Giải pháp thực hiện phương hướng và mục tiêu hoạt động BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội đã đề ra

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà nội (Trang 32 - 37)

nhánh Bắc Hà Nội đã đề ra

Chi nhánh BIDV Bắc Hà Nội đang hướng tới mục tiêu xây dựng và giao KHKD trên cơ sở hiệu quả kinh doanh của từng lĩnh vực hoạt động, từng nhóm sản phẩm sản phẩm trên cơ sở hướng đến các nhóm đối tượng khách hàng: Định chế tài chính, khách hàng doanh nghiệp (bán buôn), các khách hàng cá nhân- hộ gia đình (bán lẻ), do vậy trong KHKD 2009 và kế hoạch 2009-2010 các chi nhánh cần tập trung vào các nội dung sau:

2.1.Với hoạt động tín dụng:

-Triển khai tổng kết công tác quản lý tín dụng và hoạt động kinh doanh tín dụng năm 2008, từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm trong điều hành hoạt động kinh doanh tín dụng. Áp dụng vào thực tế của việc lập, xây dựng kế hoạch và quản lý, điều hành hoạt động tín dụng năm 2009 và các năm tới. -Đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất khẩu: cần phải thống nhất quan điểm, nhận thức, coi tín dụng tài trợ xuất khẩu thực sự là một hoạt động nghiệp vụ trọng tâm của toàn hệ thống, có ý nghĩa to lớn trong việc chuyển đổi BIDV thành ngân hàng bán lẻ hiện đại, là định hướng phát triển có tính ổn định, bền vững trong thời gian tới đối với BIDV.

-Trong điều kiện các chi phí sản xuất đầu vào đang có sự giảm giá rất lớn trong thời gian gần đây, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu như sắt, thép,

xăng dầu, vật liệu xây dựng…, cần đặc biệt lưu ý các Chi nhánh trong quá trình quản lý, kiểm tra sử dụng vốn vay, tính toán để từ đó yêu cầu khách hàng, chủ đầu tư, nhà thầu điều chỉnh hợp đồng cung ứng vật tư, thiết bị, hàng hoá phù hợp với mức giá thị trường; Cùng với khách hàng vay vốn kiểm kê vật tư, hàng tồn kho để xác định mức độ ảnh hưởng, trên cơ sở đó tính toán lại hạn mức tín dụng. Yêu cầu nhà thầu, chủ đầu tư điều chỉnh ngay các hợp đồng cung ứng vật tư, thiết bị do giảm giá, tránh và ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng trong quản lý giá.

- Tập trung, dốc sức triển khai quyết liệt, đồng bộ công tác xử lý, thu hồi nợ qúa hạn, nợ xấu: Bên cạnh việc gia tăng tín dụng, trong đó chủ yêu là tín dụng ngắn hạn, tín dụng xuất khẩu cần xác định mục tiêu không kém phần quan trọng là việc đánh giá đúng, đầy đủ, trung thực và toàn diện nợ xấu, từ đó đề ra các biện pháp xử lý linh hoạt và triệt để. Triệt để thực hiện công tác thu hồi nợ hạch toán ngoại bảng để bổ xung vốn điều lệ, tạo điều kiện gia tăng nền vốn hoạt động và giá trị doanh nghiệp khi BIDV thực hiện cổ phần hoá vào năm 2009; Rà soát, đánh giá và xác định đầy đủ lãi treo của toàn hệ thống, tiếp tục triển khai các biện pháp triệt để, toàn diện tận thu lãi treo.

- Tập trung hướng đến việc phân loại cụ thể theo khách hàng và theo tính chất, mục đích của khoản vay. Chi nhánh tập trung thống kê cụ thể, chi tiết trên cơ sở xác định rõ khách hàng mục tiêu, ngành nghề mũi nhọn cần mở rộng tín dụng trong từng lĩnh vực bán buôn, bán lẻ. Các bộ phận quan hệ khách hàng phải rà soát, xây dựng kế hoạch chi tiết đến từng khách hàng, từng khoản vay để đề ra kế hoạch tăng trưởng tín dụng hợp lý Chi nhánh cần xây dựng mục tiêu tăng trưởng tín dụng chung cho cả 02 năm và đưa ra lộ trình tăng trưởng cho từng năm 2009, 2010.

