1. Cấu tạo, chức năng của hệ tiết niệu và đặc điểmhệ tiết niệu trẻ em 1.1. Cấu tạo, chức năng của hệ tiết niệu
Hệ tiết niệu gồm :
− Thận : là nơi lọc máu và tạo thành n−ớc tiểu
− Niệu quản : dẫn n−ớc tiểu đến bàng quang.
− Bàng quang : là nơi trữ n−ớc tiểụ
− Niệu đạo : dẫn n−ớc tiểu từ bàng quang ra ngoàị
Hệ tiết niệu có chức năng sản xuất n−ớc tiểu, do đó có tác dụng bài xuất các chất độc là những chất cặn bã của quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể.
− Thận bài tiết n−ớc tiểu và bài tiết chất độc.
− Thận có tác dụng lớn trong việc bình ổn các thành phần của huyết t−ơng, giữ vững cân bằng toan kiềm của cơ thể.
− Thận còn có khả năng gây tăng huyết áp và có đóng góp quan trọng trong quá trình sản sinh hồng cầụ
− Thận còn có chức năng nội tiết.
1.2. Đặc điểm hệ tiết niệu trẻ em
− Thận : dễ di động vì tổ chức mỡ quanh thận ch−a phát triển. Chức năng thận của trẻ em trong những năm đầu còn ch−a tr−ởng thành, đặc biệt các tình trạng rối loạn n−ớc − điện giải và cân bằng toan kiềm.
− Niệu quản : đ−ờng kính t−ơng đối lớn và dài nên dễ bị gấp hoặc xoắn.
− Bàng quang : thể tích bàng quang trẻ em nhỏ hơn ng−ời lớn + Trẻ sơ sinh : 30 − 80ml
+ Trẻ bú mẹ : 60 − 100ml + Trẻ 6 tuổi : 100 − 150ml + Ng−ời lớn : 500 − 900ml
− Niệu đạo : niệu đạo trẻ em gái ngắn hơn trẻ em trai và niệu đạo trẻ em gái dễ tiếp xúc với môi tr−ờng và dễ nhiễm trùng. ở trẻ em trai, do niệu đạo dài hơn nên là nơi c− trú của vi khuẩn và dễ nhiễm trùng.
2. Các bệnh thuộc hệ tiết niệu th−ờng gặp ở trẻ em 2.1. Bệnh nhiễm khuẩn đ−ờng tiết niệu
Nhiễm khuẩn đ−ờng tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm ở hệ thống tiết niệu, đặc tr−ng bởi tăng số l−ợng vi khuẩn và bạch cầu niệu một cách bất th−ờng.
Tùy theo vị trí tổn th−ơng mà có những thuật ngữ t−ơng ứng nh− viêm bàng quang, viêm thận, bể thận, viêm niệu quản...
2.1.1. Nguyên nhân
Vi khuẩn gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn đ−ờng ruột Ẹcoli, cầu khuẩn đ−ờng ruột, vi khuẩn theo đ−ờng máu hay gặp hơn là vi khuẩn theo n−ớc tiểu ng−ợc dòng từ d−ới lên.
Yếu tố thuận lợi cho sự phát triển bệnh :
− Trẻ gái bị nhiều hơn trẻ traị
− Bệnh th−ờng gặp ở trẻ d−ới 2 tuổi, trẻ suy dinh d−ỡng.
−ứ đọng n−ớc tiểu : dị dạng tiết niệu, sỏi, hẹp bao quy đầụ
− Vệ sinh tiết niệu, sinh dục kém.
− Quần áo, tã lót của trẻ bị ẩm, không đảm bảo vệ sinh.
2.1.2. Triệu chứng
• ở trẻ nhỏ
Các triệu chứng chủ yếu là sốt cao và tiêu hóa : trẻ sốt, kém ăn, khát n−ớc, sụt cân, phân lỏng. Trẻ đái đau (khóc khi đái), đái rắt, n−ớc tiểu đục có mủ. Với trẻ sơ sinh gây nhiễm trùng, nhiễm độc nặng, dễ tử vong.
