Côn trùng

Một phần của tài liệu sinh vật hại bơ (Trang 26 - 32)

II. Kỹ thuật trồng bơ

I.1.2. Côn trùng

Bao gồm tất cả những côn trùng có mặt gây hại trong kho, chúng sử dụng vật chất ở

kho làm thức ăn,làm nơi cư trú để phát triển. * Triệu chứng:

- Làm hao hụt trọng lượng bơ.

- Làm kém hoặc mất phẩm chất ban đầu của bơ.

- Làm nhiễm bẩn bơ thông qua quá trình trao đổi chất với môi trường. - Làm thối hỏng, gây mùi và xúc tiến cho sự phát triển của nấm mốc. * Đặc điểm cấu tạo, hình thái:

Côn trùng hại bơ trong quá trình bảo quản thường có hình dạng rất khác nhau. Cấu tạo cơ thểđược chia làm 3 phần: Đầu, ngực và bụng.

- Phần đầu có mắt, râu và phần phụ miệng. Phần phụ miệng của côn trùng hại kho bảo quản chủ yếu là phần phụ miệng kiểu nghiêng, một số có kiểu chích hút và vòi hút.

- Phần ngực gồm 3 đốt, mang 3 đôi chân và phía lưng mang 1 hoặc 2 đôi cánh (gọi là cánh trước hoặc cánh sau).

- Phần bụng gồm 1 số đốt, một số loài ở đốt cuối có mang thêm phần phụ. Chỉ có âu trùng của ngài mới có thêm một sốđôi chân bụng.

* Côn trùng hại thuộc các bộ khác nhau và có đặc điểm về hình thái cũng khác nhau:

a. Bộ đuôi nhảy (Colilembola).

Những côn trùng trong kho thuộc Colilembola có cơ thể thon dài như Onnichiurus hay Lepidocyrtus (thuộc Arthropleona) hoặc cơ thể béo tròn như Bourletiella (thuộc Symphypleona).

26 Đặc điểm của Onychiurus là cơ thể thon dài các đốt bụng và ngực phân chia rõ ràng. Cơ thể màu trắng vàng, không có mắt và đuôi nhảy tiêu giảm. Ở ngọn đốt râu thứ 3 có cơ

quan râu gồm 2-3 núm cảm giác. Cơ thể dài 1-5 mm.

Đặc điểm của Lepidocyrtus là râu dài, có đốt, không có cơ quan râu, cơ thể có phủ vảy tròn. Đuôi nhảy có đốt cuối vuốt nhọn.

Đặc điểm của Bourletiella là mỗi bên đầu có 8 mắt, đốt râu thứ tư được chia đốt thứ

sinh. Các đốt bụng và ngực hòa chung lại với nhau.

b. Bộ rệp sách:

Là những côn trùng nhỏ bé, màu sáng, râu dài. Bàn chân 2 hay 3 đốt. Chỉ có thể xác

định được chúng dưới kính lúp hai mắt.Dạng trưởng thành có cánh hoặc cánh tiêu giảm. Qúa trình phát triển thuộc biến thái không hoàn toàn. Dạng thiếu trùng gần giống trưởng thành chỉ khác là râu ngắn hơn và bàn chân có hai đốt. Thường gặp là các loài: Psyllipsocus ramburi Setlys-Longchamps; Trogium pul-satorium L ; Lachesilla sp; Liposcelis sp và Lepinotus reticulatus Endenein.

Đặc điểm của Psyllipsocus ramburi là bàn chân 3 đốt, chân dài mảnh. Sốđốt râu nhiều hơn 26 đốt. Cơ thể màu nâu nhạt và dài khoảng 2,6mm.

Đặc điểm của Trogium pulastorium là đốt cuối của xúc biện hàm ngắn và dày. Bờ sau

đốt đùi không có gai. Cánh trước tròn hình trứng; cơ thể màu trắng đến vàng nhạt và dài 2mm.

Đặc điểm của Lachesilla là cánh không phủ lông và có gân Areola potstica. Gân cánh màu đen. Cơ thể màu tối hoắc đen, thân dài 1,5mm; còn cánh dài 1,6-1,8mm.

Đặc điểm của Liposcelis là mắt rất nhỏ. Râu 15 đốt; không có cánh. Đốt đùi phình to.

Đầu hơi vàng, ngực màu nâu sáng. Mặt dưới bụng ở giữa có 3-8 vệt màu nâu. Cơ thể dài 0,7- 1,4mm.

