Năm 2010

Một phần của tài liệu LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 26 - 47)

Tháng 11 chỉ số giá tiêu dùng CPI tại TP.HCM là 1,73% còn tại Hà Nội là 1,93%, ước tính cả nước vào khoảng 1,86%. Như vậy chỉ số CPI 11 tháng đã lên đến 9,4% và dự tính cả năm CPI sẽ ở mức hai con số. Tổng cục Thống kê cho biết, nguyên nhân chính đẩy chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 tăng là do chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng mạnh tới 3,45% so với tháng trước. Bên cạnh đó, giá lương thực cũng tăng tới 6,02%; thực phẩm tăng 3,27%; ăn uống ngoài gia đình tăng 1,19%. Một số mặt hàng khác như thép, xi măng, gas tăng giá nên đưa chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1,74%. Nhóm hàng hóa dịch vụ khác tăng 0,99%. CPI nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,9% là do tháng này vẫn nằm trong giai đoạn chuyển mùa, nhu cầu các sản phẩm thời trang tăng hơn. Trong khi nhóm đồ uống, thuốc lá tăng 0,94% . Chỉ số giá vàng tháng 11 tăng 8,67%, USD tăng 3% so với tháng trước.

Trong năm 2010, giá tăng do nhiều nguyên nhân do chi phí giáo dục tăng, giá lương thực thế giới tăng kéo giá lương thực trong nước tăng 16%. Ngoài ra giá xăng dầu thế giới tăng cũng làm nhóm chi phí giao thông vận chuyển tăng.

Nền kinh tế Việt Nam hiện có độ mở cửa rất lớn, lên đến 140- 150%. Độ mở cửa nền kinh tế được đánh giá thông qua hoạt động xuất nhập khẩu trên tổng sản phẩm quốc nội. Kim ngạch xuất khẩu việt nam những năm gần đây khoảng 130- 140 tỉ USD, trong khi GDP chỉ trên 100 tỉ USD. Với độ mở cửa lớn như vậy, yếu tố giá trong nước phụ thuộc rất nhiều vào giá hàng hóa trên thế giới. Năm 2010, kinh tế thế giới phục hồi, giá nguyên vật liệu tăng làm giá trong nước tăng theo: giá dầu thô năm 2009 là 60USD/thùng, năm 2010 tren 80USD/thùng.

Nhìn chung giá tăng là do chi phí chứ không phải tiền được bơm ra quá nhiều, thực tế ngân hàng nhà nước đã và đang thực hiện chính sách thát chặt tiền tệ đề chống lạm phát và bảo vệ sức mua của VND.

2.2 Tác đông của lạm đến các biến số vĩ mô

2.2.1 Tăngtrưởng kinh tế

Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam cũng phù hợp với lý thuyết và kết quả kiểm nghiệm trên thế giới. Ở mức lạm phát thấp (thường là một chữ số) thì lạm phát không có tác động tiêu cực lên tăng trưởng. Ở mức lạm phát thấp, gia tăng lạm phát thường gắn liền với tăng trưởng cao hơn (giai đoạn 1992-2007). Tuy nhiên, khi lạm phát đạt đến một ngưỡng cao nhất định, thì lạm phát bắt đầu tác động tiêu cực lên tăng trưởng.

Theo quan điểm của ông Lê Đức Thuý, nguyên Thống đốc ngân hàng nhà nước (NHNN) khi phát biểu quan điểm này trước Quốc hội: “Tôi cho rằng một nền kinh tế phát triển bền vững thì lạm phát ở mức thấp hơn tăng trưởng 1-2%. Chẳng hạn GDP năm 2006 là 8% thì lạm phát là 6-7%”. Theo PGS., TS. Nguyễn Ái Đoàn, quan điểm này không có cơ sở lý thuyết rõ ràng, không được khẳng định về mặt lý thuyết, đó là cách phát biểu mang tính ứng dụng trong những điều kiện nhất định; trên thực tế, luận điểm này đã trở thành nền tảng cho việc thực thi chính sách tiền tệ nới lỏng kéo dài ở Việt Nam và hệ quả tất yếu là lạm phát ở mức báo động; theo đó, quan điểm về một tỉ lệ lạm phát tốt nhất là tỉ lệ lạm phát nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng, thực chất chỉ là một cách phát biểu sai lệch, pha trộn giữa một

được, tức là lạm phát dưới hai chữ số đã biến thành mức lạm phát tốt nhất (2); tương đồng với phân tích trên của PGS., TS. Đoàn, Ông Nguyễn Văn Phúc, Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh, cũng cho rằng: không có cơ sở khoa học, không có lý thuyết nào đề cập, không có nghiên cứu kiểm nghiệm; ngưỡng tác động tiêu cực của lạm phát không phải là bằng tốc độ tăng GDP.

