a) Nguyên lý làm việc của phương pháp điều khiển theo chế độ dòng đỉnh
Tiến hành đo các giá trị điện áp đầu vào, ra và giá trị dòng điện qua cuộn cảm L. Van S sẽ được đóng với tần số không đổi được cấp bởi tín hiệu clock và khóa tại thời điểm khi tổng dòng điện trên cuộn cảm (lấy trên sườn dương) với thành phần bù độ dốc (external ramp) đạt tới giá trị dòng điện hình sin chuẩn Iref. Dòng điện Iref được tính bởi
Chương 2. Lựa chọn phương án mạch lực và phương án điều khiển
khâu nhân giữa sai lệch điện áp đầu ra với tín hiệu đồng dạng với điện áp đầu vào. Như vậy, tín hiệu Iref này được đồng bộ và tỷ lệ với điện áp vào, đảm bảo hệ số công suất bằng 1 khi dòng điện bám dòng điện chuẩn.
b) Ưu điểm
- Tần số đóng cắt bằng hằng số.
- Không cần bộ đo sai lệch dòng điện và bộ bù dòng điện. - Có thể thực hiện hạn chế dòng đóng cắt.
- Chỉ cần đo dòng qua van bằng cách sử dụng biến dòng, tránh được tổn hao khi sử dụng cảm biến điện trở.
Hình 2.10. Cấu trúc của phương pháp điều khiển theo chế độ dòng đỉnh [5].
Chương 2. Lựa chọn phương án mạch lực và phương án điều khiển
c) Nhược điểm
- Khi van đóng với độ rộng xung lớn hơn 50% sẽ gây ra các dao động và mất ổn định, do đó cần thêm bộ bù độ dốc, hơn nữa độ biến thiên dòng điện trong mạch Boost bằng (vin – v0)/L thay đổi theo thời gian. Do đó việc tiến hành thực hiện bù độ dốc gây nhiều khó khăn.
- Sự méo dạng dòng điện đầu vào tăng khi điện áp vào cao và non tải, nó sẽ tồi tệ hơn khi sử dụng thêm bộ bù độ dốc.
- Quá trình điều khiển rất nhạy với các nhiễu, yêu cầu bộ lọc đầu vào lớn.
Hiện tượng méo dòng điện đầu vào có thể giảm được bằng cách thay đổi dạng của điện áp chuẩn, hoặc trong trường hợp bộ PFC không yêu cầu ứng dụng với dải điện áp đầu vào rộng thì có thể giữ cho độ rộng xung điều khiển dưới 50% để tránh phải sử dụng bộ bù độ dốc.