Khách hàng không?  nhánh, công ty mẹ, công ty liên doanh, liên kết của khách hàng không?  giám đốc, cổ đông chính có ảnh hưởng đáng kể của khách hàng không?  hoặc năm thực hiện kiểm toán không?  không?    

Một phần của tài liệu hoàn thiện quy trình kiểm toán doanh thu trong kiểm toán bctc do công ty tnhh kiểm toán và tư vấn apec thực hiện (Trang 49 - 93)

hàng, thành viên ban giám đốc, cổ đông chính có

ảnh hưởng đáng kể của khách hàng không? 

Kiểm toán viên có nắm giữ vị trí quản lý quan trọng, chịu trách nhiệm điều hành hoặc là nhân viên của

khách hàng trong năm tài chính được kiểm toán

hoặc năm thực hiện kiểm toán không? 

Kiểm toán viên có bất kỳ một khoản cho vay đối với khách hàng hoặc thành viên ban giám đốc , cổ đông

chính có ảnh hưởng đáng kể của khách hàng không? 

Kiểm toán viên có bất kỳ một khoản nợ đối với khách hàng hoặc thành viên ban giám đốc, cổ đông

chính có ảnh hưởng đáng kể của khách hàng không? 

Kiểm toán có trực tiếp hay được uỷ quyền để nhận bất kỳ một khoản lợi ích tài chính nào từ khách hàng

không? 

Kiểm toán viên có người thân, thành viên cùng gia đình (bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) đang sở hữu cổ phần hay các khoản đầu tư tương tự

của khách hàng không?

Thứ ba là công tác chuẩn bị vật chất: Để cuộc kiểm toán đạt chất lượng tốt, công ty APEC đã chuẩn bị đầy đủ các phương tiện vật chất như tài liệu, máy tính, giấy làm việc… Đồng thời công ty còn gửi cho khách hàng danh mục tài liệu cần chuẩn bị. Phía công ty khách hàng có trách nhiệm cung cấp đầy đủ kịp thời cho phía kiểm toán các thông tin cần thiết, cung cấp các số liệu và chứng từ có liên quan…

Trên cơ sở hợp đồng kiểm toán đã được ký kết, KTV sẽ tiến hành lập kế hoạch kiểm toán.

2.2.2 Lập kế hoạch kiểm toán

Công việc lập kế hoạch chiến lược thường do người phụ trách cuộc kiểm toán đảm nhận và cũng có thể là do nhà quản trị cấp cao hơn hoạch định. Tuy nhiên không phải bất kỳ cuộc kiểm toán nào cũng cần phải lập kế hoạch chiến lược. Chỉ có những cuộc kiểm toán cho những công ty lớn, kéo dài hoặc kiểm toán năm đầu tiên. Đốí với công ty ABC là khách hàng kiểm toán năm đầu tiên:

+ Mục tiêu của cuộc kiểm toán:

- Đảm bảo rằng các khu vực kiểm toán khác nhau được quan tâm một cách hợp lý.

- Đảm bảo rằng các vấn đề tiềm ẩn đều được nhận biết. - Thuận lợi cho việc soát xét.

- Lập kế hoạch cũng trợ giúp phân công công việc phù hợp cho các thành viên trong nhóm kiểm toán

- Đảm bảo cho những cân nhắc, đánh giá của KTV là phù hợp với việc lập kế hoạch cho các công ty ở mọi quy mô. Tuy nhiên việc lập kế hoạch cho các công ty có quy mô nhỏ sẽ không yêu cầu phải không quá phức tạp và tiêu tốn nhiều thời gian. Một vấn đề hết sức quan trọng là tất cả các phần của kế hoạch kiểm toán đều phải được xem xét và và được ghi chép đầy đủ và kế hoạch kiểm toán phải được phê duyệt và thông báo cho tất cả các nhân viên trong nhóm kiểm toán.

+ Công ty Kiểm toán APEC sẽ tham gia chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho, tiền, tài sản cố định tại Công ty ABC vào ngày 31/12/2010

+ Công ty Kiểm toán APEC sẽ tiến hành kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2010 từ ngày 12/02/2011 đến ngày 15/02/2011

+ Sau khi kiểm toán, Công ty APEC sẽ cung cấp cho Công ty ABC bản Báo cáo kiểm toán của năm 2010.

