4 Tivi 17 ink Panasany Chiếc TV17PA 2020 1.800.000 36.000.000
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI TÂN THƯỢNG HẢ
PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI TÂN THƯỢNG HẢI
3.1 Đánh giá chung về thực trạng kế toán bán hàng tại công ty CP SX TM Tân Thượng Hải và phương hướng hoàn thiện
Trong thời buổi kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt như ngày nay, một trong những vấn đề luôn luôn được các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hiện nay quan tâm đó là làm sao để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường. Để làm được như vậy, doanh nghiệp cần phải tổ chức tốt công tác bán hàng nhằm đưa được nhiều sản phẩm của mình tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Làm được như vậy thì doanh nghiệp mới có thể thu hồi được vốn, bù đắp các chi phí và thu được lợi nhuận đồng thời mới có thể tồn tại và phát triển được.
Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại Tân Thượng Hải, em đã quan sát được thực tế kế toán bán hàng tại công ty. Mặc dù khả năng còn hạn chế song với những kiến thức đã được học tại trường cũng như tự mình tìm hiểu được qua sách, tài liệu kết hợp với tìm hiểu trên mạng Internet em xin đưa ra một vài ý kiến đánh giá về kế toán bán hàng tại công ty như sau:
3.1.1 Ưu điểm
• Về công tác quản lý bán hàng
Trong suốt 4 năm thành lập và phát triển, công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại Tân Thượng Hải đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất khi mà suy thoái toàn cầu ảnh hưởng đến rất nhiều công ty cả lớn và nhỏ, trong nước và thế giới. Tuy nhiên bằng sự nỗ lực cố gắng của tập thể nhân viên và giám đốc công ty đã đạt được những thành công nhất định. Cùng với đó, công ty không ngừng đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các sản phẩm có chất lượng với giá cả phù hợp với nhiều đối tượng người tiêu dùng có mức thu nhập khác nhau.
Bên cạnh đó, công ty có một bộ máy quản lí có sự gọn nhẹ hoàn chỉnh, phù hợp với quy mô quản lý và đặc điểm kinh doanh của công ty, cùng với đó là việc tổ
chức thực hiện tốt hoạt động kinh doanh bán hàng đem lại lợi nhuận cao cho công ty trong năm vừa qua.
• Về tài khoản sử dụng
Hệ thống tài khoản kế toán công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại Tân Thượng Hải sử dụng là kết quả của sự vận dụng linh hoạt hệ thống tài khoản được ban hành theo quyết định 48/2006/QĐ – BTC ngày 14/9/2006 của Bộ Tài Chính. Hệ thống tài khoản của công ty tương đối đầy đủ và phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty. Hơn nữa, để thuận lợi cho hoạt động quản lý công ty còn mở thêm tài khoản chi tiết cấp 2.
Ví dụ như việc mở chi tiết các tài khoản phải thu, phải trả chi tiết theo từng khách hàng, nhà cung cấp giúp theo dõi tốt hơn tình hình công nợ phải thu, phải trả của công ty tốt hơn.
• Về phương pháp tính giá
Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên và tính giá theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ (bình quân gia quyền) để kiểm soát hàng tồn kho. Theo phương pháp này, kế toán sẽ thực hiện ghi tổng hợp nhập – xuất – tồn khi có nghiệp vụ phát sinh và cuối tháng dựa vào bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn để tính giá trị hàng tồn kho và qua đó xác định giá vốn hàng bán. Điều này sẽ giúp đơn giản hóa trong việc hạch toán giá vốn hàng bán vì giá vốn chỉ xác định một lần vào cuối tháng nhưng vẫn đảm bảo cập nhập chính xác, kịp thời thông tin biến động nhập – xuất – tồn hàng hóa.
• Về chứng từ và trình tự luân chuyển chứng từ
Công ty đã chấp hành và sử dụng mẫu hóa đơn, chứng từ theo đúng biểu mẫu quy định. Các chứng từ được lưu trữ cẩn thận và sắp xếp phù hợp, trình tự luân chuyển chứng từ kế toán được tổ chức một cách hợp lý, khoa học tạo điều kiện để hạch toán đúng, đủ, kịp thời các nghiệp vụ kế toán đồng thời quy định cụ thể trách nhiệm của từng người trong phòng kế toán trong việc lập và kiểm soát chứng từ.
