Các biện pháp nghệ thuật trong phóng sự Vũ Trọng Phụng

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ BÁO CHÍ TRONG PHÓNG SỰ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG (Trang 33 - 37)

Trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng ông đã sử dụng rất nhiều thủ pháp nghệ thuạt, một trong những thủ pháp tiêu biểu đó là nghệ thuật châm biếm: châm biếm là một trong những thủ pháp nghệ thuật dùng lời lẽ sắc sảo, thâm thúy để vạch trần bản chất xấu xa của những đối tượng và hiện tượng này hay khác trong xã hội. Thủ pháp nghệ thuật này đã có truyền thống trong văn học và được các tác giả: Tam Lang, Trọng Lang, Ngô Tất Tố, Hoàng Đạo… sử dụng khá đắc địa trong các tác phẩm của mình và Vũ Trọng Phụng cũng không phải là một ngoại lệ.

Nghệ thuật châm biếm của Vũ Trọng Phụng không phải là lối miêu tả trực diện. Tiếng cười của ông toát ra từ những tình huống đầy chất bi hài.

Ở thiên phóng sự Cơm thầy cơm cô Vũ Trọng Phụng miêu tả một cô bé mười ba tuổi tên là Đũi, con một ông lý trưởng trong làng. Nạn hũ tục ở chốn thôn quê đã làm của cải trong nhà cái Đũi đội nói ra đi. Ra thành phố Đũi phải làm một con sen và bị một thằng oẳn “hiếp lấy hiếp để”. Sau một cuộc hiếp dâm ấy, Đũi không còn cách gì cho thân phận mình được sung sướng hơn là mong muốn được thành một cô đầu – một sự mong muốn đến nực cười nhưng đáng nực cười hơn và cả chua xót hơn nữa khi ta nghe tiếp tác giả hạ một lời cảm thán: “Ôi! Sức ám thị của một cuộc hiếp dâm! Sau này nếu cái Đũi sẽ lên bà, dễ thường nó phải đi cảm ơn cái thằng oẳn đã hiếp nó”. Một cô bé mười ba tuổi ngây thơ, trong trắng đã bị một thằng oẳn lấy đi mất đời con gái, tương lai của cô bé sẽ là một cô đầu, thế mà cô bé ấy lại phải cảm ơn tên oẳn kia. Sự ngược đời đến vô lý này là một thực trạng xã hội mà Vũ Trọng Phụng đã không ngần ngại phanh phui.

Cũng trong phóng sự này, Vũ Trọng Phụng đã cho ta thấy rõ “tình máu mũ ruột thịt” giữa nhưng thành viên trong gia đình của nhưng ông tham, ông phán… những người đức cao vọng trọng.

Một ông chủ thầu phán để mua vui đã mua ba con chó Nhật Bản, mỗi con đáng giá trăm bạc, cho ăn toàn những thịt bò với súp. Ông ta thuê đầy tớ về chỉ

cứ tưởng ông chủ này là người phong lưu, tử tế lắm. Vậy mà sự thực thì: “ông chủ nuôi chó thì tử tế mà nuôi bố thì không tử tế”. Ông cụ già thì ăn mặc áo nâu cũng như đầy tớ phải còm cõi làm thợ vườn suốt ngày. Chỉ vì một lần ông cụ vụt ba con chó mà người thầu khoán lại đi chửi “tiên sư cha ông cụ” nghĩa là chửi bố mình, tổ tiên nhà mình. Người Việt Nam ta có truyền thống kính lão đắc thọ

ra ngoài đường hay ở trong nhà thì người lớn cũng luôn được kính trọng. Vậy mà ở đây người con xem cha mình không bằng một con chó.

Cũng trong thiên phóng sự này có một cảnh khác khiến độc giả không thể tưởng tượng là những chuyện này có thật ở đời. “trong một gia đình sau người cùng chung máu mủ hoặc là vợ chồng mà mỗi bữa ăn, mỗi người đều vào bếp thổi một món riêng. Lúc ăn người ta tuy ngồi cùng nhau, song ai có thức ăn riêng của người ấy. Đại khái ông bố có đĩa chả, bà mẹ đĩa đậu rán, con trai với con dâu: một đĩa xào, con gái bát canh… người ta tuy cùng ngồi một mâm nhưng nếu ai bị sự cám dỗ mà đưa đũa xúc phạmh đến món ăn của người khác thì tức khắc phải có cái lườm, đổ trời”.

