Chức năng nghiệp vụ của các phòng nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thái Bình (Trang 30 - 35)

III. Cơ cấu tổ chức nhân sự của Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thái Bình

2. Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn

2.3. Chức năng nghiệp vụ của các phòng nghiệp vụ

Các phòng ngành bao gồm: phòng Nông nghiệp, Công nghiệp và giao thông, Kinh tế đối ngoại và thương mại dịch vụ, Văn hoá xã hội có nhiệm vụ:

- Tham mưu cho lãnh đạo cơ quan tổng hợp xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thuộc các ngành, các lĩnh vực do phòng phụ trách. Đề xuất các chủ trương, biện pháp, cơ chế chính sách để tổ chức, quản lý thực hiện các kế hoạch đã đề ra.

- Phối hợp với các Sở, nghành, huyện, thành phố xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn về phát triển kinh tế – xã hội và kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm: nắm nhu cầu, dự kiến bổ sung, điều chỉnh, tổ chức khai thác nguồn vốn, nắm tình hình thực hiện kế hoạch và đánh giá hiệu quả đầu tư của các nghành, đơn vị thuộc lĩnh vực phòng phụ trách.

- Phối hợp với phòng Tổng hợp – quy hoạch dự thảo chiến lược quy hoạch tổng thể, quy hoạch ngành về phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh thuộc phòng phụ trách.

- Tham mưu cho Lãnh đạo Sở trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu và kết quả đấu thầu các dự án đầu tư XDCB thuộc ngành, lĩnh vực do phòng phụ trách; có trách nhiệm tham gia ý kiến với phòng Thẩm định – XDCB về những nội dung có liên quan đến công tác thẩm định dự án khi có ý kiến của lãnh đạo cơ quan hoặc phòng Thẩm định – XDCB đề xuất.

- Tham mưu cho giám đốc Sở thực hiện quản lý Nhà nước về đấu thầu theo đúng qui định của Nhà nước và của UBND tỉnh đảm bảo các thủ tục đầu tư nhanh gọn, đúng thời gian quy định.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Sở giao.

- Tổng hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm về định hướng phat triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh, đề xuất các chủ trương, cơ chế chính sách, biện pháp, các cân đối chủ yếu của các thời kỳ kế hoạch về phát triển kinh tế – xã hội, báo cáo lãnh đạo cơ quan trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Giúp lãnh đạo Sở tham mưu cho UBND tỉnh quản lý Nhà nước về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, hướng dẫn các cấp, các ngành các địa phương quản lý tình hình thực hiện qui hoạch phát triển kinh tế – xã hội.

- Giúp lãnh đạo Sở tổ chức hội nghị triển khai, hướng dẫn các cấp, các ngành trong tỉnh xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm và hàng năm.

- Xử lý, tổng hợp và dự thảo các báo cáo về kinh tế – xã hội trình lãnh đạo Sở ký duyệt báo cáo UBND tỉnh và Bộ KHĐT theo định kỳ và đột xuất.

- Giúp giám đốc Sở chuẩn bị nội dung chương trình công tac qúy, 6 tháng và hàng năm của cơ quan; nội dung giao ban qúy với phòng Tài chính – Kế hoạch huyện, thành phố và giao ban hàng tháng với lãnh đạo, Trưởng các phòng thuộc Sở.

- Làm đầu mối tổng hợp các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu, đề tài nghiên cứu khoa học.

- Theo dõi và thẩm định công tác đấu thầu các dự án thuộc lĩnh vực phòng phụ trách ( công trình quản lý nhà nước, công trình đô thị, công trình công cộng, công trình an ninh quốc phòng và các công trình của dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách huyện, thành phố, xã phường, thị trấn theo phân cấp – không thuộc các phòng ngành phụ trách ); có trách nhiệm tham gia ý kiến với phòng Thẩm định – XDCB về những nội dung có liên quan đến công tác thẩm định dự án khi có ý kiến của lãnh đạo cơ quan hoặc phòng Thẩm định – XDCB đề xuất.

- Dự kiến phân bổ, điều chỉnh, bổ sung nguồn vốn đầu tư XDCB.

- Tổng hợp nhu cầu đầu tư từ các phong ngành, dự kiến cơ cấu, phân bổ kế hoạch vốn đầu tư cho từng lĩnh vực, báo cáo lãnh đạo cơ quan chuyển cho các phòng ngành để dự kiến phân bổ cho các danh mục dự án đầu tư. Tổng hợp kế hoạch dự kiến phân bổ của các phòng nghành gửi đến báo cáo của các lãnh đạo cơ quan xem xét trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Tổng hợp báo cáo điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư XDCB từ các phòng ngành ( nếu có ) báo cáo lãnh đạo cơ quan xem xét trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Lập các dự án quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội ở địa phương khi được cấp có thẩm quyền phân công.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Sở giao.

b. Phòng Thẩm định – XDCB.

- Làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ dự án, chủ trì thẩm định các dự án XDCB thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước được phân cấp theo qui định hiện hành, thực hiện chế độ “ một cửa ” đối với công tác tiếp nhận và thụ lý hồ sơ thẩm định dự án.