• Về sổ kế toán tổng hợp
Công ty tổ chức kế toán tổng hợp theo hình thức Nhật ký chung và được thực hiện trên phần mềm Microsoft Excel làm tăng sự nhất quán, đơn giản và hiệu quả trong quá trình ghi sổ của công ty. Hệ thống sổ tổng hợp của công ty CP SX TM Tân Thượng Hải được lập dựa trên hệ thống sổ được ban hành theo quyết định 48/2006/QĐ – BTC ngày 14/6/2006 của Bộ Tài Chính.
3.1.2 Nhược điểm
• Về quản lý bán hàng
Công ty mặc dù có danh mục chi tiết các mặt hàng nhưng lại thiếu việc phân nhóm các mặt hàng này. Điều này làm cho Công ty gặp khó khăn trong việc xây dựng hệ thống TK chi tiết doanh thu và giá vốn theo từng nhóm mặt hàng.
Việc quản lý hoạt động bán hàng chưa thực sự chặt chẽ. Cụ thể là việc mặc dù thủ kho là nhân viên trong phòng kinh doanh nhưng nghiệp vụ xuất kho lại chỉ cần giám đốc và kế toán trưởng ký mà không cần chữ ký của thủ kho.
Chính sách đãi ngộ của nhân viên của Công ty chưa thực sự tốt, chưa đủ để thúc đẩy được hết khả năng làm việc của nhân viên. Các chinh sách về quảng cáo, tiếp thị và marketing của Công ty còn chưa sâu và thực hiện chưa hiệu quả.
• Về tài khoản sử dụng
Mặc dù có hệ thống tài khoản chi tiết cấp 2 nhưng Công ty vẫn thiếu hệ thống tài khoản chi tiết doanh thu và giá vốn theo từng nhóm mặt hàng để giúp cho công tác phân tích kết quả kinh doanh. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc phân tích doanh thu, giá vốn, lãi gộp đối với từng nhóm mặt hàng để từ đó công ty có các biện phương án kinh doanh phù hợp để nhằm đạt được kết quả cao trong hoạt động kinh doanh.
Các chi phí đầu vào có hóa đơn GTGT như chi phí tiếp khách liên quan đến hoạt động bán hàng kế toán không hạch toán vào 6421 mà hạch toán vào 6422.
Điều này về bản chất là không hợp lý vì chi phí phát sinh này liên quan đến hoạt động bán hàng thì phải được hạch toán vào 6421.
• Về chứng từ và trình tự luân chuyển chứng từ
Công ty CP SX TM Tân Thượng Hải mặc dù tính chất hoạt động thương mại các nghiệp vụ mua bán diễn ra thường xuyên nhưng công ty vẫn chưa sử dụng sổ nhật ký đặc biệt bao gồm: nhật ký thu tiền, nhật ký chi tiền, nhật ký mua hàng và nhật ký bán hàng. Điều này làm cho số lượng nghiệp vụ ghi vào sổ nhật ký chung tương đối lớn.
• Về sổ kế toán chi tiết
Đây có lẽ là một hạn chế lớn của công ty bởi vì công ty thiếu hệ thống sổ chi tiết kế toán doanh thu, giá vốn, chi phí bán hàng. Đối với một Công ty thương mại như Công ty CP SX TM Tân Thượng Hải thì hoạt động bán hàng là hoạt động chính và diễn ra thường xuyên. Hơn nữa, các nghiệp vụ tạo doanh thu luôn được coi là trọng yếu vì ảnh hưởng đến lợi nhuận nên cần phải được theo dõi một cách chi tiết cẩn thận.
• Về báo cáo liên quan tới bán hàng
Mặc dù có một hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo quản trị nhưng do công ty thiếu hệ thống danh mục nhóm hàng hóa cũng như hệ thống sổ chi tiết tài khoản cấp 2 theo nhóm hàng hóa dẫn tới công ty chưa có báo cáo chi tiết doanh thu, chi phí, lợi nhuận theo từng nhóm mặt hàng mặc dù các báo cáo này chính là nguồn thông tin rất có ích để Công ty phân tích kết quả kinh doanh và lập các kế hoạch kinh doanh kỳ sau.
