách hàng như trên được xem như là giải pháp hữu hiệu để xử lý một khoản tín dụng đã trở thành nợ khó đòi. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, khi cân nhắc mọi yếu tố và nhận thấy rằng khả năng cải thiện tình hình tài chính của người vay là xa vời, việc gia hạn hợp đồng cho vay ngắn hạn là rất mạo hiểm. Vì vậy, ngân hàng nên sử dụng biện pháp thanh lý cuối cùng sau khi đã áp dụng một vài hình thức khai thác giúp đỡ nào đó nhưng không thành công. Ngân hàng có thể áp dụng những biện pháp thanh lý sau:

- Nếu là khoản vay có tài sản đảm bảo, ngân hàng cùng với chuyên gia tư vấn pháp luật, nhân viên thanh lý chuyên nghiệp bán đấu giá tài sản thế chấp.

- Nếu khoản vay không có tài sản để bán, ngân hàng phải chờ sự phán quyết của tòa án để có biện pháp thu hồi.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN ĐÀ NẴNG.DOC (Trang 39 -40 )

×