Đặc điểm của Lepinotus inquilinus là cánh không có cấu trúc lưới. Râu có 29 đốt. Cơ

thể hoàn toàn màu đen, dài 1,2- 1,7mm.

Đặc điểm của Lepinotus reticulatus là cánh có cấu trúc lưới rất mảnh, chỉ nhìn thấy bằng kính hiển vi. Râu 22 đốt. Đầu và ngực màu đen, bụng phía trên màu vàng nâu, phía dưới màu trắng. Cơ thể dài 1,3mm.

27

c. Bọ nhảy ba đuôi (Thysanura, Zygentoma).

Nhậy ba đuôi hay còn gọi là “cá bạc” thuộc bộ Thysanoptera (Thysanura).

Toàn thế giới có khoảng 250 loài chủ yếu sống trong đất, dưới đá, trong tổ kiến và tổ

mối. Trong kho tồn tại một số loài. Ở châu âu phổ biến là loài Lepisma, saccharina; ở nước ta có lẽ phổ biến các loài: Lepismodes inquilious, Newman thermobia domesting, Packard và Acrotelsa collaris.

d. Bộ gián (Blattoptera, Dictyoptera):

Gián là côn trùng gắm phá hàng hóa trong kho và qua con đường buôn bán, nhiều loài

đã phân bố trên toàn thế giới. Ngoài tác hại gây ra đối với hàng hóa, gián còn là vật truyền bệnh dịch ( Hospitalismus) cho người.

e. Bộ cánh cứng (Coleoptera):

Côn trùng cánh cứng có đặc điểm đặc trưng là đôi cánh ngoài được hóa cứng rất mạnh.

Đôi cánh trong được xếp lại ở phía trong cánh ngoài hoặc có khi tiêu giảm (có tác giả gọi cánh ngoài là cánh trước và cánh trong là cánh sau). Côn trùng cánh cứng hại kho có số

lượng loài cũng như số lướng cá thể lớn nhất. Do vậy, có nhiều người khi nói đến côn trùng hại kho thường nghĩđến côn trùng cánh cứng và quen gọi là “mọt kho”.

f. Bộ cánh vảy (Lepidoptera):

Ở Việt Nam, các loài thuộc bộ cánh vảy Lepidoptera được gọi với 2 tên là bướm và ngài. Mặc dù chưa có tài liệu chính thức giải thích và giới hạn cho hai khái niệm này, qua thực tế chúng tôi cho rằng các loài cánh vảy sống trong kho nên gọi là “ngài”, vì hầu hết

đều thuộc bướm nhỏ Microlepidoptera và hoạt động theo tập tính quang hướng âm (negative phototaxis). Cũng như côn trùng cánh cứng, côn trùng cánh vảy là đối tượng phá hoại nghiêm trọng trong kho và khu hệ của chúng thay đổi theo các vùng địa lý khí hậu. Tuy nhiên có không ít loài có khả năng phân bố gần như toàn cầu.

Khả năng sinh sản, phát tán:

Hầu hết côn trùng hại kho đều đẻ trứng. Từ trứng đẻ ra thiếu trùng (nympha) có hình dạng gần giống với trưởng thành, ta gọi là biến thái không hoàn toàn (hemimetabolis) hoặc nở ra ấu trùng (larva) có hình dạng và phương thức sống hoàn toàn khác trưởng thành. Để

28

biến đổi ra trưởng thành, nhất thiết ấu trùng phải qua giai đoạn nhộng (pupa), ta gọi sự phát triển này là biến thái hoàn toàn (holometabolis).

- Biến thái không hoàn toàn: Trứng -> thiếu trùng -> trưởng thành. - Biến thái hoàn toàn: Trứng -> ấu trùng -> nhộng -> trưởng thành.

Đa số các loài côn trùng hại kho có khả năng tăng số lượng cá thể với tốc độ cực kì nhanh. Trong điều kiện thuận lợi các loài gây hại sơ cấp chủ yếu như các loài thuộc giống Sitophilus, đã cho thấy chỉ khoảng năm tuần số lượng cá thể của chúng đã tăng gấp hàng trăm lần. Vào giai đoạn mới xâm nhiễm, việc tăng trưởng quần thể theo lũy thừa (câp số

nhân). Có nghĩa là tốc độ gia tăng cá thể trong một quần thể tỉ lệ với số lượng cá thể có mặt. Vì thế tốc độ tăng tiến trở nên lớn hơn theo thời gian. Số lượng côn trùng trong quần thể

tăng trưởng theo từng thời điểm được tính như sau: Nt = No* ert (1)