3.1.3 Phương hướng hoàn thiện
Nền kinh tế ngày càng phát triển đòi hỏi hệ thống kế toán cũng phải không ngừng được đổi mới và hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu của quản lý. Hệ thống kế toán nước ta trong những năm gần đây đã không ngừng được đổi mới sao cho thích
ứng, phù hợp với đặc điểm kinh tế và yêu cầu, trình độ quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay và tương lai, nhưng do tính phức tạp ngày càng tăng của hệ thống kế toán cùng với việc diễn ra rất khẩn trương nên chắc chắn còn có những khiếm khuyết và những quy trình chưa được hoàn toàn phù hợp. Hơn nữa, quá trình nền kinh tế vận động, đổi mới và phát triển sẽ phát sinh rất nhiều nghiệp vụ mới mà khi xây dựng chế độ kế toán các nhà kinh tế không thể lường hết được. Đồng thời, khi áp dụng vào từng mô hình doanh nghiệp cụ thể lại phát sinh thêm nhiều vấn đề đòi hỏi phải hoàn thiện dần hệ thống kế toán sao cho phù hợp với yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp và đặc điểm kinh doanh của từng đơn vị cụ thể nhằm phát huy tối đa vai trò của hệ thống kế toán trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp.
Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại Tân Thượng Hải là một doanh nghiệp kinh doanh thương mại mà với đặc thù của doanh nghiệp kinh doanh thương mại thì khâu bán hàng (tiêu thụ hàng hóa) là khâu quan trọng quyết đinh sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do đó kế toán cần phải được chú trọng để từ đó có thể xây dựng được những chiến lược quảng cáo, tiếp thị thích hợp cả trước, trong và sau khi bán hàng.
Tiêu thụ hàng hóa quyết định tới sự thành công hay thất bại của Công ty. Công tác kế toán tiêu thụ hàng hóa ở các Công ty thương mại là một công việc phức tạp và chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ công việc kế toán, do đó cần được tổ chức một các khoa học, hợp lý, luôn đổi mới và ngày càng hoàn thiện.
• Theo em để hoàn thiện công tác quản lý bán hàng và công tác kế toán bán hàng Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mai Tân Thượng Hải cần có phương hướng thực hiện như sau:
• Yêu cầu phù hợp:
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng phải xuất phát từ đặc thù hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp. Các giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng cần phải vận dụng một cách linh hoạt sao cho phù hợp với chuẩn mực kế toán và chế độ
kế toán mà công ty áp dụng. Đối với Công ty CP SX TM Tân Thượng Hải thì cần phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam do bộ tài chính ban hành và chế độ kế toán cho doanh nghiệp nhỏ theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC được Bộ Tài Chính ban hành ngày 14/9/2006.
• Yêu cầu thống nhất:
Giải pháp hoàn thiện phải đảm bảo yêu cầu thống nhất trong việc vận dụng linh hoạt các chế độ kế toán đồng thời đảm bảo tuân thủ những chính sách, chế độ và thể lệ kế toán tài chính do Nhà nước ban hành, phù hợp với yêu cầu quản lý và đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như là thống nhất về hệ thống chứng từ sử dụng, tài khoản sử dụng và các chính sách kế toán áp dụng.
• Yêu cầu tiết kiệm hiệu quả:
Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều hướng tới việc sử dụng đồng vốn một cách tiết kiệm và có hiệu quả và mục đích cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí. Do đó, việc hoàn thiện kế toán bán hàng cũng không nằm ngoài mục đích đó. Tổ chức bộ máy kế toán phải đảm bảo gọn nhẹ, khoa học, đảm bảo tự lập giúp giảm nhẹ công việc tổ chức, xử lý, ghi chép lưu trữ, bảo quản chứng từ sổ sách kế toán kịp thời,
• Yêu cầu chính xác kịp thời:
Xuất phát từ nhiệm vụ của kế toán là cung cấp thông tin một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác thì Công ty cần nâng cao điều kiện cơ sở vật chất để tăng cường hiệu quả của bộ phận bán hàng và kế toán bằng cách trang bị thêm hệ thống máy tính để tính toán, ghi chép và xử lý thông tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác qua đó nâng cao hiệu quả của kế toán.