• Trẻ lớn
Trẻ sốt cao, rét run, đau bụng hoặc vùng s−ờn l−ng, đái buốt, đái rắt, đái dầm, n−ớc tiểu đục có mủ và ít.
Để xác định đ−ợc bệnh, cần phải làm một số xét nghiệm :
− Xét nghiệm n−ớc tiểu : phụ thuộc vào lấy n−ớc tiểu để nuôi cấy vi khuẩn chính xác và tìm tế bào bạch cầụ
− Xét nghiệm máu : hỗ trợ thêm.
2.1.3. Điều trị
Để bệnh nhi nghỉ, không chơi đùa quá sức.
Xác định đ−ợc bệnh phải cho trẻ uống nhiều n−ớc, cho ăn lỏng và dùng kháng sinh :
− Amoxiciline : 30 − 50 mg/kg/ngày trong 7 − 10 ngày, chia 2 lần/ngàỵ
− Trimason (Biseptol) : 36 − 48mg/kg/ngày trong 7 − 10 ngày, chia 2 lần/ngàỵ Sau đợt dùng kháng sinh phải xét nghiệm lại n−ớc tiểu để có ph−ơng pháp xử lý tiếp.
Đa số thể nhẹ điều trị chăm sóc tại nhà, nếu trong điều trị trẻ không chịu đ−ợc thuốc, cần cho đến bệnh viện.
2.1.4. Phòng bệnh
Tại gia đình và tr−ờng mầm non, ng−ời chăm sóc trẻ cần chú ý : giữ vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục ngoài, phải lau, rửa đúng kỹ thuật (trong phần vệ sinh chăm sóc trẻ) khi trẻ đi vệ sinh, tránh trẻ bị táo bón. Cho trẻ uống đủ n−ớc, không nên bắt trẻ nhịn đáị
Phát hiện sớm các tr−ờng hợp dị dạng đ−ờng tiết niệu và phát hiện sớm sỏi để điều trị ngaỵ Giữ vệ sinh quần áo, tã lót, chăn màn tránh bị ẩm −ớt.
2.2. Bệnh viêm cầu thận cấp
2.2.1. Nguyên nhân
Viêm cầu thận cấp tiên phát ở trẻ em là một bệnh viêm cầu thận không làm mủ toàn bộ cầu thận cả hai bên thận, th−ờng xuất hiện sau một nhiễm khuẩn chủ yếu do liên cầu, theo một cơ chế miễn dịch phức tạp. Nguyên nhân chính gây viêm cầu thận cấp là liên cầu khuẩn β tan huyết nhóm Ạ Bệnh xảy ra sau khi bị nhiễm liên cầu ở ngoài da (lở) hoặc ở tai mũi họng (viêm họng cấp) theo cơ chế miễn dịch. Ngoài ra, có thể do virut và các vi khuẩn khác.
Yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của bệnh :
− Bệnh hay gặp ở trẻ tuổi mẫu giáo và bắt đầu đi học.
− Thời tiết lạnh dễ bị viêm họng và mùa hè trẻ hay bị viêm da là những yếu tố thuận lợi cho phát triển.
Bệnh diễn biến nói chung là lành tính, nh−ng số ít cũng có thể gây nguy hiểm.
2.2.2. Triệu chứng
a) Thời kỳ khởi phát
Sau khi bị mắc bệnh viêm da, viêm họng từ 1 đến 3 tuần, trẻ có các triệu chứng mệt mỏi, sốt nhẹ, đau l−ng, da hơi xanh, đái ít, phù nhẹ ở mặt, có khi rất kín đáọ
b) Giai đoạn toàn phát
− Phù : bắt đầu ở mi mắt, mặt rồi xuống toàn thân. Phù trắng, phù mềm, phù tăng khi ăn mặn.