Người ta thường nói bữa cơm gia đình là lúc các thành viên quyây quần sum họp bên nhau, sau một ngày làm việc mệt nhọc, là lúc người ta thể hiện tình cảm và sự quan tâm lẫn nhau vậy mà ở đây, chỉ vì miếng ăn người ta quên hết tình nghĩa.

Trong thiên phóng sự Cạm bẫy người, anh Văn con một cụ phán thượng hạng về hưu đã dắt bạc bịp về nhà để lừa tiền chính bố đẻ của mình.Anh ta khẳng định chính “chính ông thân tôi là mồng”. Để đạt được mục đích mở két tiền của ông cụ anh Văn đã viết cho ông Ấm B – trùm bạc bịp một bức thư với những lời lẽ tha thiết, tình cảm như sau: “Cùng nhau gắn bó đã bao nhiêu lần tôi vẫn để ý mãi nay đến lúc phải phiền ngài rồi. Mong ngài xếp cho một người có vẻ ông thanh phán, đúng chiều thứ sang bên tôi chơi chính ông thân tôi làmmồng, chắc chắn lắm… đáng lẽ tôi phải “thân hành” sang cầu cứu, song bận thu xếp phải dùng chữ thay người, có điều đường đột ngài cũng xá đi cho”. Một người con nếu đi lừa ai ngoài xã hội còn có thể chấp nhận được. Vậy mà… lại đi lừa chính bố mẹ của mình, mới hay sức ám ảnh, lực hút ghê ghớm của tiền

bạc bịp đến mức nào. Ông cụ cứ ngây thơ tưởng ông “tham Ngọc” là một người bàn luận thế sự đã động tới xã hội quốc liên là bạn tốt của ông con trai quý hóa. Ai dè là một tay bịp lụa mà con trai đưa về lừa mình.

Cái tổ chức bạc bịp tổ chức theo một dây chuyền công nghệ hẳn hoi đứng đầu là một tên trùm dưới trước là một “Bộ tham mưu” gồm những gã “chuyên gia bạc bịp” một bọn chân rếp đầu trâu mặt ngựa lưu manh đủ loại. Ngang nhiên đứng ở đầu phố Hà Nội, thấy ai qua lại cũng ghé đến để “Đâu đó tiểu chú, mày có đi gỡ không?”. Nếu người kia gật đầu, thế là được dắt vào một cái nhà mà ở bên ngoài dọn hàng cơm để… gỡ! Rồi đòn lò xo hay đòn thùy châu, cái đó, tùy.

Bọn chúng săn đón săn bọc Hà Thành trong một cái “lưới nhện”. Nhưng pháp luận lại dung túng cho bọn chúng hoành hành, gây bao đau khổ cho những người dân. Vũ Trọng Phụng đã phác họa những cái ngược đời nhưng mà có thực: “Có nói rõ cách tổ chức của ngài mới biết ngài là một người xuất chúng. Vì rằng sở liêm phóng tuy làm việc một cách giỏi nhưng không ai địch nổi là có thể khám phá nổi cả những hội kín, thế mà bọn tả hành động công liên không thấy mật thám nào là biết bất, cái đó mới thật đáng chép trong cuốn sách “Những sự chẳng ngờ vậy”. Trông cái tổ chức ấy bọn chúng sống với nhau tuy vẻ mặt ngoài bằng lòng nhau nhưng trong lòng âm thầm chóng đối nhau, tình nghĩa con người thật rẻ như bèo. Một người “anh em” như Ba Mỹ Kí đã “chế tạo” biết bao “Khí giới” để phục vụ cho những cuộc săn mồng, săn kép. Công đối với làng B chẳng nhỏ chút nào. Nhưng khi Ba Mỹ Kí chết không ai muốn đưa tang: “Tưởng gì? Thế mà cụ làm tôi bỏ mặt một con mồng rất xộp hôm nay! – nó ở với tôi như thế còn tình nghĩa gì mà bảo tôi”. Cái tình nghĩa con người không làm bịp mới thật hay ho, khiến ai cũng có cảm tượng chán chường vè cuộc đời theo bịp. “Anh em làng bịp vắng ông Ốm như quân vô tướng, hổ vô đầu, bỏ mặc kể đán lên xe điện. Tìm đường chuồn cả sau nhà tang chỉ còn thấy sáu người vận áo tang”.