3.2 Các giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng tại Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại Tân Thượng Hải
Công ty nên xây dựng danh mục nhóm hàng hóa để tiện cho việc phân loại doanh thu bán hàng cũng như giá vốn và chi phí bán hàng cho từng nhóm mặt hàng đồng thời giúp cho việc phân tích kết quả kinh doanh theo từng nhóm mặt hàng tốt hơn. Từ việc phân tích kết quả kinh doanh theo từng nhóm mặt hàng Công ty sẽ biết được mặt hàng nào hàng nào tiêu thụ tốt, mặt hàng nào tiêu thụ kém để từ đó đưa ra được các chiến lược kinh doanh, chính sách bán hàng và quảng cáo tiếp thị hiệu quả.
Công ty có thể xây dựng danh mục nhóm hàng hóa chi tiết như sau:
- Ti vi
- Đầu thu kỹ thuật số - Đầu đĩa
- Loa - Âm ly
- Điều hòa nhiệt độ
Công ty cần quản lý chặt chẽ hơn nghiệp vụ xuất vật tư trong đó phiếu xuất kho phải có chữ ký của thủ kho. Điều này sẽ làm hạn chế việc bị mất mát hàng hóa cũng như quy trách nhiệm cho từng cá nhân sẽ phát huy tốt hơn hiệu quả quản lý.
Nguồn lực con người là yếu tố hàng đầu của công ty vì vậy cần quan tâm thông qua chính sách khen thưởng. Công ty có thể xem xét tăng lương cho nhân viên hoặc có phần lương thưởng theo doanh số bán hàng để thúc đẩy nhân viên tích cực sáng tạo trong công việc đạt hiệu quả cao nhất.
3.2.2 Về tài khoản sử dụng, phương pháp tính giá
Công ty CP SX TM Tân Thượng Hải nên chi tiết doanh thu, giá vốn và chi phí bán hàng theo từng nhóm mặt hàng để xác định lợi nhuận của từng nhóm mặt hàng. Việc này sẽ giúp Công ty biết được mặt hàng nào đang kinh doanh tốt, mặt hàng nào đang kinh doanh kém để từ đó có các biện pháp cũng như phương án kinh doanh hiệu quả nhất nhằm kiếm được lợi nhuận cao nhất với chi phí hợp lý nhất.
Bảng 3.1: Bảng danh mục tài khoản chi tiết
Mã số tài khoản Tên tài khoản
I. TK 5111 Doanh thu bán hàng hóa
1. TK 51111 Doanh thu bán ti vi
2. TK 51112 Doanh thu bán đầu thu kỹ thuật số
3. TK 51113 Doanh thu bán đầu đĩa
4. TK 51114 Doanh thu bán loa
5. TK 51115 Doanh thu bán Âm ly
6. TK 51116 Doanh thu bán điều hòa nhiệt độ
II. TK 632 Giá vốn hàng bán
1. TK 6321 Giá vốn hàng bán tivi
2. TK 6322 Giá vốn hàng bán đầu thu kỹ thuật số
3. TK 6323 Giá vốn hàng bán đầu đĩa
4. TK 6324 Giá vốn hàng bán của loa
5. TK 6325 Giá vốn hàng bán của Âm ly
6. TK 6326 Giá vốn hàng bán của điều hòa nhiệt độ
III. TK 6421 Chi phí bán hàng
1. TK 64211 Chi phí bán hàng của tivi
2. TK 64212 Chi phí bán hàng của đầu thu kỹ thuật số
3. TK 64213 Chi phí bán hàng của đầu đĩa
4. TK 64214 Chi phí bán hàng của loa
5. TK 64215 Chi phí bán hàng của Âm ly
6. TK 64216 Chi phí bán hàng của điều hòa nhiệt độ
Việc chi tiết theo tài khoản chi phí mua hàng, chi phí bán hàng đòi hỏi kế toán cần có phương pháp phân bổ các khoản chi phí. Em xin đề xuất phương pháp phân bổ chi phí mua hàng và chi phí bán hàng như sau:
- Chi phí bán hàng phân bổ cho từng nhóm hàng sẽ được xác định như