Khánh Hòa là một tỉnh lớn ở khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, theo số liệu thống kê tháng 4/2009, tỉnh Khánh Hòa có diện tích 5.271km2, dân số 1,156 triệu người, chiếm 15,9% dân số vùng Nam Trung Bộ mật độ dân số của Khánh Hoà là 222người/km2, tỷ lệ tăng dân số của tỉnh bình quân từ năm 1999 - 2009 là 1,1%. Vùng Nam Trung Bộ gồm các tỉnh, thành phố: Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, cùng với tỉnh 3 tỉnh Tây Nguyên là cầu nối giữa hai vùng kinh tế lớn nhất của đất nước là vùng đồng bằng sông Hồng (ở phía Bắc), và Đông Nam Bộ (ở phía Nam), đồng thời là cửa ngõ ra biển của đường xuyên á (từ Đông Bắc Thái Lan, Campuchia và Lào), nối với đường hàng hải quốc tế. Hệ thống giao thông đường bộ tương đối phát triển với các trục giao thông chính chạy qua Quốc lộ 1, Quốc lộ 14, đường sắt Bắc – Nam, các quốc lộ Đông – Tây (14B, 24, 19, 26…). Cam Lâm là huyện mới được thành lập theo Nghị định số 65/2007/NĐ-CP ngày 11-4- 2007 của Chính phủ, toàn huyện có 14 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 13 xã và thị trấn Cam Đức, nằm ở phía nam tỉnh Khánh Hòa, phía bắc giáp thành phố Nha Trang và huyện Diên Khánh, phía nam giáp thị xã Cam Ranh, phía tây giáp huyện Khánh Vĩnh, Khánh Sơn và phía đông giáp
biển Đông. Diện tích tự nhiên 633km2 với hơn 103.369 nhân khẩu, huyện có diện tích rừng tự nhiên lớn, nhiều khoáng sản và tiềm năng du lịch. Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng du lịch, dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Trong đó, giá trị kinh tế năm 2008 đạt 3.134 tỷ đồng (tăng gần 16,9% so với năm
2007) và năm 2009 đạt 3.072 tỷ đồng. Dự kiến trong năm 2010, kinh tế huyện sẽ thoát khỏi suy thoái và tăng trưởng cao. Các ngành du lịch, dịch vụ, thương mại phát triển đa dạng với nhiều loại hình hoạt động, thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, dân sinh và giữ mức tăng trưởng khá.
Trong sản xuất nông nghiệp, huyện Cam Lâm từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất các nông sản có giá trị kinh tế cao, hình thành những vùng sản xuất nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến; tiếp tục chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng nâng cao giá trị chăn nuôi, dịch vụ, đa dạng hóa ngành nghề, dịch vụ và công nghiệp ở nông thôn. Chương trình kiên cố hóa kênh mương ở các xã lúa nước cơ bản hoàn thành và phát huy hiệu quả. Các chương trình chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đã giúp nông dân đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, nâng cao chất lượng sản phẩm. Mô hình chăn nuôi tập trung với vật nuôi phong phú, có giá trị kinh tế cao, như : heo rừng, nai, nhím… xuất hiện ngày càng nhiều. Đáp ứng mục tiêu của huyện theo hướng phục vụ ngành công nghiệp chế biến và dịch vụ du lịch.
V.2. Điều kiện hạ tầng cơ sở
a. Cấp điện
Hiện tại điện lực Cam Lâm trực thuộc công ty điện lưc Khánh Hòa quản lý vận hành và kinh doanh điện năng trên địa bàn huyện với số khách hàng là 20.575 hộ và 193,8 km đường dây trung áp; 231,8 km đường dây hạ áp; 2 trạm 110kV. Đảm bảo quản lý và vận hành lưới điện 110 kV Khánh Hòa đã tiếp nhận năm 2008. Cung cấp điện ổn định, đầy đủ cho nhu cầu khách hàng sử dụng điện trên địa bàn Công ty quản lý.
