5.1.1 Tình hình phát triển của Vinaphone năm 2008
Cùng hòa chung với sự tăng trƣởng mạnh không ngừng của phát triển kinh tế xã hội Việt Nam nói chung và thị trƣờng viễn thông nói riêng, trong những năm qua Công ty Dịch vụ Viễn thông đã có nhiều phát triển vƣợt bậc đƣa mạng Vinaphone cùng với Mobile-Phone, Viettel trở thành các mạng cung cấp dịch vụ thông tin di động lớn tại Việt Nam về quy mô phát triển thuê bao cũng nhƣ hạ tầng mạng: trong năm 2008 đã phát triển mới thêm 7.477.600 thuê bao, đầu tƣ mới hơn 3000 BTS để mở rộng vùng phủ sóng và sẵn sàng triển khai công nghệ EDGE, 5.000K thuê bao cho phần Core.Vinaphone cũng đã cung cấp thêm đầu số thứ 4 là 0125 (03 đầu số hiện có là 091, 094 và 0123). Đặc biệt với sự ra đời của dịch vụ G-Phone đã đáp ứng nhu cầu của khách hàng và khắc phục đƣợc những hạn chế về địa hình, về đầu tƣ xây dựng hạ tầng mạng tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo và có mức giá cƣớc phù hợp với khách hàng có thu nhập thấp. Tính đến cuối năm 2008, tổng số thuê bao thực hiện đang hoạt động trên mạng của Vinaphone lên con số gần 15,5 triệu thuê bao (chiếm 23,4% tổng thị phần so với các mạng còn lại), trên 9.000 BTS phủ sóng toàn bộ 63/63
tỉnh thành với nhiều loại hình dịch vụ cung cấp phong phú phù hợp với mọi đối tƣợng sử dụng: dịch vụ trả sau Vinaphone, dịch vụ điện thoại di động trả trƣớc (Vinacard, Vinadaily, Vinatext, VinaXtra, Vina365) và các dịch vụ gia tăng trên thuê bao di động (IR, GPRS/EDGE, SMS, WAP, MMS, Vina SyncML, Info 360, 2Friends, DataSafe, thanh toán qua ngân hàng Easy ToUp và VnToUp v.v..).
Bảng 5.1 Minh họa số liệu phát triển thuê bao mạng Vinaphone trong các năm vừa qua
Mạng Vinaphone Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Thuê bao trả sau 610.000 789.800 833.500 871.600 899.900 Thuª bao trả trƣớc 1.905.000 2.436.200 4.520.300 7.519.200 14.589.500
Cộng 2.515.000 3.226.000 5.353.800 8.390.700 15.489.400 TB trả trƣớc khóa hai chiều: 1.311.500 1.311.500 TB hoạt động trên mạng: 9.702.200 16.800.900
5.1.2. Tình hình mạng lƣới tính đến hết năm 2008
Sau khi hoàn thành các dự án phát triển mạng năm 2008, mạng Dịch vụ Viễn thông Vinaphone có quy mô nhƣ sau:
5.1.2.1 Phần chuyển mạch
- MSC/VLR: 24 tổng đài MSC_TDM với tổng dung lƣợng 15.450K. - MSC Transit/Gateway: 4 TSC_TDM với tổng dung lƣợng 84.000 Erl. - Hệ thống HLR với dung lƣợng 22.000K.
