CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO TỈNH HẢI DƯƠNG

Một phần của tài liệu Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương (Trang 29 - 38)

- Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoà

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO TỈNH HẢI DƯƠNG

CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO TỈNH HẢI DƯƠNG

1. Vài nét về tỉnh Hải Dương Đặc điểm tự nhiên

Vị trí địa lý: Hải Dương là tỉnh nằm ở trung tâm Vùng đồng bằng Sông Hồng, thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, giữa Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh, có ranh giới tiếp giáp với các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thái Bình, Hưng Yên và thành phố cảng Hải Phòng.

Địa hình: nghiêng và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Phía Đông của tỉnh có một số vùng trũng, thường bị ảnh hưởng của thuỷ triều và bị úng ngập vào mùa mưa. Toàn tỉnh được chia làm 2 vùng chính: vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Vùng đồi núi nằm ở phía Bắc tỉnh, chiếm khoảng 11% diện tích tự nhiên gồm 13 xã thuộc huyện Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Môn, chủ yếu là đồi, núi thấp phù hợp với xây dựng các cơ sở công nghiệp, du lịch và trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và các loại cây công nghiệp. Vùng đồng bằng gồm các huyện, xã còn lại, có độ cao trung bình 3-4m, đất đai bằng phẳng màu mỡ phù hợp với việc trồng cây lương thực, cây thực phẩm và cây công

nghiệp ngắn ngày. Với địa hình này, Hải Dương có khả năng phát triển mạnh mẽ và đa dạng các ngành sản xuất, nhất là sản phẩm nông, lâm nghiệp.

Khí hậu: Hải Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.500 – 1.700 mm, phân bố không đều, tập trung vào tháng 6, 7, 8, dễ gây úng lụt, ảnh hưởng không tốt đến sản xuất và dân sinh. Nhiệt độ trung bình 23,3oC, thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng; số giờ nắng trong năm 1.524 giờ; độ ẩm tương đối trung bình 85-87%. Nhìn chung, khí hậu thời tiết của tỉnh thuận lợi cho sự phát triển hệ sinh thái động thực vật cũng như các hoạt động sản xuất, dịch vụ và du lịch. Đặc biệt, điều kiện khí hậu vào mùa đông rất thuận lợi cho việc phát triển cây rau, màu, thực phẩm, nhất là khả năng trồng rau xuất khẩu.

Hải Dương có 12 đơn vị hành chính: thành phố Hải Dương là đô thị loại 3 và 11 huyện gồm Chí Linh, Nam Sách, Kinh Môn, Kim Thành, Thanh Hà, Ninh Giang, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Thanh Miện, Cẩm Giàng, Bình Giang.

Vị trí địa lý kinh tế - chính trị của tỉnh Hải Dương

Thành phố Hải Dương là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá khoa học kỹ thuật của tỉnh nằm trên trục đường quốc lộ 5 cách Hải Phòng 45 km về phía đông, cách Hà Nội 57 km về phía tây và cách Thành phố Hạ Long 80 km. Phía Bắc tỉnh có hơn 20 km quốc lộ 18 chạy qua nối sân bay quốc tế Nội Bài ra cảng Cái Lân tỉnh Quảng Ninh. Đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, Kép – Bãi Cháy qua Hải Dương là cầu nối giữa thủ đô và các tỉnh phía Bắc ra các cảng biển.

Hải Dương là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm ở vị trí có nhiều hướng tác động mang tính liên vùng, Hải Dương có vai trò quan trọng làm cầu nối thủ đô Hà Nội với thành phố cảng Hải Phòng, thành phố du lịch Hạ Long; cung cấp sản phẩm hàng hoá quan trọng và là địa bàn tham gia quá trình trung chuyển hàng hoá giữa hệ thống cảng biển và các thành phố, các tỉnh trong vùng và cả nước, do vậy, vừa có cơ hội đóng vai trò là một trong những động lực phát triển, vừa phải đối mặt với các thách

thức trong cạnh tranh khai thác và phát triển các ngành hàng có cùng lợi thế. Trong triển vọng, Hải Dương sẽ phải trở thành trọng điểm thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại, giải quyết việc làm để giảm áp lực cho các thành phố lớn và trở thành một trong các đô thị lơn của vùng.

Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên khoáng sản:

Hải Dương có nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như đá vôi với trữ lượng khoảng 200 triệu tấn, đất sét để sản xuất vật liệu chịu lửa 8 triệu tấn; cao lanh là nguyên liệu chính để sản xuất gốm sứ 400.000 tấn; quặng bô xít để sản xuất đá mài và bột mài công nghiệp trữ lượng 200.000 tấn, tập trung chủ yếu ở hai huyện Chí Linh và Kinh Môn.