Việc mở rộng tín dụng phải trên cơ sở khách hàng tốt, khoản vay tốt, có mức chênh lệch lãi suất hiệu quả, đồng thời phải kết hợp được việc mở rộng tín

dụng với bán chéo các sản phẩm dịch vụ và tăng huy động vốn, nghiên cứu xây dựng các gói sản phẩm cho cho từng đối tượng khách hàng khác nhau, không ngừng cơ cấu lại nền khách hàng.

- Thường xuyên cơ cấu lại dư nợ để luôn đạt được các mục tiêu về giá trị doanh nghiệp, các chỉ số cơ bản sẵn sàng phục vụ cổ phần hóa.

- Về mặt cơ cấu: Tiếp tục giảm dần tốc độ tăng trưởng cho vay trung dài hạn, tập trung tăng trưởng cao hơn đối với tín dụng ngắn hạn, từ đó giàm dần tỷ trong dư nợ trung dài hạn trong tổng dư nợ.

Tăng tối đa các tài sản của khách hàng để đảm bảo cho dư nợ vay, nâng dần Tỷ trọng Dư nợ có tài sản đảm bảo.

Đối với tỷ trọng dư nợ Ngoài quốc doanh trong tổng dư nợ: Tiếp tục duy trì trong phạm vi 70-75%.

- Về mặt chất lượng: thường xuyên theo dõi, giám sát và chủ động không chế nợ xấu trong phạm vi cho phép, mục tiêu toàn ngành là giảm nợ xấu xuống dưới 3%. Không để phát sinh nợ xấu, lãi treo, nợ quá hạn mới. Những chi nhánh có mức độ nợ xấu cao hơn 3%, phải xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện theo hướng nỗ lực, kiên quyết thu hồi nợ xấu để giảm tỷ lệ này xuống dưới 3%.

- Có kế hoạch, lộ trình, biện pháp, giải pháp cụ thể, quyết liệt đối với việc thu nợ ngoại bảng, lãi treo tồn đọng.

2.2. Với hoạt động huy động vốn: Dự kiến tốc độ tăng trưởng huy động vốn

(gồm cả KBNN, BTC) cuối kỳ tăng trưởng 19%, huy động bình quân tăng trưởng 18%. Hướng đến mục tiêu giao kế hoạch theo các sản phẩm, khách hàng, việc xây dựng kế hoạch huy động vốn phải bám sát và dự kiến được các luồng tiền vào, ra của từng khách hàng/nhóm khách hàng. Các đơn vị quan hệ khách hàng tại chi nhánh phải hết sức quan tâm đến công tác thông kê, theo dõi, thu thập các số liệu lịch sử của khách hàng, chú trọng nghiên cứu, tìm

kiểu kỹ các nhu cầu của từng loại đối tượng khách hàng đáp ứng và xây dựng kế hoạch huy động theo từng nhóm sản phẩm cụ thể.

Đồng thời việc xây dựng kế hoạch huy động vốn phải tập trung đẩy mạnh số liệu bình quân và bám sát các quy định, yêu cầu của quy chế điều chuyển vốn nội bộ trên cơ sở giá bán/mua vốn bình quân của chi nhánh và của Trung tâm vốn, tập trung khai thác những nguồn vốn có chênh lệch cao so với giá điều chuyển vốn nội bộ để tăng thu nhập cho chi nhánh và nâng cao hiệu quả hoạt động chung của toàn ngành. Kế hoạch huy động vốn phải được xây dựng trên nguyên tắc đảm bảo nền vốn hoạt động ổn định, giá vốn hợp lý, tăng huy động vốn thông qua cung cấp các dịch vụ, tiện ích.