Trong đó: Nt : số lượng côn trùng ở thời điểm t; No: số lượng côn trùng ban đầu; r: tốc độ tăng trưởng thực của quần thể;

Nhưng sự tăng trưởng quần thể theo cấp số nhân không thể cứ tiếp tục mãi, trong khi nguồn thức ăn thúc đẩy cho sự gia tăng đó là có giới hạn và theo thời gian nguồn thức ăn đó sẽ bắt đầu suy giảm, mức độ chất thải bắt đầu tăng cao, sức cạnh tranh tăng và giảm sút sức sinh sản và các quần thể kí sinh, ăn thịt tăng cho nên sẽ hạn chế tốc độ tăng trưởng của quần thể. Số lượng côn trùng trong quần thểở từng thời điểm sẽđược tính theo:

Nt = [ ] ⎥ ⎥ ⎥ ⎥ ⎦ ⎤ ⎢ ⎢ ⎢ ⎢ ⎣ ⎡ − + ert o o N N K l K ] [ (2)

Tương tự như công thức (1), công thức (2) chỉ thêm chỉ số K, K là khả năng tối đa về

số lượng côn trùng mà môi trường có thểđáp ứng, biểu thị là sức chứa của môi trường. Sau khi quần thể đã đạt đến sức chứa của môi trường, thì quần thể có thể giao động quanh K một thời gian, nhưng rồi nhanh chóng bắt đầu suy giảm, khi môi trường tăng dần

29

những yếu tố bất lợi và cuối cùng quần thể chết hoàn toàn. Vì thế nên khi mật độ quần thể

cao nhất, một số côn trùng lớn sẽ di cư và rời khỏi khu vực bơđã bị xâm nhiễm nặng để tìm

đến nguồn thức ăn mới và chắc chắn sẽ hình thành khu vực gây hại mới. Các loài côn trùng khác nhau có cách thức phân tán không giống nhau trong kho bảo quản.

Yêu cầu sinh thái: - Nhiệt độ:

+Ảnh hưởng tới sự vận động và phát triển của con trùng.

+Nhiệt độ thấp khả năng phát triển chậm và tỷ lệ chết cao, sự vận động cá thể cũng rất chậm, tốc độ tăng trưởng của quần thể thấp.

+Ngược lại khi nhiệt độ môi trường tăng cao thì tốc độ sinh trưởng của côn trùng tăng, kéo theo sự tăng trưởng của quần thể cũng tăng nhanh.

+Nhiệt độ tối ưu: 25-35oC, nhiệt độ dưới 20oC làm giảm tốc độ tăng trưởng của quần thể, nhiệt độ tăng đột ngột >45oC làm chết hầu hết các loài côn trùng gây hại. - Thủy phần:

+Là hàm lượng nước tự do trong bơđã bị côn trùng xâm nhiễm. +Có ảnh hưởng tương tự như nhiệt độđến sự phát triển của côn trùng. +Độ thủy phần thấp hoặc cao thì tốc độ phát triển của quần thể sẽ thấp.

+Độ thủy phần ở mức cực thuận thì tốc độ phát triển của quần thểđạt mức cao nhất. - Độẩm tương đối:

Ảnh hưởng của độ ẩm tương đối có ảnh hưởng mật thiết tới côn trùng thông qua việc tồn tại sự cân bằng giữa thủy phần và độẩm tương đối. Do đó ở trên bề mặt khối nông sản

độ ẩm tương đối bao quanh có thể thấp hơn nhiều so với ở dưới sâu khối nông sản. Ở trên bề mặt, côn trùng dễ bị làm khô, nên các giai đoạn trước trưởng thành (đặc biệt ấu trùng và nhộng) hiếm khi bắt gặp trên bề mặt khối hàng ởđiêu kiện khô ráo.

- Ánh sáng:

Đa số côn trùng hại kho có thể hoàn thành chu trình sống của mình trong điều kiện hoàn toàn không có ánh sáng. Ở trong điều kiện đó côn trùng cần dựa vào các giác quan khác như xúc giác, khứu giác. Do vậy chỉ giai đoạn trưởng thành của một số loài tồn tại tự

30

do trong không gian kho, là nơi có ánh sáng trong những giờ chiếu sáng ban ngày. Nhìn chung tính hướng quang của côn trùng hại kho theo chiều hướng phản ứng âm tính.

31

CHƯƠNG III. BIN PHÁP PHÒNG TR VÀ PHƯƠNG PHÁP BO QUN BƠ.

Một phần của tài liệu sinh vật hại bơ (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)