Quan điểm về lạm phát theo ông Lê Đức Thuý “Ngay ở nước ta, trong điều kiện bình thường, không ít nhà khoa học đã đề nghị tôi đẩy lạm phát lên cao hơn để thúc đẩy tăng trưởng. Thậm chí họ cho rằng, nếu Việt Nam muốn tăng trưởng cao thì lạm phát hai chữ số là bình thường. Nhưng với tôi, chừng nào còn được giao nhiệm vụ này, sẽ tiếp tục theo đuổi quan điểm giữ cho lạm phát nằm trong tầm kiểm soát, và tốc độ lạm phát tốt nhất là không vượt quá tốc độ tăng trưởng”. Việc muốn tăng cung tiền, chấp nhận lạm phát là hệ quả trực tiếp của quan điểm về lạm phát như: lạm phát, tăng cung tiền là tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế; có sự đánh đổi giữa lạm phát và tăng trưởng, chấp nhận lạm phát để tăng trưởng; hai quan điểm này tuy khác nhau nhưng có tác động bổ sung cho nhau và làm cho các nhà hoạch định chính sách tin rằng lạm phát có lợi hơn là có hại cho nền kinh tế (đặc biệt tỉ lệ lạm phát dưới hai chữ số), lạm phát tăng cung tiền để thêm vốn đầu tư từ ngân sách là giải pháp tốt nhất để đạt mức tăng trưởng nhanh. Cùng quan điểm tăng cung tiền là tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế, ý kiến của ông Vũ Ngọc Nhung cho rằng “Lạm phát tạo vốn lớn và cực rẻ cho phát triển kinh tế, vốn phát hành tiền chỉ tốn chi phí in tiền nên cực rẻ”; hoặc “Lạm phát giúp ngân sách vay ngân hàng nhiều hơn để chi cho sản xuất, tăng thu nhập của người dân”. Các nhà kinh tế cho rằng tỉ lệ lạm phát cao, tác động tiêu cực đến sản lượng sản xuất của nền kinh tế thông qua các kênh như đầu tư, tín dụng, tiêu dùng; người cho vay không có động lực để cho vay vì lãi suất cho vay thường âm trong thời kỳ này và cho vay thời hạn càng dài càng bị lỗ, với chi phí huy động vốn cao, đẩy lãi suất cho vay cao, các doanh nghiệp dù thiếu vốn cũng rất e ngại vay vốn vì làm chi phí tăng cao, hệ quả là kênh tín dụng bị thu hẹp; những kết quả thực tế theo công bố

thấp hơn mức tăng 37,73% so với cùng kỳ năm 2007; tỉ lệ lạm phát cao làm cho thu nhập hộ gia đình giảm, chỉ số lạm phát đến tháng 10/2008 là 22,14% cũng có nghĩa với việc giảm hơn 22% thu nhập so với cuối năm 2007. Mọi người phải tiết kiệm chi tiêu dẫn đến giảm tiêu dùng; các nhà đầu tư tiềm năng sẽ giảm đầu tư vì độ rủi ro cao và hậu quả là làm giảm sản lượng sản xuất của nền kinh tế.

Như vậy, việc sử dụng lạm phát cao để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thực chất đây là liệu pháp “sốc” với mong muốn tăng trưởng nhanh để đạt được thành tích mong muốn, nhưng hậu quả tiêu cực gây ra cho nền kinh tế và ảnh hưởng đến đời sống của dân cư, nhất là tầng lớp nghèo, thu nhập thấp bị tác động nhiều nhất.

Các nhà nghiên cứu kinh tế cho rằng, đây là giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, nhưng kém bền vững; hay còn gọi đó là giải pháp tăng trưởng “bong bóng”. Vì vậy, trong thời gian qua, đã có nhiều ý kiến cần thay đổi quan điểm về lạm phát như ông Lê Xuân Nghĩa và ông Vũ Quang Việt để đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững.