Tài nguyên khoáng sản của Hải Dương không đa dạng về chủng loại, nhưng có một số trữ lượng lớn, chất lượng tốt, giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp; đặc biệt là công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

+ Đá vôi xi măng ở huyện Kinh Môn, trữ lượng 200 triệu tấn, chất lượng tốt, CaCO3

đạt 90 - 97%. Đủ sản xuất 5 đến 6 triệu tấn xi măng/ năm.

+ Cao lanh ở huyện Kinh Môn, Chí Linh trữ lượng 40 vạn tấn, tỷ lệ Fe2O3: 0,8 - 1,7%; Al2O3: 17 - 19% cung cấp đủ nguyên liệu cho sản xuất sành sứ.

+ Sét chịu lửa ở huyện Chí Linh, trữ lượng 8 triệu tấn, chất lượng tốt; tỷ lệ Al2O3 từ 23,5 - 28%, Fe2O3 từ 1,2 - 1,9% cung cấp nguyên liệu sản xuất gạch chịu lửa.

+ Bô xít ở huyện Kinh Môn, trữ lượng 200.000 tấn; hàm lượng Al2O3 từ 46,9 - 52,4%, Fe2O3 từ 21 - 26,6%; SiO2 từ 6,4 - 8,9%.

Hải Dương có tổng diện tích tự nhiên là 1.662 km2, trong đó đất nông nghiệp chiếm 63,3%; đất lâm nghiệp chiếm 6,08%; đất canh tác 46,2%; đất ở 6,87%; đất chưa sử dụng 7,47%. Toàn tỉnh được chia làm hai vùng chính: vùng đối núi chiếm khoảng 11%, còn lại là đồng bằng.

- Tài nguyên nước:

Hệ thống sông ngòi khá dầy đặc, bao gồm hệ thống sông Thái Bình, Sông Luộc, các sông trục Bắc Hưng Hải và An Kim Hải, có khả năng bồi đắp phù sa cho đồng ruộng, cung cấp nguồn nước cho nhu cầu sản xuất của các ngành, đồng thời cũng là những tuyến giao thông thuỷ, tạo điều kiện cho việc giao lưu hàng hoá trong tỉnh, cũng như giữa tỉnh Hải Dương với các tỉnh khác trong vùng. Tuy nhiên, sông ngòi nhiều thường gây nên úng lụt, rất khó khăn trong việc phòng chống lụt bão và ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, đời sống dân sinh.

- Tài nguyên du lịch:

Tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh khá phong phú, nhất là trên hai huyện miền núi phía Đông Bắc tỉnh là Chí Linh và Kinh Môn. Chí Linh có nhiều cảnh quan đẹp, nhiều hồ nước tự nhiên, nhiều di tích, di chỉ văn hoá: Khu danh thắng Phượng Hoàng - Kỳ Lân, Khu du lịch danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc…Kinh Môn thuộc vùng núi đá vôi với nhiều hang động kỳ thú: Núi An Phụ, Hang động Kính Chủ và vùng núi đá vôi Dương Nham.

Các huyện thuộc vùng đồng bằng cũng có tiềm năng du lịch phong phú nhờ có cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, làng quê trù phú, mang đậm nét đặc trưng của văn hoá Bắc Bộ: khu miệt vườn vải thiều Thanh Hà, Làng Cò (Chi Lăng Nam) Thanh Miện, Văn miếu (Mao Điền), gốm Chu Đậu…

Trên địa bàn tỉnh có nhiều di tích lịch sử văn hoá cách mạng, các làng nghề, các lễ hội truyền thống, ẩm thực, các giá trị truyền thống và hiện tại khác làm phong phú thêm

nguồn tài nguyên du lịch của Hải Dương, tạo tiền đề phát triển ngành du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong tương lai.

Dân số và lao động

Tổng dân số hiện nay của tỉnh vào khoảng 1,7 triệu người, trong đó trên 60% là trong độ tuổi lao động. Dân số nông thôn chiếm tỷ trọng cao (84,5% tổng dân số), chủ yếu làm nông nghiệp, lao động trong độ tuổi từ 18-30 chiếm trên 40% tổng số lao động. Nguồn lao động dồi dào nhưng phần lớn là lao động phổ thông chiếm 60- 65%, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp chiếm 23%, năng suất lao động không cao: Năm 2004 bình quân giá trị GDP thực tế trên một lao động (LĐ) chung toàn nền kinh tế là 12934 ngàn đồng/LĐ (cả nước khoảng 14300 ngàn đồng/LĐ). Như vậy, năng suất lao động chung, theo sơ bộ tính toán, là tương đối thấp so với cả nước.