Khác với các năm trước, từ năm 2009 trở đi Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam sẽ thực hiện giao kế hoạch huy động vốn bao gồm cả huy động tiền gửi của kho bạc nhà nước và Bộ tài chính để đảm bảo tính thống nhất trong việc phân bổ, quản lý và theo dõi giữa các Ban tại Hội sở chính và các chi nhánh theo từng đối tượng khách hàng Định chế tài chính/Khách hàng doanh nghiệp / khách hàng bán lẻ.

Định hướng tăng trưởng huy động vốn 2009 hiện vẫn chưa được Ban lãnh đạo quyết định, nên tạm thời dự kiến tăng trưởng huy động vốn cuối kỳ toàn

ngành là 19%. Tuy nhiên chi nhánh căn cứ vào mục tiêu chung của toàn ngành và tình hình cụ thể trên địa bàn để xây dựng kế họach tăng trưởng huy động 02 năm 2009- 2010 và xác định tốc độ của riêng từng năm 2009, 2010.

2.3. Hoạt động dịch vụ: Kế hoạch dịch vụ phải được xây dựng với mức tăng

trưởng cao, nỗ lực lớn nhất trên cơ sở khai thác triệt để các lợi thế, tận dụng mọi thời cơ, cơ hội, đồng thời lường đón được các tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và các khó khăn của nền kinh tế đất nước. Xác định quy mô tăng trưởng dịch vụ phải chi tiết đến từng dòng sản phẩm cụ thể, đến từng loại đối tượng khách hàng. Đối với các sản phẩm dịch vụ truyền

thống (bảo lãnh, thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, ngân quỹ,…) phải đẩy mạnh tăng trưởng gắn với tăng trưởng tín dụng và huy động vốn.

Đối với các sản phẩm kinh doanh ngoại tệ và các dịch vụ tài chính phái sinh, … phải phân tích, đánh giá tình hình cụ thể để xây dựng kế hoạch, đặc biệt trong bối cảnh biến động khó lường hiện nay có thể sẽ phát sinh nhiều cơ hội kinh doanh tốt .

Bên cạnh đó cần đẩy mạnh các dịch vụ điện tử và các dịch vụ thẻ, nghiên cứu và cung cấp các dịch vụ gia tăng để tăng tính hấp dẫn của các dịch vụ ngân hàng cung cấp qua hệ thống ATM, POS,…

Kế hoạch thu dịch vụ ròng phải được xây dựng cho cả giai đoạn 02 năm 2009-2010, đồng thời xác định mức kế hoạch cụ thể từng năm 2009, 2010.

2.4. Chênh lệch thu chi: Dự kiến 2009, chênh lệch thu chi của các chi nhánh

phải được xây dựng trên cơ sở mức nỗ lực phấn đấu cao nhất nhằm đảm bảo mục tiêu lợi nhuận của toàn ngành chuẩn bị cho cổ phần hóa và đảm bảo gia tăng thu nhập cho người lao động trong điều kiện lạm phát còn ở mức cao. Chi nhánh cần nỗ lực phấn đấu, tìm mọi giải pháp, biện pháp để bứt phá gia tăng chênh lệch thu chi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi nhánh phải xây dựng kế hoạch chênh lệch thu chi 2009-2010, đặc biệt cần xây dựng kế hoạch theo hướng tăng trưởng mạnh chênh lệch thu chi bình quân đầu người.

2.5. Cải thiện cơ cấu thu nhập- tăng hiệu quả kinh doanh: Hiện nay tỷ trọng

thu từ hoạt động tín dụng còn cao, hoạt động tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro, chi phí dự phòng rủi ro rất lớn. Yêu cầu đặt ra là phải nhanh chóng thay đổi cơ cấu thu nhập, tập trung tăng thu từ hoạt động phi tín dụng (dịch vụ, đầu tư…) để đảm bảo mục tiêu chung là lợi nhuận tăng trưởng đạt mục tiêu chung của toàn hệ thống. Trong tính toán thu nhập cố gắng phân rõ nguồn thu theo sản

phẩm chi tiết về tín dụng, huy động vốn, dịch vụ làm cơ sở cho việc xây dựng và quản lý hoạt động đến từng nhóm sản phẩm, nhóm khách hàng.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà nội (Trang 32 - 37)