+ Các BCTC của năm 2010 Công ty APEC sẽ tiến hành kiểm toán gồm: Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2010

Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2010 Thuyết minh BCTC năm 2010

+ Phí kiểm toán là 80 triệu (giá đã bao gồm thuế VAT)…

2.2.2.2 Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể

Để lập kế hoạch tổng thể, công việc cần làm trước tiên là thu thập những thông tin cơ bản của khách hàng như: Loại hình doanh nghiệp, thời gian hoạt động, chủ sở hữu, cơ cấu nhân sự chủ chốt… Đồng thời, Kiểm toán viên tìm hiểu về các quy định và việc thực hiện các quy định của Nhà nước, xu hướng phát triển của ngành, lĩnh vực đó… Qua đó xác định được điểm mạnh, điểm yếu của khách hàng và những vấn đề trọng tâm cần lưu ý trong quá trình kiểm toán.

Thu thập thông tin cơ sở

Do Công ty ABC là một khách hàng năm đầu tiên của công ty nên công ty tiến hành thu thập thông tin một cách kỹ lưỡng so với khách hàng kiểm toán nhiều năm (sau khi đã tìm hiểu sơ bộ về khách hàng ở giai đoạn đầu trước khi ký kết hợp đồng kiểm toán).

- Hình thức sở hữu: Công ty ABC là một Công ty cổ phần, là một pháp nhân, thực hiện chế dộ hạch toán kinh tế độc lập. Công ty được thành lập theo quyết định số 1234/QĐ/BNN-TCCB ngày 28/12/2001. Với số vốn điều lệ 10 tỷ Việt Nam đồng.

- Ngành nghề kinh doanh theo “Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh của công ty cổ phần lần thứ năm” của Công ty, công ty hoạt động trong lĩnh vực:

Sản xuất các sản phẩm từ gỗ, composit

Sản xuất thùng, bể chứa, dụng cụ bằng kim loại (bình ga hoá lỏng, bình cứu hoả, bình ôxi...).

Sản xuất sắt, thép định hình (chi tiết máy có độ chính xác cao)

Xây dựng công trình, hạng mục công trình dân dụng công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi

Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà khách... Cho thuê nhà phục vụ mục đích kinh doanh - Cơ cấu tổ chức:

- Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung - Nguyên tắc lập BCTC: Nguyên tắc giá gốc. - Năm tài chính: 01/01  31/12 năm dương lịch - Đơn vị tiền tệ sử dụng: VNĐ

- Chính sách kế toán đang áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán hiện hành của Việt Nam theo Quyết định số 15/QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và tuân thủ đầy đủ chuẩn mực kế toán Việt Nam.

- Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: Doanh thu của công ty bao gồm doanh thu bán các sản phẩm, hàng hoá, doanh thu xây lắp. Trong đó, doanh thu bán sản phẩm hàng hoá được ghi nhận trên cơ sở tương đối chắc chắn khi phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá đã chuyển giao cho khách hàng và xác định được chi phí liên quan đến doanh thu ghi nhận. Doanh thu xây lắp được ghi nhận trên cơ sở giá trị khối lượng thực hiện, được khách hàng xác nhận bằng biên bản nghiệm thu, quyết toán đã phát hành hoá đơn GTGT và xác định được chi phí phát sinh liên quan đến doanh thu ghi nhận. Doanh thu

Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Văn phòng Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc Chi nhánh Thanh Hoá Văn phòng đại diện miền Nam Giám đốc kinh doanh chi nhánh Hải Phòng Phòng tài chính Phòng hành chính Giám đốc sản xuất Giám đốc kỹ thuật Phó tổng giám đốc sản xuất

hoạt động tài chính là lãi tiền gửi ngân hàng được ghi nhận trên cơ sở thông báo lãi tiền gửi hàng tháng của ngân hàng.

Thuế VAT:

+ Thuế suất thuế VAT đối với thép các loại, bình ga 45 kg, bình cứu hoả: 5%

+ Thuế suất thuế VAT với các sản phẩm, hàng hoá khác: 10 %  Đánh giá mức độ nhạy cảm của khách hàng

Công ty Kiểm toán APEC thiết kế một Bảng câu hỏi đánh giá mức độ nhạy cảm của khách hàng. Nội dung các câu hỏi dựa trên những thông tin mà KTV thu thập được trong bước đầu. Đánh giá mức độ nhạy cảm của khách hàng chính xác sẽ giúp KTV xác định được chương trình kiểm toán phù hợp cho từng khách hàng.