b. Cấp nước
Khi Giai đoạn một xây dựng nhà máy cấp nước tại thị trấn Cam Đức với công suất 12 nghìn m3/ngày, phục vụ thị trấn Cam Đức, các xã lân cận và Bắc bán đảo Cam Ranh. Theo kế hoạch, dự kiến đến cuối tháng 6/2010, những khối nước sạch đầu tiên sẽ được cung cấp cho nhân dân. Đây sẽ là nguồn cung ứng nước cho trang trại nuôi nhím bờm. Và khi Giai đoạn 2, xây dựng nhà máy nước tại xã Cam Tân, công suất 21 nghìn m3/ngày, cung cấp nước sạch cho các xã lân cận và phần còn lại của huyện Cam Lâm được hoàn thành sẽ là nguồn cung cấp nước bổ sung cho trang trại.
c. Hạ tầng cơ sở
Cam Lâm có lợi thế là QL1A, đường sắt Bắc - Nam chạy dọc địa bàn huyện và sân bay Cam Ranh vừa được đầu tư nâng cấp trở thành Cảng Hàng không Quốc tế. Vì thế, Cam Lâm có nhiều tiềm năng cho việc phát triển kinh tế biển, dịch vụ du lịch, sản xuất, thương mại và mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội trong và ngoài nước.
CHƯƠNG VII: XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ TỔ CHỨC THI CÔNG LẮP RÁP VII.1. Mặt bằng trang trại
Từ cổng vào của trang trại theo hướng Đông Bắc là khu nuôi nhím với 38 khu chuồng lớn được bố trí xen kẽ nhau. Ở mỗi khu chuồng có một khoảng cách nhất định từ 3-5m để tiện cho việc đi lại và chăm sóc nhím. Bên cạnh khu chuồng nhím, hướng Tây Bắc là khu nhà sơ chế thịt nhím.
Khu điều hành quản lý được bố trí theo hướng Tây Nam (gần chính hướng Nam), giáp với cổng ra vào trang trại. Bên cạnh khu điều hành là khu nhà xe của nhân viên và xe tải.
Các hạng mục hạ tầng được bố trí thành hệ thống. Giao thông nội bộ gồm ba tuyến chính từ cổng trang trại đến khu nuôi, đến khu chế biến và cuối cùng đến khu quản lý. Bên cạnh đó còn có nhiều tuyến đường phụ nối từ khu nuôi, khu chế biến và khu quản lý với nhau.
Hệ thống cấp thoát nước bố trí dọc tuyến giao thông. Hệ thống điện được nối ngầm dưới đất từ trạm điện của trang trại đến các khu.
Nước thải được xử lý tại trạm xử lý nước thải của trang trại. Nước thải phát sinh trong quá trình vệ sinh chuồng cùng với nước thải sinh hoạt được thu gom và dẫn theo tuyến ống riêng. Chất thải rắn trong sản xuất, sinh hoạy được thu gom vào nơi qui định, hàng ngày sẽ được các đơn vị chức năng của địa phương đến thu gom và vận chuyển đến khu xử lý rác thải của xã Cam An Bắc.
Các dãy cây xanh cách ly ven tường rào,giữa khu chức năng nuôi, hành chính, chế biến. Ở giữa trang trại có vườn hoa, thảm cỏ, tạo cảnh quan, cải tạo khí hậu.
VII.2. Các chỉ tiêu xây dựng chủ yếu
• Diện tích khu trang trại : 129200m2.
• Mặt bằng khu nuôi nhím:
- Một khu chuồng lớn chiếm diện tích là : 1000m2.
- Trang trại có 38 khu chuồng lớn. Tổng diện tích là : 38000m2. - Khoảng cách giữa các khu chuồng lớn ước tính : 200m2.
- Chiếm ( trên tổng diện tích trang trại ): 32,66%.
• Mặt bằng khu chế biến :
- Diện tích khu đất : 50000m2. - Diện tích đường bãi : 2000m2. - Diện tích cây xanh : 1500m2. - Tổng mặt bằng khu chế biến : 53000m2. - Chiếm ( trên tổng diện tích trang trại ): 41,02%.
• Mặt bằng khu quản lý, hành chính :
- Diện tích khu đất : 10000m2. - Diện tích đường bãi : 2000m2. - Diện tích cây xanh : 1500m2. - Tổng mặt bằng khu hành chính : 13500m2. - Chiếm ( trên tổng diện tích trang trại ): 10,39%.
• Mặt bằng khu nhà xe :
- Diện tích khu đất : 5000m2.
- Diện tích đường bãi : 1000m2.
- Tổng diện tích : 6000m2. - Chiếm ( trên tổng diện tích trang trại ): 4,64%.
• Mặt bằng khu nhà và đất ở cho cán bộ công nhân viên :
- Diện tích đất : 12000m2.