Thời gian sử dụng lao động trong nông nghiệp chiếm 78% (năm 2004). Cơ hội kiếm việc làm có thu nhập cao và điều kiện nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc còn hạn chế. Chất lượng lao động nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu phát triển: tỷ lệ được đào tạo thấp, thể lực, trí lực, tính kỷ luật, tác phong công nghiệp còn hạn chế. Lao động có việc làm và đang làm việc ở các ngành trong nền kinh tế quốc dân tăng khá, song cơ cấu còn bất hợp lý.

Hệ thống cơ sở hạ tầng

Hải Dương có hệ thống cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.

- Hệ thống giao thông: gồm đường bộ, đường thuỷ, đường sắt; phân bố hợp lý, giao lưu rất thuận lợi tới các tỉnh.

Đường bộ: có 4 tuyến đường quốc lộ qua tỉnh dài 99 km, đều là đường cấp I, cho 4 làn xe đi lại thuận tiện:

Quốc lộ 5 từ Hà Nội đi thành phố cảng Hải Phòng, chạy ngang qua tỉnh 44 km, đây là đường giao thông chiến lược; vận chuyển toàn bộ hàng hoá xuất nhập khẩu qua cảng Hải Phòng và nội địa.

Quốc lộ 18 từ Nội Bài qua Bắc Ninh đến tỉnh Quảng Ninh. Đoạn chạy qua huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương dài 20 km.

Quốc lộ 183, nối quốc lộ 5 với quốc lộ 18, quy mô cấp I đồng bằng

Quốc lộ 37 dài 12,4 km, đây là đường vành đai chiến lược quốc gia, phục vụ trực tiếp cho khu du lịch Côn Sơn - Kiếp Bạc.

Quốc lộ 38 dài 14 km là đường cấp III đồng bằng.

Đường tỉnh: có 13 tuyến dài 258 km là đường nhựa tiêu chuẩn cấp III đồng bằng Đường huyện: có 352,4 km và 1448 km đường xã đảm bảo cho xe ôtô đến tất cả các vùng trong mọi mùa.

Đường sắt: Tuyến Hà Nội - Hải Phòng chạy song song với quốc lộ 5, đáp ứng vận chuyển hàng hoá, hành khách qua 7 ga trong tỉnh.

Tuyến Kép – Bãi Cháy chạy qua huyện Chí Linh, là tuyến đường vận chuyển hàng lâm nông thổ sản ở các tỉnh miền núi phía Bắc ra nước ngoài qua cảng Cái Lân, cũng như hàng nhập khẩu và than cho các tỉnh.

Đường thuỷ: với 400 km đường sông cho tầu, thuyền 500 tấn qua lại dễ dàng. Cảng Cống Câu công suất 300.000 tấn/năm và hệ thống bến bãi đáp ứng về vận tải hàng hóa bằng đường thuỷ một cách thuận lợi.

Hệ thống giao thông trên đảm bảo cho việc giao lưu kinh tế từ Hải Dương đi cả nước và nước ngoài rất thuận lợi.

Trên địa bàn tỉnh có Nhà máy nhiệt điện Phả Lại công suất 1040 Mw; hệ thống điện lưới khá hoàn chỉnh, đảm bảo cung cấp điện an toàn và chất lượng ổn định; trên địa bàn tỉnh có 5 trạm biến áp 110/35 Kv tổng dung lượng 197 MWA và 11 trạm 35/10 kV, các trạm phân bố đều trên địa bàn tỉnh. Lưới điện 110, 35 kV đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, phục vụ tốt cho nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt.

- Bưu điện:

Mạng lưới bưu chính viễn thông đã phủ sóng di động trên phạm vi toàn tỉnh, 100% thôn, xã đều có điện thoại liên lạc trực tiếp nhanh chóng với cả nước và thế giới.

- Hệ thống tín dụng ngân hàng:

Bao gồm các Chi nhánh Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Đầu tư phát triển, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Chính sách xã hội, có quan hệ thanh toán trong nước và quốc tế nhanh chóng, thuận lợi. Ngân hàng cổ phần nông nghiệp và 79 Quỹ tín dụng nhân dân đáp ứng việc khai thác và cung ứng vốn cho hoạt động sản xuất của nhân dân trong tỉnh.