- Hệ thống chuyển tiếp báo hiệu:
+ STPI-HNI : điểm chuyển tiếp báo hiệu tại khu vực miền Bắc và miền Trung;
+ STPII-HCM : điểm chuyển tiếp báo hiệu tại khu vực miền Nam;
5.1.2.2. Hệ thống mạng PPS-IN - Hệ thống nạp dữ liệu thẻ voucher: 27.000K; - Hệ thống SCP, SDP có dung lƣợng: 20.500K phần cứng, license phần mềm 20.500K. 5.1.2.3. Các hệ thống cung cấp dịch vụ - Hệ thống SMSC : 9.728K BHSM - Hệ thống WAP : 10K - Hệ thống VMS : 50K hộp thƣ - Hệ thống MMS : 20K BHMM
5.1.2.4. Hệ thống GPRS - Hệ thống GPRS: 500K + GGSN Hà Nội : 500K + SGSN Hà Nội : 250K + SGSN Hồ Chí Minh : 250K 5.1.2.5. Hệ thống IP/MPLS
Hiện tại, hệ thống mạng IP/MPLS Core Network của Vinaphone phục vụ cho các Mobile Softswitch trong tƣơng lai đang đƣợc triển khai lắp đặt tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ. Mạng IP/MPLS Core Network này sẽ cho phép kết nối các thiết bị Mobile Softswitch với nhau và cung cấp dịch vụ thoại trên nền giao thức IP, ngoài ra trục Backbone mới với băng thông rộng (các kết nối STM-1) này cũng cho phép kết nối các phần tử của hệ thống IP Contact Center phục vụ chăm sóc khách hàng mạng Vinaphone năm 2008. 5.1.2.6. Phần vô tuyến và vùng phủ sóng (Chỉ tính các trạm BTS phát sóng đến hết 12/2008) - Số BSC : 206 - Tổng số BTS: 7.335 5.1.2.7. Hệ thống truyền dẫn cáp quang
- Hà Nội: vòng Ring cáp quang 20 Gbps - Hồ Chí Minh: vòng Ring cáp quang 20 Gbps - Đà Nẵng: vòng Ring cáp quang 622 Mbps
5.1.2.8. Trung tâm khai thác và bảo dưỡng mạng
Mạng Vinaphone hiện có 3 hệ thống quản lý khai thác và bảo dƣỡng chính tại Hà Nội gồm có: OMC-R, OMC-S, OMC-G.
- OMC-R: Giám sát hệ thống mạng vô tuyến, bao gồm hệ thống OMC-R của Motorola, Alcatel, Ericsson, Siemens-Nokia, Huawei.
- OMC-S: Giám sát mạng chuyển mạch của Vinaphone, bao gồm hệ thống OMC-S của Nokia-Siemens và hệ thống OMC-S của Ericsson.
- OMC-G: Giám sát hệ thống GPRS của Nokia-Siemens.
5.1.2.9. Các tham số kỹ thuật chung của hệ thống
- Các dịch vụ thoại:
+ Lƣu lƣợng chiếm kênh : 25 mErl/thuê bao + BHCA/thuê bao tại MSC : 1,5
- Các dịch vụ số liệu, gia tăng:
+ Tỷ lệ thuê bao SMS : 100% + BHSM/thuê bao : 0,3 - Handover/cuộc gọi : 1
- Lƣu lƣợng GPRS giờ cao điểm : 10% lƣu lƣợng mạng - GoS (BSC-MSC) : 0.01%.
- GoS (MSC-PSTN) : 0.01%. - GoS (MSC-MSC) : 0.01%. - GoS của kênh BSS : 2%. - GoS của kênh báo hiệu : 0.01%. - Chức năng SSP, tỉ lệ thuê bao SSP : 90% - Tỉ lệ cuộc gọi:
+ MOC : 35%
+ MTC : 45%
+ MMC : 20%
5.2 HIỆN TRẠNG MẠNG VÔ TUYẾN 5.2.1 Tổ chức mạng vô tuyến 5.2.1 Tổ chức mạng vô tuyến
- Mạng di động Vinaphone sử dụng công nghệ GSM, GPRS, EGDE. - Băng tần và độ rộng băng tần đang sử dụng
+ Băng tần số 900MHz:
Đoạn băng tần phát của trạm gốc: 935,1MHz † 943,5 MHz Đoạn băng tần thu của trạm gốc: 890,1 MHz † 898,5 MHz + Băng tần số 1800MHz:
Đoạn băng tần phát của trạm gốc: 1805 MHz ÷ 1825 MHz Đoạn băng tần thu của trạm gốc: 1710 MHz ÷ 1730 MHz
- Qua hơn 13 năm khai thác, hệ thống vô tuyến (BSS) mạng Vinaphone do 5 nhà cung cấp thiết bị và đã đƣợc tối ƣu hóa phân vùng phục vụ, cụ thể gồm: Motorola, Alcatel, Ericsson, Huawei, Siemens.