- Diện tích đường bãi : 500m2. - Diện tích cây xanh : 2000m2. - Tổng diện tích : 14500m2. - Chiếm ( trên tổng diện tích trang trại ): 11,29%.
VII.3. Giải pháp kiến trúc kết cấu chủ yếu VII.3.1. Giải pháp kiến trúc
Căn cứ vào yêu cầu của dây chuyền công nghệ, điều kiện khí hậu, địa hình, nguồn cung cấp, để tạo được vẻ đẹp trang trại, hài hòa với cảnh quan xung quanh giải pháp kiến trúc của công trình lựa chon như sau:
a). Các hạng mục công trình nuôi
Khu nuôi nhím (gồm 38 khu chuồng lớn): mỗi khu chuồng lớn là nhà 1 tầng, khung thép, xây gạch bao che xung quanh dến độ cao khoảng 3m thì lợp lưới thép B40. Mái chuồng lợp tôn chống nóng. Nền chuồng được lát gạch đá hoa loại 40*40cm. Mỗi khu chuồng lớn được thiết kế thành 40 chuồng nhỏ, chia làm 4 dãy chạy dọc song song nhau. Kích thước mỗi khu chuồng nhỏ là 1,5*1,5m. Độ cao mỗi chuồng là 1,5m và ở giữa các chuồng có vách ngăn cao 20-30cm để khi nhím sinh sẳn nhím con không chui qua chuồng bên cạnh được.
b). Các hạng mục công trình chế biến
Nhà 2 tầng, khung bê-tông, mái bằng, tường xây gạch tuynen, lát nền gạch men 40*40cm. Bao gồm các khu vực sau:
+ Tầng 1 là khu chế biến thịt nhím có cửa đi, cửa sổ gỗ, kính, kính khung nhôm. + Tầng 2 là khu bảo quản thịt nhím.
c). Các hạng mục công trình phụ trợ
Trạm điện: nhà bê-tông 2 tầng, tầng 1 cao 1,5m sâu dưới đất 1m, tầng 2 cao 4,5m; tường gạch bao che, mái bê-tông cốt thép đỗ tại chỗ, cửa ra vào, cửa sổ, cửa thông gió: cửa thép, thép kính.
Trạm bơm bể nước, trạm xử lý nước thải....: kết cấu bê-tông m400, tường xây gạch. d). Các công trình hành chính và dịch vụ
Khu điều hành: nhà dân dụng 3 tầng, khung bê-tông, mái bằng, trên có tầng chống nóng, lợp tấm kim loại màu, tường xây gạch, lát nền gạch men, cửa đi,cửa sổ gỗ, kính, kính không nhôm:
• Tầng 1 là phòng hội nghị.
• Tầng 2 là các phòng ban làm việc.
• Tầng 3 là phòng của ban giám đốc
Khu nhà ở của cán bộ công nhân viên: nhà dân dụng 3 tầng khung bê-tông, mái bằng, trên có tầng chống nóng, lợp tấm kim loại màu, tường xây gạch, lát nền gạch men, cửa đi,cửa sổ gỗ, kính, kính không nhôm:
• Tầng 1 là nhà ăn và phòng giải trí.
• Tầng 2 và tầng 3 là phòng ở.
Nhà để xe : nhà 1 tầng, khung thép, xây gạch bao che xung quanh đến độ cao 3m, trên mái lợp tôn lạnh.
Nhà bảo vệ: nhà dân dụng 1 tầng, khung bê-tông, mái bằng, tường xây gạch, láy ốp gạch men, cửa kinh khung nhôm.
e). Các hạng mục công trình hạ tầng Đường, bãi: đường bãi bê-tông,xi măng.
Thoát nước: mương bê-tông nắp đan và cống hộp bê-tông.
Cổng, tường rào: cổng gồm 2 trụ bằng bê-tông, hàng rào song sắt thoáng, móng bê- tông trụ gạch.
Vườn hoa, cây xanh: dải cây xanh cách ly giáp hàng rào, dải cây xanh xung quanh khu nuôi, khu hành chính và khu chế biến, vườn hoa và thảm cỏ ở giữa trang trại.
f). Sơ đồ bố trí mặt bằng
. M Ô H ÌN H T R A N G T R I N H ÍM Ạ
CHƯƠNG VIII: TỔ CHỨC QUẢN LÝ, LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG