Pentachlorophenol (PCP)

Một phần của tài liệu độc học các hợp chất hữu cơ (Trang 26 - 31)

 Hay có trong các lọai thuốc trừ nấm, chất

bảo quản gỗ trong ngành xây dựng, gỗ trong ngành đường sắt.

 Lọai hóa chất này gây độc qua đường hô hấp và qua da, miệng…

 Hiện nay đã bị cấm sử dụng ở nhiều nước trên thế giới.

DichoroDiphenylTrichloroethan (DDT):

 DDT là hợp chất chứa chlor gây hậu quả rất độc đối với sinh vật khi được thải ra trong môi trường.

 Từ những năm 1940 được sử dụng làm thuốc diệt côn trùng, gián, rết rất hiệu nghiệm

 DDT tồn tại lâu dài trong môi trường, không phân hủy sinh học và khả năng khuyếch đại sinh học cao.

 DDT tích tụ trong các mô mỡ, sữa mẹ và có khả năng gây vô sinh cho động vật có vú, chim.

ChloroFluoroCacbua (CFC)-Freon

 Được đưa vào sử dụng vào những năm 1930.

 Có rất nhiều ưu điểm: bền vững về cấu trúc hóa học, không mùi, không cháy, không ăn mòn và quan trọng nhất là giá rẻ.

 CFC được dùng rất nhiều trong công nghiệp nhựa, hỗn hợp chất lỏng sinh hàn trong công nghiệp lạnh, máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh…

 Người ta phát hiện ra CFC là một nguyên nhân làm thủng tầng ozon và gây ảnh hưởng giám tiếp lên sức khỏe con người: ung thư da…

Dioxin

 Dioxin là tên gọi chung của khoảng 75 hợp chất mạch vòng chứa chlor rất độc.

 Dioxin được tạo ra khi đốt các sản phẩm chứa chlor, quá trình sản xuất giấy, nhựa PVC, cháy rừng…

 Trước kia dược sử dụng như một loại hóa chất diệt cỏ.

 Khi đốt ở nhiệt độ > 1100 độ C trong 2 phút thì có thể phân hủy được hợp chất này.

Một phần của tài liệu độc học các hợp chất hữu cơ (Trang 26 - 31)