Bảng 2.3: Trích Bảng đánh giá mức độ nhạy cảm của Công ty ABC:

KH: Công ty ABC Người thực hiện: F ND: Bảng đánh giá mức độ nhạy cảm Ngày: 12/02/2011 Năm tài chính: 31/12/2010 Người kiểm tra: T MS: AP 15

Câu hỏi Phản hồi

1. 2.

3.

4. 5.

Sở hữu công: Hiện tại công ty có là công ty niêm yết hoặc có phải là một công ty thành viên quan trọng của một công ty hoặc một tập đoàn đã niêm yết không?

Sở hữu công trong tương lai: Khách hàng có trở thành công ty niêm yết hay là công ty thành viên của một công ty hoặc một tập đoàn niêm yết trong tương lai gần không?

Các công ty con:

Cuộc kiểm toán có không bao gồm các công ty con hoặc đơn vị thành viên mà khách hàng có các giao dịch lớn và quan trọng mà trong phạm vi kiểm toán của chúng ta, chúng ta không kiểm soát được.

Các dàn xếp về tài chính và nguồn tài trợ: Có các dàn xếp về tài chính và nguồn tài trợ đang được thực hiện không, hoặc các đề xuất hoặc dự định mua bán công ty.

Khách hàng mới và quan trọng: Đấy có phải là khách hàng

có có

không có

6. 7. 8. 9. 10.

mới hoặc quan trọng không?

Số lượng cổ đông: Có một số lượng lớn các cổ đông nắm giữ công ty hoặc có số lượng lớn các nhà cung cấp tài chính cho hoạt động của công ty?

Khiếu kiện: Khách hàng có đang tham gia vào các vụ thưa kiện hoặc bị khiếu kiện hay không?

Khó khăn về tài chính: Khách hàng có đang gặp khó khăn về tài chính khiến ta phải đặt câu hỏi về khả năng tiếp tục hoạt động của khách hàng không?

Quan tâm của công chúng: Khách hàng có tiếp xúc được quan tâm của công chúng và/hoặc nhận được sự quan tâm của báo chí, đài phát thanh và truyền hình không?

Các vấn đề phức tạp về kế toán và kiểm toán: Khách hàng có vấn đề gì phức tạp trong kế toán và kiểm toán không?

có có không có không

Trả lời các câu hỏi này, KTV xác định được mức độ nhạy cảm của khách hàng. Công ty ABC được xác định là nhạy cảm sau khi trả lời bảng câu hỏi.

Tìm hiểu về hệ thống KSNB của khách hàng đối với doanh thu

KTV sẽ thu thập các thông tin để đánh giá về môi trường kiểm soát hay hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ đánh giá được rủi ro kiểm soát và giúp KTV thu hẹp việc thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết nếu hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế và vận hành hữu hiệu.

Để đạt được các hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, Công ty Kiểm toán APEC thường tiến hành các thủ tục như: Tiếp xúc nhân viên của đơn vị; nghiên cứu những ghi chép, tài liệu của đơn vị về kiểm soát nội bộ; Kiểm tra các chứng từ sổ sách; Quan sát các mặt hoạt động và quá trình hoạt động của đơn vị.

Công ty Kiểm toán APEC tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ trên các khía cạnh: Môi trường kiểm soát; Hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát và trên cả hai phương diện là việc thiết kế các quá trình kiểm soát trong từng yếu tố và việc duy trì, vận hành chúng trên thực tế.

Đại hội đồng cổ đông thành lập ban kiểm soát với 3 thành viên. Nhiệm vụ của ban kiểm soát là giám sát tất cả mọi hoạt động trong công ty, hàng tháng, hàng quý phải nộp báo cáo lên ban giám đốc và hội đồng quản trị.

Hiện nay Công ty ABC không có phòng kiểm toán nội bộ nhưng có hoạt động kiểm soát, quản lý tương đối tốt.

Công ty thành lập ra các phòng ban gồm: Phòng kinh doanh, phòng tài chính, phòng hành chính, phòng kỹ thuật, ban vật tư, ban kinh doanh, ban lao động tiền lương, ban bảo vệ, ban sản phẩm, ban kỹ thuật, ban an toàn sản xuất, ban gia công... Các phòng ban này có chức năng trợ giúp ban giám đốc trong việc quản lý và điều hành công việc tại các phân xưởng sản xuất.

Hàng tuần, ban giám đốc, các phòng ban và các quản đốc phân xưởng đều họp giao ban để đánh giá công việc sản xuất và ra kế hoạch tiếp theo.