- Hệ thống thương mại khách sạn:

Trên địa bàn tỉnh có 18 doanh nghiệp nhà nước, 12 Hợp tác xã Thương mại, 54 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và 20.298 cửa hàng kinh doanh thương mại. Có 1 trung tâm thương mại tại thành phố Hải Dương, là đầu mối giao dịch và xúc tiến thương mại, thông tin, tiếp thị dự báo thị trường tư vấn môi giới đàm phán ký kết hợp đồng.

Hệ thống khách sạn, nhà hàng bao gồm quốc doanh, tư nhân và các tổ chức khác, có đầy đủ tiện nghi sang trọng, lịch sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong nước và quốc tế.

- Cơ sở y tế:

Mạng lưới cơ sở vật chất kỹ thuật y tế từ tỉnh đến huyện được củng cố nâng cấp đáp ứng nhu cầu cơ bản trong khám và chữa bệnh cho nhân dân. Đến nay toàn tỉnh có 6 bệnh

viện tuyến tỉnh, 1 khu điều dưỡng, 1 khu điều trị bệnh phong và 13 trung tâm y tế huyện, 6 phòng khám đa khoa khu vực, 236 trạm y tế xã phường. Bình quan 10000 dân có 4 bác sỹ, 21 giường bệnh. Ở tuyến tỉnh đã được đầu tư một số thiết bị hiện đại trong khám điều trị bệnh như: Máy siêu âm, nội soi, chụp cắt lớp…

Đây là những cơ sở hạ tầng hiện có và ngày một được nâng cấp hoàn chỉnh để thu hút khách du lịch, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến Hải Dương.

Tình hình kinh tế, xã hội Kinh tế:

- Về tốc độ tăng trưởng: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt trên 10,8%/ năm giai đoạn 2001-2005, kế hoạch giai đoạn 2006-2010 tăng trưởng bình quân GDP là 11,5%/năm trở lên.

- Về cơ cấu kinh tế: cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông – lâm - ngư nghiệp phù hợp với xu thế chung của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch thể hiện ở bảng 2.1 dưới đây:

Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế tỉnh Hải Dương

Đơn vị: % Ngành 2003 2004 2006 Kế hoạch 2010 Nông – lâm - ngư nghiệp 30,0 28,5 26,9 19 Công nghiêp – xây dựng 41,5 42,3 43,7 48 Dịch vụ 28,5 29,2 29,4 33

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương

- Hoạt động đầu tư:

Tỉnh Hải Dương chủ trương khuyến khích thu hút đầu tư vào các Khu công nghiệp (KCN), Cụm công nghiệp (CCN) tập trung của tỉnh. Trên địa bàn tỉnh có 10 KCN với tổng diện tích trên 1.957 ha. Ngoài ra, để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, tỉnh đã quy hoạch 33 CCN nằm ở vị trí thuận lợi về giao thông, điện, thông tin liên lạc…trên địa bàn các huyện trong tỉnh.

Trong vài năm trở lại đây, tình hình đầu tư của tỉnh Hải Dương đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Đến ngày 30/09/2008, trên địa bàn tỉnh Hải Dương có gần 2.800 doanh nghiệp trong nước đang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký gần 18.000 tỷ đồng; có 187 dự án đầu tư nước ngoài đến từ 21 Quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng số vốn đầu tư đăng ký 2 tỷ 174 triệu USD, đứng trong tốp các địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tổng lượng vốn đầu tư thực hiện của các Doanh nghiệp FDI đến nay tại địa bàn ước tính đạt 1.003 triệu USD. Có 106 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, thu hút trên 59.000 lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp cùng hàng ngàn lao động gián tiếp khác.

- Hoạt động xuất nhập khẩu

Hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh trong những năm qua có tiến bộ cả về mặt hàng xuất khẩu, thị trường xuất khẩu và giá trị xuất khẩu.

Trong giai đoạn 2001-2006 xuất khẩu hàng hoá có tốc độ tăng khá, bình quân gần 20%/năm nhưng quy mô kim ngạch xuất khẩu còn nhỏ, đạt giá trị 224,4 triệu USD (2006). Các mặt hàng xuất khẩu của tỉnh chủ yếu là hàng công nghiệp chế biến, trong đó

Một phần của tài liệu Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương (Trang 29 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w