- Phủ sóng tất cả các thành phố, thị xã, thị trấn, các trục đƣờng quốc lộ nối liền các khu kinh tế trọng điểm các khu công nghiệp, dịch vụ, du lịch quan trọng, các khu vực cửa khẩu, hải đảo quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng,
- Độ rộng phủ sóng 2G theo diện tích trên cơ sở hạ tầng của Vinaphone: Vùng phủ sóng 2G theo diện tích (tính theo km2) của từng Quận/Huyện chi tiết cơ bản nhƣ sau:
+ Tổng diện tích vùng phủ sóng 2G trên toàn quốc: 227.495 km2
+ Vùng phủ sóng 2G theo diện tích: 68,69 % 5.2.2 Dung lƣợng mạng vô tuyến
Hệ thống vô tuyến mạng Vinaphone bao gồm 5 nhà khai thác và phân bổ tổng thể dung lƣợng cho các khu vực tỉnh/thành trên toàn quốc nhƣ sau (số lƣợng tính cho đến hết các dự án triển khai trong năm 2008):
Bảng 5.2 Thống kế mạng vô tuyến GSM Vinaphone
Vùng thiết bị 2G hiện tại Khu vực BSC/PCU BTS BSC PCU Số BTS Số TRX Erlang TK Motorola TP Hà Nội 18 18 568 8.272 33.088 12 tỉnh miền Bắc 76 76 2.052 15.424 68.797 Alcatel 16 tỉnh miền Bắc 34 6 2.227 20.275 90.740 Ericsson 3 tỉnh Bắc trung bộ 6 6 682 6.591 31.244 Motorola 4 tỉnh miền Trung 14 13 831 6.776 30.633 Huawei 6 tỉnh Nam Trung bộ 12 12 1.321 8.506 36.035
Motorola
TP Hồ Chí Minh 22 22 579 8.849 40.131 7 tỉnh Đông Nam bộ 30 30 1.381 13.243 62.360 Siemens Tây Ninh 2 2 134 804 3.296
Huawei 13 tỉnh Tây Nam bộ
và Duyên Hải 28 28 1.933 18.795 88.631 Tổng cộng 206 BSC / 169 PCU 120.000 TRX 11.708 BTS 107.535 TRX 484.956 Erlang
Những đặc điểm của hệ thống vô tuyến hiện tại trên mạng Vinaphone:
- Đến cuối năm 2008, Vinaphone đã thực hiện quy hoạch lắp đặt đồng bộ thiết bị hệ thống BSS tối ƣu hóa mạng cho từng khu vực theo từng nhà cung cấp.
- Các trạm BTS thông thƣờng có 6 TRX/BTS. Đối với các trạm trong thành phố/khu đông dân cƣ thông thƣờng sử dụng các BTS dualband 900/1800 MHz.
- Có thể cung cấp đƣợc nhiều dạng dịch vụ hiện có trên mạng Vinaphone và các dịch vụ mới trên nền GPRS/EDGE, AMR, HR….
- Có khả năng nâng cấp lên công nghệ 3G theo định hƣớng phát triển mạng Vinaphone và phù hợp với xu hƣớng phát triển công nghệ thông tin di động trên thế giới.
5.3. HIỆN TRẠNG MẠNG LÕI VÀ DỊCH VỤ 5.3.1 Cấu hình mạng lõi và dịch vụ hiện tại 5.3.1 Cấu hình mạng lõi và dịch vụ hiện tại
Mạng lõi về cơ bản gồm: MSC/VLR, HLR, STP, PPS-IN, GPRS, SMS....
- Các nút mạng đƣợc nối với nhau thông qua truyền dẫn kênh cơ bản E1 (2 Mb/s). Một số nút hỗ trợ giao diện STM-1.
- Mỗi nút MSC/VLR phục vụ chuyển mạch cho một số địa bàn nhất định, khi đó các BSC phải kết nối trực tiếp về MSC thông qua các kênh E1.
- Lƣu lƣợng mỗi nút mạng đƣợc transit/Gateway qua tổng đài Transit TSC tại các trung tâm. Và các TSC này sẽ kết nối với các mạng Vinaphone các khu vực, PSTN, mạng doanh nghiệp khác....
- Thiết bị mạng Core do nhiều nhà cung cấp khác nhau cho từng loại thiết bị: Ericsson, Nokia Siemens, Huawei, Comverse, ZTE...
