Thực hiện tốt chương trình hoạt động của tỉnh uỷ, huyện uỷ, chiến lược an ninh quốc gia trong tình hình mới, chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, giảm bớt được tệ nạn xã hội nảy sinh khi còn số đông người lao động không có việc làm.
b) Hiệu quả kinh tế đạt được
Bảng 14 : Giá trị gia tăng các ngành của huyện Phổ Yên
ĐVT : Tỷ đồng
Giá trị gia tăng
VA ( tỷ đồng) 2010 2011 2012 (VA) Cơ cấu (%) (VA) Cơ cấu (%) (VA) Cơ cấu (%) Nông - lâm - ngư 639,157 18,7 782,476 16,1 850,533 13,6 Công nghiệp- xây dựng 2.018,995 59,2 3.025,437 62 4.071,429 65,3 Dịch Vụ 752,316 22,1 1.065,279 21,9 1.313,638 21,1 Tổng số 3.410,468 100 4.873,192 100 6.235,600 100
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Phổ Yên)
Qua bảng ta có giá trị gia tăng năm 2012 trong kinh tế huyện là 6.235,600 tỷ đồng trong đó đóng góp nhiều nhất là công nghiệp 4.071,429 tỷ đồng chiếm 65,3%, dịch vụ đóng góp 1.313,638 tỷ đồng chiếm 21,1%, nông nghiệp chỉ chiếm 13,6% giá trị gia tăng toàn huyện với giá trị đóng góp là 850,533 tỷ đồng. So với quy mô giá trị gia tăng là 3.410,468 (tỷ đồng) năm 2010, VA tăng thêm 2.825 (tỷ đồng) chỉ trong 3 năm rõ ràng nền kinh tế huyện đã có sự tăng trưởng tích cực.
2.2.4.2. Những hạn chế, nguyên nhân.
Hạn chế
- Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch còn nhiều yếu kém chưa đáp ứng nhu cầu phát triển.
- Bố trí đầu tư còn dàn trải, phân tán thể hiện ở tất cả các nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư thuộc NSNN
- Chưa huy động hết tiềm năng các nguồn vốn cho đầu tư phát triển của nền kinh tế.
- Cơ cấu đầu tư tính theo nguồn vốn và theo lĩnh vực tiếp nhận đầu tư vẫn còn nhiều bất cập
- Thu ngân sách: Nguồn vốn ổn định chưa nhiều, thiếu vững chắc việc cân đối ngân sách chủ yếu dựa vào nguồn vốn bổ sung từ cấp trên.
-Tình trạng thất thoát, lãng phí còn lớn, dẫn đến hiệu quả đầu tư chưa cao đang là vấn đề bức xúc hiện nay
Nguyên nhân