Lạm phát của Việt Nam gia tăng trong mấy năm gần đây, phải chăng cũng có chịu ảnh hưởng bởi sự gia tăng sản lượng vượt mức tiềm năng? Theo đánh giá của quỹ tiền tệ Thế Giới (IMF)- (2006) về các nguyên nhân làm tăng lạm phát ở Việt Nam, bắt đầu từ năm 2005, có dấu hiệu bởi sự gia tăng sản lượng vượt mức tiềm năng (những năm trước đó mối quan hệ này là không nhất quán và không rõ nét).

Một trong những điều kiện để nền kinh tế tăng trưởng một cách bền vững đó là sự ổn định sức mua của đồng tiền; đây là một trong những nhiệm vụ luôn luôn đặt lên hàng đầu ở tất cả các quốc gia trên thế giới được ghi vào Hiến pháp và Luật Ngân hàng Trung Ương (NHTƯ) của các nước, trong đó Luật NHNN Việt Nam đã ghi rõ: “Chính sách tiền tệ quốc gia là một bộ phận của chính sách kinh tế- tài chính của Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân”.

Xu hướng các nước phát triển chọn giải pháp tăng trưởng kinh tế thực chất, đó là dựa trên cơ sở giá cả ổn định ở mức thấp. Căn cứ biện luận cho giải pháp này là: Trong nền kinh tế thị trường, lạm phát ổn định thì tính dự báo được nâng cao. Điều đó giúp các nhà đầu tư có thể xây dựng được các phương án đầu tư hiệu quả. Đối với người tiêu dùng thì chi tiêu yên tâm, họ không phải lo cân nhắc các mặt hàng khác để thay thế do giá tăng. Tất cả điều đó đã góp phần thúc đẩy tăng

trưởng kinh tế thực chất. Hiện nay, các nước phát triển chọn mức lạm phát gần 2% là mức tối ưu cho tăng trưởng. Tuy nhiên, cũng phải hiểu rằng, lạm phát ổn định chỉ là điều kiện đủ cho tăng trưởng kinh tế, còn điều kiện cần cho tăng trưởng phải là vấn đề của Chính phủ trong việc phát triển nguồn lực, vốn và công nghệ kỹ thuật...

Đối với Việt Nam mức lạm phát nào là tối ưu cho tăng trưởng kinh tế? Các ngưỡng cùng với các phân tích nêu trên có thể cung cấp một mức chuẩn cho Việt Nam, với một thực tế rằng, các doanh nghiệp Việt Nam và người tiêu dùng không thích một mức lạm phát cao và không ổn định. Mức lạm phát chuẩn của Việt Nam có thể gần với mức lạm phát của các nước Đông Nam Á. Nghiên cứu bước đầu của IMF (2006) về mức độ lạm phát ở Việt Nam với các nước Đông Nam Á cũng đã chỉ ra rằng, mức lạm phát tối ưu cho tăng trưởng kinh tế ở các nước vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam khoảng 3,6%.

Một thực tế rằng, các kết quả nghiên cứu về ngưỡng lạm phát tốt cho tăng trưởng đều không đưa ra với mức tăng trưởng kinh tế là bao nhiêu. Đây là câu hỏi quan trọng cho Việt Nam, bởi vì lạm phát mục tiêu được đưa ra trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế.

Qua phân tích số liệu trong hơn 20 năm qua, dường như mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam cũng tuân theo quy luật chung. 2.2.2 Tỉ lệ thất nghiệp

− Tỷ lệ Lạm phát của: Năm 2004: 9,5 % Năm 2005: 8,4 % Năm 2006: 6,6 % Năm 2007: 12,63% Năm 2008: 19,89% Năm 2009: 6,52%

− Tỷ lệ thất nghiệp của : Năm 2004 : 6,5% Năm 2005: 5,6-5.8% Năm 2006: 5% Năm 2007: 4,2% Năm 2008: 4,6% Năm 2009 : 4,66%

Chúng ta đều biết rằng để kiềm chế lạm phát Nhà nước sẽ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, tức là giảm mức cung tiền và tăng lãi suất , nhưng phải chấp nhận tỷ lệ thất nghiệp tăng lên. Nhưng thực tế , thì lý thuyết đó chỉ phù hợp trong 1 thời gian ngắn.

Trong dài hạn, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên phụ thuộc vào thuộc tính thị trường lao động còn tỷ lệ lạm phát phụ thuộc trước hết vào sự gia tăng cung tiền , do đó lạm phát và thất nghiệp không liên quan nhiều đến nhau. Lúc này các chính sách tác động tới Tổng cầu chỉ ảnh hưởng tới các biến danh nghĩa ( mức giá, tỷ lệ lạm phát), mà không có ý nghĩa với các biến thực tế ( sản lượng , tỷ lệ thất

nghiệp).