- Chủ trì nghiên cứu, thẩm định các dự án đầu tư theo qui định cho lãnh đạo Sở trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Xin ý kiến các nghành, các phòng nghành về các nội dung có liên quan đến công tác thẩm định dự án khi thấy cần thiết.

- Phát hành văn bản theo qui định, thực hiện công tác thu chi lệ phí, đóng dấu thẩm định theo qui định; định kỳ 6 tháng hoặc đột xuất tổng hợp kết quả công tác thẩm định chuyển cho phòng Tổng hợp – Qui hoạch.

- Tham mưu đề xuất các cơ chế chính sách về quản lý đầu tư XDCB ( có liên quan đến công tác thẩm định dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh ).

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Sở giao.

c.Phòng Kinh tế đối ngoại - thương mại.

Ngoài các nhiệm vụ đã nêu chung, phòng còn nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định các dự án thuộc nguồn vốn ODA, FDI, NGO. Giúp giám đốc Sở tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện quản lý Nhà nước về quản lý, sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA và viện trợ phi chính phủ NGO theo Quyết định của UBND tỉnh về quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thái Bình ( bao gồm các giai đoạn chuẩn bị đầu tư, lập hồ sơ dự án, báo cáo cấp giấy chứng nhận đầu tư, theo dõi tình hình thực hiện của dự án ). Cân đối các nguồn vốn đối ứng ODA, NGO, báo cáo lãnh đạo và gửi phòng Tổng hợp - Quy hoạch.

d. Phòng đăng ký kinh doanh có các nhiệm vụ sau:

- Nhiệm vụ quyền hạn của phòng đăng ký kinh doanh được qui định tại điểm 1, điêù 163 Luật doanh nghiệp năm 2005.

- Tiếp nhận những ý kiến và khiếu nại của các doanh nghiệp về việc đăng ký kinh doanh, đề xuất lãnh đạo cơ quan và UBND tỉnh giải quyết theo thẩm quyền.

- Kiểm tra, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật.

- Tổng hợp và gửi báo cáo định kỳ về tình hình đăng ký kinh doanh với Bộ KHĐT và UBND tỉnh theo qui định.

- Thực hiện các nhiệm vụ công tác khác do lãnh đạo cơ quan giao.

e. Thanh tra Sở:

-Tổ chức triển khai và thực hiện theo Nghị định số 148/2005/NĐ-CP ngày 30/11/2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra kế hoạch và đầu tư. Tham mưu cho lãnh đạo Sở xây dựng kế hoạch triển khai

thực hiện công tác thanh kiểm tra theo quyết định của UBND tỉnh đã phê duyệt chương trình thanh tra hàng năm của Thanh tra Tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn tổ chức triển khai kiểm tra về hoạt động đầu tư sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn vay, nội dung ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

- Hướng dẫn UBND các huyện, thành phố và các chủ đầu tư thực hiện đầy đủ nội dung yêu cầu của công tác giám sát, đánh giá đầu tư.

- Tổng hợp báo cáo công tác giám sát đánh giá đầu tư theo quy định.

f. Bộ phận tiếp nhận và trả kêt quả của Sở KHĐT

- Hướng dẫn lập hồ sơ đăng ký kinh doanh, hồ sơ dự án đầu tư XDCB hợp pháp, hợp lệ theo quy định của pháp luật.

- Tiếp nhận hồ sơ ĐKKD, hồ sơ dự án đầu tư XDCB hợp pháp, hợp lệ theo qui định của pháp luật.

- Viết giấy biên nhận hồ sơ ĐKKD, hồ sơ dự án đầu tư XDCB hợp pháp và chuyển hồ sơ cho phòng liên quan để thẩm định. Khi có kết quả đã được lãnh đạo Sở và người có thẩm quyền ký duyệt, phòng chuyên môn giao kết quả lại cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

- Vào sổ tổng hợp, phối hợp với văn phòng thu lệ phí ĐKKD, lệ phí thẩm định dự án và trả kết quả cho tổ chức, cá nhân để triển khai thực hiện.

g.Văn phòng Sở có các nhiệm vụ sau:

- Tham mưu cho lãnh đạo cơ quan thực hiện công tác tổ chức cán bộ, thực hiện quy chế làm việc và quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan. Thực hiện chế độ tổng kết hàng năm, tham gia xây dựng bộ máy kế hoạch và đầu tư của các ngành và huyện, thành phố.

- Phối hợp với phòng ngành, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thực hiện việc thu nộp, quản lý, sử dụng kinh phí các đề tài dự án, lệ phí ĐKKD và lệ phí thẩm định dự án.

- Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, theo dõi thi đua trong cơ quan và toàn ngành kế hoạch đầu tư trong tỉnh.

- Thực hiện công tác hành chính, quản trị của cơ quan, bao gồm các mặt công tác:

+ Văn thư, lưu trữ hồ sơ và tài liệu, đánh máy, in, sao tài liệu, quản lý vận hành hệ thống máy vi tính trong cơ quan.

+ Thường trực bảo vệ cơ quan + Công tác kế toán tài vụ cơ quan

+ Mua sắm, sửa chữa, quản lý tài sản và phương tiện làm việc, phục vụ các nhu cầu công tác và sinh hoạt trong cơ quan.

- Thực hiện các nhiệm vụ công tác khác do lãnh đạo giao.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thái Bình (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w