Cấu trúc hệ thống mạng lõi và dịch vụ mạng Vinaphone xem phụ lục 2_Cấu trúc mạng Core-dịch vụ mạng Vinaphone
5.3.2 Dung lƣợng mạng lõi
Dung lƣợng, cấu hình, thiết bị hiện tại mạng lõi và dịch vụ của mạng Vinaphone đƣợc phân bổ theo bảng sau:
Bảng 5.3 Dung lƣợng mạng lõi TỔNG THỂ DUNG LƢỢNG CÁC NODE MẠNG NODE MẠNG SỐ LƢỢNG DUNG LƢỢNG PHẦN CỨNG PHẦN MỀM MSC 25 15.400 K 15.400 K TSC 4 84.000 Erl 84.000 Erl
STP 2 192 HSL, 8 Port Eth 192 HSL, 8 Port Eth
HLR 11 22.000 K 22.000 K
GPRS 1 500K/250PDP 500K/250PDP
SMS 6 9.728 K 9.728 K
VMS 1 50 K 50 K
Những đặc điểm của hệ thống mạng lõi và dịch vụ hiện tại trên mạng Vinaphone:
- Các MSC sử dụng chuyển mạch kênh TDM. Việc đấu nối giữa các nút mạng sử dụng truyền dẫn TDM truyền thống, chi phí đầu tƣ cho kênh truyền dẫn lớn.
- Lƣu lƣợng phát sinh giữa các thuê bao di động chủ yếu diễn ra trên cùng một khu vực địa lý (cùng 1 tỉnh), cấu hình kết nối, trong khi đó khối chuyển mạch và điều khiển tập trung tại trung tâm của vùng, sẽ dẫn đến phát sinh chi phí truyền dẫn đƣờng dài rất lớn từ các trung tâm vùng đến các tỉnh.
- Việc mở rộng mạng gặp khó khăn và tốn kém: với cấu trúc nhƣ trên, mỗi khi tăng thêm MSC hoặc thêm BSC để nâng dung lƣợng mạng, cần phải tiến hành điều chỉnh lại hầu nhƣ tất cả các kết nối, di chuyển phần quản lí các nút mạng. Do phải tiến hành trên mạng đang hoạt động với số lƣợng khách hàng lớn, nên đây là công việc có nguy cơ ảnh hƣởng lớn đến sự vận hành an toàn của hệ thống, rất tốn kém về mặt thời gian và chi phí thực hiện.
5.4 ĐỊNH HƢỚNG VÀ KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI MẠNG 3G 5.4.1 Định hƣớng về mặt kinh doanh 5.4.1 Định hƣớng về mặt kinh doanh
Mạng di động VinaPhone của VNPT là một trong 2 mạng di động đầu tiên đƣợc cấp phép cung cấp dịch vụ tại thị trƣờng Việt Nam. Sau hơn 10 năm hoạt động, VNPT đã thiết lập đƣợc một chỗ đứng vững chắc trong thị trƣờng viễn thông nội địa cho mạng VinaPhone cũng nhƣ tích luỹ đƣợc những kinh nghiệm cần thiết về quản lý, thị trƣờng và công nghệ. Riêng đối với lĩnh vực dịch vụ nội dung số, VinaPhone đã cơ bản hoàn thiện đƣợc cơ chế, mô hình hợp tác kinh doanh với các đối tác cung cấp, sản xuất nội dung số. Đây chính là tiền đề không thể thiếu để có thể triển khai thƣơng mại hoá các dịch vụ trên nền 3G một cách nhanh chóng và hiệu quả trong thời gian tới.
Bên cạnh những yếu tố thuận lợi, thời gian gần đây mạng di động VinaPhone cũng gặp không ít thách thức có thể ảnh hƣởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong tổng số thuê bao di động 2G của VinaPhone, có đến hơn 90% là thuê bao trả trƣớc với một tỷ lệ không nhỏ là thuê bao ảo. Tình trạng này một mặt gây khó khăn trong vấn đề quản lý, mặt khác giảm tính ổn định về quy mô của mạng. Bên cạnh đó, doanh thu bình quân tháng của thuê bao di động đang giảm nhanh do giá cƣớc thoại giảm và tỷ trọng doanh thu dữ liệu còn thấp. Mặt khác, sức ép cạnh tranh từ các mạng di động đối thủ là rất lớn, đặc biệt là mạng di động Viettel. Tất cả các yếu tố này, kết hợp với những biến động kinh tế vĩ mô, đã tạo một áp lực lớn đối với việc đảm bảo các chỉ tiêu lợi nhuận, doanh thu và thị phần đối với dịch vụ di động VinaPhone cũng nhƣ đời sống của ngƣời lao động công tác trong lĩnh vực này.