− Tăng huyết áp rất sớm có thể ảnh h−ởng đến tim mạch. Nếu đ−ợc điều trị kịp thời huyết áp sẽ giảm nhanh.
− Đái ra máu : 50 − 70% tr−ờng hợp nhìn thấy n−ớc tiểu có máụ
− Số l−ợng n−ớc tiểu giảm, có khi vô niệụ
Bệnh cảnh các tr−ờng hợp trung bình th−ờng có các triệu chứng đặc tr−ng để mô tả chẩn đoán đó là tam chứng cổ điển của viêm cầu thận cấp : phù, cao huyết áp và đái máụ
− Xét nghiệm n−ớc tiểu : Prôtêin niệu 3g/lít hoặc ít hơn, có rất nhiều hồng cầu và tế bào trụ hạt.
− Xét nghiệm máu : Prôtêin huyết thanh giảm.
• Tiến triển của bệnh : khỏi hoàn toàn ở trẻ em (75 − 90%).
Trong 1 − 2 tuần đầu các triệu chứng giảm nhanh, sau đó các triệu chứng xét nghiệm phải từ vài tháng đến 1 năm, chức năng thận sau 6 tháng mới bình th−ờng.
Có thể diễn biến kéo dài thành mãn tính hoặc diễn biến xấu dần đ−a đến tử vong do suy tim, phù phổi cấp, co giật do huyết áp cao (huyết áp tối đa trên 140 mmHg).
2.2.3. Điều trị
Tất cả bệnh nhi đều phải đ−ợc điều trị và theo dõi sát, đặc biệt trong giai đoạn cấp, đ−ợc điều trị kịp thời sẽ ngăn ngừa và xử trí kịp thời các biến chứng.
• Chế độ ăn uống : lúc đầu cho ăn lỏng (cháo, hoa quả, sữa). Phải ăn hạn chế tuyệt đối muối trong 2 − 4 tuần tùy theo mức độ giảm của bệnh. Số l−ợng n−ớc vào cơ thể bằng số l−ợng n−ớc tiểu ngày hôm tr−ớc cộng với 200ml. Chất đạm chỉ hạn chế trong thể suy thận. Nếu bệnh nhi còn trong thời kỳ bú mẹ hay ăn sam vẫn cho bú. Không cho ăn bột với muối hay n−ớc nắm.
• Chế độ chăm sóc :
Bệnh nhân cần nghỉ tại gi−ờng từ 2 − 4 tuần. Hằng ngày theo dõi huyết áp, cân nặng và số l−ợng n−ớc tiểụ Phải theo dõi trong 3 − 6 tháng đến một năm sau khi ra viện.
• Thuốc :
Kháng sinh Penicillin hoặc Erythromycine, thuốc lợi tiểu đông y, tây y, thuốc hạ huyết áp... Điều trị tích cực các ổ viêm họng, ở ngoài dạ Trẻ cần đ−ợc theo dõi để phát hiện bệnh tái phát.
• Kết quả điều trị viêm cầu thận cấp :
Th−ờng trong 2 − 3 tuần, phù giảm, số l−ợng n−ớc tiểu tăng, huyết áp trở lại bình th−ờng. Sau một tháng : hết prôtêin trong n−ớc tiểu, nh−ng hồng cầu 10000/phút có thể kéo dài trong 1 năm.
Tr−ờng hợp kết quả điều trị kém :
− Huyết áp vẫn cao sau 1 tháng điều trị.
− Prôtêin niệu trên 1g/24 giờ sau 6 tháng.
− N−ớc tiểu có hồng cầu trên 10000/phút.
2.2.4. Phòng bệnh
Vệ sinh mũi họng, vệ sinh thân thể để tránh các bệnh viêm mũi họng, lở loét ngoài da, chốc đầu cho trẻ...
Giữ ấm cho trẻ về mùa đông.