a. Kinh doanh xuất nhập khẩu
* Thị trường xuất khẩu chè : 9 tháng đầu năm, toàn TCT xuất khẩu
được 8.377 tấn tăng 1,16% so với cùng kỳ năm 2007.
Kim ngạch xuất khẩu đạt 12,878 triệu USD tăng 24,9 % so với cùng kỳ năm 2007.
Giá chè xuất khẩu BQ 8 tháng đầu năm 2008 là 1.401,89 USD tăng 20,52% so với giá BQ năm 2007
Trong đó :
- Giá chè đen xuất khẩu BQ là 1.198,25 USD/ tấn ( FOB ) tăng 20.52% so với giá bình quân năm 2007
- Giá chè xanh xuất khẩu BQ là 1.809,59 USD/ tấn ( FOB ) tăng 30,39% so với giá BQ năm 2007.
+ Thị trường xuất khẩu chủ yếu trong 9 tháng đầu năm là : Pakistan : 2.513,11 tấn Nga : 794,90 tấn Đức : 506,73 tấn Hà Lan : 541, 20 tấn Đài Loan : 476,32 tấn Inđônexia : 440,58 tấn Ấn Độ : 351,56 tấn Uzbekistan : 311,35 tấn Trung Quốc : 308,00 tấn
Do công nợ tồn đọng phát sinh nhiều, cộng thêm sự biến động tỉ giá của đồng USD so với VNĐ rất lớn, đặc biệt trong thời điểm từ cuối tháng 5 đến tháng 7 năm 2008. Lãi suất vay USD tăng liên tục có thời điểm lên tới 11- 12%/năm. Trước tình hình đó để tránh tổn thất do lỗ chênh lệch tỉ giá TCT đã yêu cầu các đơn vị thương mại tạm dừng kinh doanh hàng nhập khẩu, tập trung thu hồi công nợ.
Kim ngạch nhập khẩu 9 tháng đầu năm của TCT đạt 6,962 triệu USD, giảm 16,79% so với cùng kỳ năm trước.
b. Kinh doanh chè nội tiêu :
- Các công ty chè Sài Gòn, Hương Trà, Mộc Châu mặc dù tiêu thụ số lượng chưa lớn nhưng bước đầu cũng đã đưa được sản phẩm chè mang thương hiệu của chính đơn vị mình vào các siêu thị lớn, khách sạn, sân bay… và được khách hàng chấp nhận.
- Riêng văn phòng TCT, bộ phận chè nội tiêu mới đi vào hoạt động tuy chưa có kinh nghiệm và đang còn trong giai đoạn tiếp thị, XTTM, quảng bá thương hiệu Vinatea cũng đã có mặt tại 9 quận nội thành Hà Nội thông qua các đại lý, hàng café…Doanh thu chè nội tiêu thành phẩm đóng gói : 7.086 triệu đồng.
c. Kinh doanh xây lắp :
Giá trị xây lắp thực hiện : 11,648 tỉ đồng, giảm 42,45% so với cùng kỳ năm trước.
Kinh doanh xây lắp giảm mạnh là do 2 đơn vị Thái Bình Dương và xây lắp vật tư kỹ thuật khi chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần chưa quyết toán song vốn nhà nước, nợ đọng từ các chủ đầu tư quá lớn, hiện tại các ngân hàng vẫn tạm thời dừng cho vay vốn dẫn đến nhiều công trình không thực hiện được.
- Vốn lưu động của TCT rất ít nên hầu hết phải đi vay ngân hàng, mà hiện nay cơ chế vay ngân hàng lại rất khó, 7 tháng đầu năm các đơn vị sản xuất đều không vay được vốn..
- Khối văn phòng TCT tuy có điều kiện làm thủ tục vay vốn nhất, nhưng tài sản để thế chấp vay vốn ngân hàng lại quá ít, nên hạn mức vay rất thấp. TCT đã phải tiến hành cân đối lại toàn bộ các nguồn vốn tự có, mở rộng giao dịch với hàng loạt các ngân hàng huy động vốn ở mức cao nhất, đã vay và ứng dụng một phần vốn cho các đơn vị nhằm ổn định sản suất và thanh toán cho các khách hàng nhằm huy động chè cho xuất khẩu.
- Công tác quản lý và thu hồi công nợ đã được quan tâm đúng mức. Tổng công ty và các đơn vị đã tích cực đối chiếu, thu hồi công nợ tồn đọng, hạn chế tối đa công nợ phát sinh. Tuy nhiên công nợ nội bộ còn tồn đọng khá lớn.
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VINATEA