Trong bối cảnh nhƣ trên, VNPT ý thức đƣợc tầm quan trọng của nhiệm vụ xác lập một chiến lƣợc kinh doanh mới nhằm duy trì và đẩy mạnh tốc độ phát triển của
mạng di động VinaPhone, trong đó chuyển đổi công nghệ 2G hiện tại lên công nghệ băng thông rộng 3G đƣợc xem là một trong những ƣu tiên hàng đầu. Trên cơ sở phát huy các thế mạnh sẵn có về kinh nghiệm và thị trƣờng, kết hợp với ƣu điểm vƣợt trội của công nghệ 3G, Vinaphone nhận định việc triển khai mạng di động công nghệ 3G có cơ hội tạo ra bƣớc đột phá về tính cạnh tranh và theo đó là kết quả sản xuất kinh doanh, đƣợc cụ thể hoá bằng các chỉ tiêu mục tiêu nhƣ sau:
Phát triển thuê bao: Tổng số thuê bao di động tính đến hết năm 2023 phấn đấu đạt xấp xỉ 30 triệu thuê bao thực với tỷ trọng thuê bao 3G là 100%. Tốc độ phát triển thuê bao trung bình hàng năm trong giai đoạn 2009-2023 ƣớc khoảng 5,6%.
Thị phần: Phấn đấu đƣa thị phần của VinaPhone từ mức 23,4% hiện tại lên 35% vào thời điểm hết hạn giấy phép.
Tổng doanh thu: VNPT phấn đấu duy trì tốc độ tăng trƣởng doanh thu bình quân hàng năm của mạng di động VinaPhone ở mức trên 7% trong giai đoạn 2009- 2023, đƣa tổng doanh thu di động đạt xấp xỉ 39.000 tỷ tại thời điểm 2023, tăng hơn 2,9 lần so với thời điểm hiện nay.
Doanh thu dịch vụ dữ liệu (phi thoại) di động: Tốc độ tăng trƣởng doanh thu dịch vụ dữ liệu trung bình năm trong giai đoạn 2009-2023 đạt trên 34% với tỷ
trọng dữ liệu (phi thoại) trên tổng doanh thu tại thời điểm 2023 phấn đấu đạt 64 %.
5.4.2 Kế hoạch và dự định triển khai mạng 3G
Để thực hiện đƣợc các mục tiêu đã đề ra trên, dự kiến kế hoạch triển khai trên mạng 3G VinaPhone giai đoạn 2009-2023 nhƣ sau:
5.4.2.1 Mở rộng vùng phủ sóng mạng 3G
Vinaphone hoạch định ra những mục tiêu về vùng phủ sóng theo dân số trong kế hoạch năm thứ 1, năm thứ 3, năm thứ 5 và năm thứ 15 sau khi đƣợc cấp giấy phép theo bảng dƣới.
Bảng 5.4 Dự kiến triển khai vùng phủ sóng 3G của Vinaphone
Thời gian Mục tiêu về phủ sóng trên tỉ lệ dân số Các vùng mục tiêu Các vùng khu vực trọng điểm Thời điểm chính thức công bố dịch vụ
Hơn 70% - Các thành phố tại Việt Nam - Các sân bay, hầu hết cảng, cửa
khẩu, du lịch, công nghiệp,..,. - Hầu hết các trung tâm tỉnh lỵ,
một phần khu dân cƣ quận/huyện quan trọng. - Hà Nội - TP Hồ Chí Minh - Đà Nẵng - Hải Phòng - Cần Thơ - Huế và các thành phố khác - Các trung tâm tỉnh lỵ, dân cƣ
Thời gian Mục tiêu về phủ sóng trên tỉ lệ dân số Các vùng mục tiêu Các vùng khu vực trọng điểm
mật độ cao có nhu cầu lớn, quan trọng trong chiến lƣợc kinh doanh.