Trong thiên phóng sự Kỹ nghệ lấy tây việc người phụ nữ An Nam lấy người Tây làm chồng. Điều đó là một điều bình thường sẽ chẳng có gì đáng nói

Tây là một thứ nghề kiếm sống có kỹ nghệ hẳn hôi. Đối với những tên lính Tây “lấy vợ” như nuôi đầy tớ. “Mày nhầm! Tao lấy vợ cũng như nuôi đầy tớ chứ thằng này chẳng phải là người để cho đàn bà làm khổ được đâu”. Còn thử xem các thủ tục cho một lễ cưới như tin mối lái của hai bên nhà trai gái, trầu cau chạm ngõ, siêu tết, bánh chưng, bánh giày, đại lễ dẫn cưới… chỉ là mấy câu tiếng Tây dã cầy ấy… Duyên đã thành: Mađame Jean, bà Cẩm có hai chuc bạc bỏ hòm… chẳng lỗ vốn… Ở đây, tình nghĩa vợ chồng phải đi theo đồng tiên, hết tiền là hết tình nghĩa. Do đó, một tên lính Tây dương như Dimitôp chỉ hai năm đang lính ở Bắc Kỳ lấy tới 9 người vợ. Một người phụ nữ Annam cũng chẳng kém cạnh gì, thay chồng như thay áo. Một me lấy tới ba đời chồng mà còn tự hào như thế là ít, là “chung thủy” nhất trong đám, chị em lấy Tây rồi.

Như vậy việc sử dụng nghệ thuật châm biếm đó là một thủ pháp đắc địa giúp tác giả lột toàn bản chất của hiện thực xã hội đương thời, tạo nên thành công của phóng sự Vũ Trọng Phụng.

C. KẾT LUẬN

Văn học không thể tách rời cuộc sống. Một nhà văn đã nói: Không yêu cầu văn học phải sao chép y nguyên cuộc sống, như thư kí trung thành của thời đại. Nhưng nhà văn phải miêu tả cuộc sống với những bản chất cơ bản của nó. Không bao giời văn học được quyền xa rời sự thật ở đời. Quan điểm này đã chi phối toàn bộ sáng tác của Vũ Trọng Phụng. Ông cũng đã khảng định: “Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi , muốn tiêủ thuyết là sự thật ở đời…

Chính quan niệm sáng tác gắn với hiện thực này đã làm cho những sáng tác của Vũ Trọng Phụng trong đó có các phóng sự khi mới xuất hiện trên các tờ báo đã nhanh chóng gây được tiếng vang. Nhưng bên cạnh đó điều làm nên thành công của phóng sự Vũ Trọng Phụng đó là nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ. Bởi ngôn ngữ trong một tác phẩm văn học là những kí hiệu nghệ thuật, vừa thể hiện tài năng, phong cách của nhà văn vừa tham gia trực tiếp và việc xây dựng kiến trúc nội dung của tác phẩm.

Trong các phóng sự của Vũ Trọng Phụng những lớp ngôn ngữ đời thường , nghề nghiệp, cùng với thủ pháp nghệ thuật châm biếm… Đã giúp tác giả khắc họa được những hình tượng nhân vật mang đầy đủ nhưng nét đặc trưng của xã hội lúc bấy giời. Sự phong phú về phương thức tiếp cận hiện thực cùng khả năng sử dụng ngôn ngữ đa dạng là yếu tố quan trọng tạo tạo nên tính độc đáo cho những thiên phóng sự Vũ Trọng Phụng. Đó là cá tính sáng tạo của riêng ông đồng thời chứa đựng cả tấm lòng, tâm huyết với nghề.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ BÁO CHÍ TRONG PHÓNG SỰ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG (Trang 33 - 37)