Năm 2005, lực lượng lao động tại VN có việc làm là 43,46 triệu người, chiếm 97,9% lực lượng lao động cả nước.Tỉ lệ tăng trưởng việc làm 2,67%; cơ cấu việc làm tiếp tục chuyển dịch tích cực: Lao động trong khu vực dịch vụ chiếm 25,33%; công nghiệp và xây dựng chiếm 17,88%; nông nghiệp chiếm 56,79%…

Lao động qua đào tạo chiếm khoảng 25%, trong đó 19% qua đào tạo nghề. Theo đánh giá chung, thực trạng và xu thế phát triển lao động-việc là giai đoạn 2001-2005 của nước ta có nhiều chuyển biến tích cực về đào tạo, giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị, tăng tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ở khu vực nông thôn, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu lao động …

Thực tế các DN trong các khu công nghiệp đã phải cắt giảm lao động do suy giảm kinh tế nhưng không phải tất cả những lao động này đều rơi vào tình trạng thất nghiệp mà phần lớn họ về quê tìm việc làm mới, có thể không phù hợp nhưng vẫn có thu nhập, dù thấp.

Chính phủ đã có những giải pháp chống suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội; giải pháp kích cầu đầu tư, tiêu dùng , hoàn thiện bảo hiểm thất nghiệp để hỗ trợ lao động tìm việc, nâng cao chất lượng lao động, cắt giảm thuế tiêu thụ, , chú trọng đầu tư cho giáo dục, đào tạo nghề cho bà con ở vùng nông thôn, mở rộng xuất khẩu lao động, hạn chế tăng dân số...để thúc đẩy sản xuất phát triển trở lại ,tạo việc làm cho người lao động.

2.3 Các chính sách của nhà nước trong giai đoạn hiện nay

2.3.1 Năm 2007

Trong bối cảnh lạm phát đặc biệt tăng nhanh vào tháng 6 năm 2007 ( chỉ số giá CPI vọt lên mức xấp xỉ 1%, trái với thông lệ giá cả hơn một thập kỷ qua ). Tín hiệu về lạm phát này đã được chính phủ thu nhận kịp thời và xử lý thông qua các chỉ thị :

Ngày 01/8/2007 Thủ tướng chính phủ ban hành chỉ thị số 18/2007/CT-TTg về một số biện pháp cấp bách kiềm chế tốc độ tăng thị trường.

Thủ tướng yêu cầu: rà soát các chính sách điều hành tiền tệ để có biện pháp thích hợp kiểm soát được mức tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán và mức huy động tín dụng; thực hiện các biện pháp nghiệp vụ thị trường mở để điều tiết lượng tiền trong lưu thông ở mức hợp lý; giữ bình ổn tỷ giá hối đoái, các lãi suất chủ đạo của đồng tiền Việt Nam, không để xảy ra những đột biến trên thị trường tiền tệ…

Rà soát, tập trung vốn đầu tư cho các dự án quan trọng; kiên quyết thực hiện việc điều chỉnh vốn của các công trình triển khai chậm (chưa mang lại hiệu quả ngay) cho các dự án có nhu cầu cấp thiết cần sớm đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả cao. Phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan tháo gỡ kịp thời những vướng mắc về cơ chế, chính sách để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ, tín dụng nhà nước và nguồn vốn ODA, nhất là giải ngân các công trình đầu tư thuộc lĩnh vực giao thông vận tải và nông nghiệp; thực hiện việc ứng vốn cho các dự án

thực hiện các giải pháp tăng cường quản lý, giám sát hoạt động của thị trường chứng khoán và điều hòa cung cầu chứng khoán, tạo điều kiện để thị trường chứng khoán phát triển ổn định, bền vững; chọn những công ty có uy tín để phát hành cổ phiếu thu hút tiền lưu thông cho sản xuất… Tăng cường công tác quản lý thị trường, chống gian lận thương mại; kiểm tra chất lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn đã công bố gắn với kiểm tra niêm yết giá, đăng ký giá và bán hàng theo giá niêm yết…

Ngày 31/10, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 23/2007/CT-TTg về tăng cường thực hiện các giải pháp điều hành giá cả, bình ổn thị trường trong những tháng cuối năm 2007 và phục vụ Tết Nguyên đán Mậu Tý 2008.

Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các Bộ, ngành phối hợp với Ủy ban nhân dân

Một phần của tài liệu LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 26 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w