Công ty không chịu sự kiểm soát và quản lý của công ty mẹ hoặc bất kỳ một tổ chức nào.

Bộ phận kinh doanh đi giao dịch và ký kết hợp đồng, xử lý các đơn đặt hàng, làm thủ tục xuất hàng và bán hàng. Trưởng phòng kinh doanh là người có kinh nghiệm lâu năm đảm nhiệm.

Doanh thu bán hàng được ghi nhận theo các nguyên tắc đã nêu ở trên

Trong năm 2010 còn vấn đề tồn tại với khoản mục doanh thu: Doanh thu và chi phí giá vốn xây lắp chưa đủ hồ sơ tài liệu liên quan.

Công ty có hệ thống chứng từ, tài khoản và sổ kế toán để ghi chép, theo dõi các nghiệp vụ kinh tế đầy đủ, phù hợp với quy định của chế độ và đặc điểm kinh doanh của công ty.

Công ty có quy trình xử lý kế toán các nghiệp vụ kinh tế từ khi phát sinh đến khi chúng được hoàn thành và được tổng hợp trình bày trên Báo cáo tài chính tương đối chặt chẽ.

Công ty có quy định khá chặt chẽ trong việc lập, kiểm tra và phê duyệt các số liệu, tài liệu liên quan đến đơn vị.

Bộ phận kế toán định kỳ 1tháng/lần tiến hành kiểm tra đối chiếu giữa sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết…

Bảng 2.4: Trích dẫn bảng câu hỏi tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ

KH: Công ty ABC Người thực hiện: F ND: Bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống KSNB Ngày: 12/02/2011

Năm tài chính: 31/12/2010 Người kiểm tra: T

MS: AP 16

Câu hỏi Phản hồi

1. Đặc điểm về tính chính trực của ban lãnh đạo khách hàng:

- Ban lãnh đạo khách hàng có dính líu đến các hoạt động phi pháp, cố tình trình này sai lệch BCTC, chịu sự cưỡng chế của cơ quan luật pháp hay dính líu đến các hoạt động phạm tội có tổ chức không?

- Có phải việc quản lý của đơn vị bị chi phối bởi một cá nhân hay tập trung vào một vài người hay không?

- Có phải ban lãnh đạo của đơn vị là những người thiếu kinh nghiệm hay không?

 KTV có nghi ngờ gì về tính chính trực của ban giám đốc không? 2. Cam kết của khách hàng về tính trung thực hợp lý của BCTC:

- Đơn vị có áp dụng các chính sách kế toán hiện đang gây tranh cãi không?

- Có phải ban lãnh đạo miễn cưỡng khi thực hiện các điều chỉnh được đề xuất bởi KTV không?

3. Việc thiết lập và duy trì hệ thống thông tin kế toán đáng tin cậy: - Phòng kế toán có vẻ như không bố trí đủ nhân sự?

- Công tác hạch toán của khách hàng không tốt? 4. Cơ cấu tổ chức:

- Cơ cấu tổ chức quá phức tạp, liên quan đến nhiều pháp nhân lớn mang tính đặc thù được quản lý theo hệ thống hoặc có những giao dịch không nhằm mục đích kinh doanh…? không có không không không không không không không Tất cả các thông tin kể trên về hệ thống KSNB của khách hàng được APEC ghi lại thông qua bảng tóm tắt những phân tích về hệ thống KSNB của khách hàng. Trong bảng tóm tắt về hệ thống KSNB của Công ty ABC, APEC đã đưa ra các nhận xét: “Công ty đã thiết kế hệ thống KSNB tương đối hiệu quả có khả năng ngăn ngừa, phát hiện các sai sót có thể xảy ra. Tuy nhiên, Công ty cần phải cố gắng hoàn thiện hơn nữa hệ thống này đủ để đáp ứng cho phù hợp với sự phát triển của Công ty”.

Với những mục tiêu kiểm toán đưa ra thì rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức độ vừa phải (do tính thận trọng nghề nghiệp)

Kết thúc bước trên, KTV có cái nhìn khá toàn diện về hệ thống KSNB của khách hàng, các thủ tục thiết lập cũng như hoạt động của nó. Từ đó, KTV có thể đánh giá lại một số cách chính xác rủi ro kiểm soát ở mức độ nào trên cơ sở đó

Một phần của tài liệu hoàn thiện quy trình kiểm toán doanh thu trong kiểm toán bctc do công ty tnhh kiểm toán và tư vấn apec thực hiện (Trang 49 - 93)