XÂY DỰNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆNVẤN ĐỀ TRẢ LƯƠNG TẠI NHÀ KHÁCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện vấn đề trả lương tại Nhà Khách Tổng Liên Đoàn Lao Động (Trang 36 - 41)

- Loại 2 Đủ 12 tháng công tác tại nơi khác 0,01/N ≤ 0,4 Hệ số ngoại ngữ (HNN)Theo đánh giá cụ thể của Giám đốc hoặc

4 Quỹ dự phòng

XÂY DỰNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆNVẤN ĐỀ TRẢ LƯƠNG TẠI NHÀ KHÁCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG

TẠI NHÀ KHÁCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG

3.1.Ý nghĩa của việc hoàn thiện vấn đề trả lương.

Tiền lương có vai trò đáng kể đối với người lao động và cả các đơn vị kinh doanh. Cụ thể là:

a. Đối với người lao động

- Duy trì đời sống: Tiền lương là thu nhập từ quá trình lao động của họ, phần thu nhập chủ yếu đối với đại đa số người lao động trong xã hội nó có ảnh hưởng trực tiếp đến mức sống của họ.

- Kích thích lao động (tạo động lực), gắn trách nhiệm của người lao động vào sản phẩm: Chức năng này nhằm duy trì năng lực làm việc lâu dài có hiệu quả, dựa trên cơ sở tiền lương phải đảm bảo bù đắp sức lao động đã hao phí để khuyến khích tăng năng suất. Về mặt nguyên tắc, tiền lương phải đảm bảo lợi ích kinh tế cho Hoàng Xuân Bách | [Quản trị Công nghiệp&Xây dựng 47A]

1

người lao động, tạo niềm hứng khởi trong công việc, phát huy tinh thần sáng tạo tự học hỏi để nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn để từ đó giúp họ làm việc với hiệu quả cao nhất và mức lương nhận được thoả đáng nhất.

- Tích luỹ: Với mức tiền lương nhận được, người lao động không những duy trì cuộc sống hàng ngày mà còn để dự phòng cho cuộc sống sau này khi họ đã hết khả năng lao động hoặc gặp rủi ro bất ngờ.

- Phân phối lại thu nhập trong xã hội, giảm bớt sự đói nghèo.

b. Đối với đơn vị kinh doanh

- Đối với các doanh nghiệp, tiền lương là một phần chi phí cấu thành chi phí sản xuất – kinh doanh vì vậy tiền lương luôn được tính toán và quản lý chặt chẽ. Trong hoàn cảnh nền kinh tế gặp khó khăn, kiểm soát tốt chi phí này đồng nghĩa với đơn vị kinh doanh có được một nguồn vốn lưu động lớn để tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Giám sát lao động: Giúp nhà quản trị tiến hành kiểm tra, theo dõi, giám sát người lao động làm việc theo kế hoạch của mình nhằm đạt được những mục tiêu mong đợi, đảm bảo tiền lương chi ra phải đạt hiệu quả cao. Hiệu quả của việc chi trả lương không chỉ tính theo tháng, quý mà còn được tính theo từng ngày, từng giờ trong toàn doanh nghiệp hoặc ở các bộ phận khác nhau.

- Điều hoà lao động: Đảm bảo vai trò điều phối lao động hợp lý, theo nguyên tắc người lao động giỏi sẽ hưởng lương cao và ngược lại. ở đây người sử dụng lao động sẽ dùng mức lương để điều phối lao động.

Chính vì những lý do đó, hoàn thiện vấn đề trả lương tại các đơn vị kinh doanh có ý nghĩa vai trò rất lớn, ảnh hưởng đến việc doanh nghiệp phát triển. Thực hiện tốt vấn đề trả lương mang lại cho người lao động sức khỏe vật chất cũng như tinh thần tốt để lao động cống hiến cho Nhà khách.Trong hoàn cảnh khó khăn, vấn đề tiền lương được đảm bảo tạo cho người lao động sự tin tưởng và thoải mái. Mặt khác, đảm bảo tốt tiền lương của người lao động không đồng nghĩa với việc chi phí của Nhà khách tăng lên. Trong trường hợp quản lý tốt các mặt như số lượng, cơ cấu lao động hoặc các chi phí hao tổn khác, chi phí nhân lực nói riêng và chi phí sản xuất kinh doanh nói chung của đơn vị vẫn có thể đảm bảo không tăng.

1

3.2.Quan điểm và nguyên tắc cơ bản trong công tác hoàn thiện vấn đề trả lương tại Nhà khách Tổng Liên Đoàn.

3.2.1.Chính sách tiền lương đảm bảo nguyên tắc chi phí sản xuất trong kinh tế thị trường.

Trong nền kinh tế thị trường, tiền lương là một loại chi phí của các đơn vị kinh doanh. Các khoản chi phí luôn cần được sử dụng một cách có hiệu quả, đồng thời phải tiết kiệm và hợp lý. Chi phí này của chủ sở hữu được bỏ ra trên cơ sở đầu tư vào khả năng lao động của công nhân viên có thể mang lại hiệu quả cho đơn vị, do đó mà năng suất lao động phải tương ứng với thù lao nhận được là một nguyên tắc đối với sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó lý luận đó, Nhà khách tiếp tục duy trì việc trả lương theo hiệu quả sản xuất kinh doanh, đồng thời đảm bảo tiền lương của người lao động xứng đáng được nhận là hợp lý cho những đóng góp của họ cho Nhà khách.

3.2.3.Đảm bảo tiền lương của người lao động trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn.

Nền kinh tế khó khăn cùng với lạm phát tăng cao đồng nghĩa với việc cuộc sống của người lao động gặp nhiều khó khăn. Trong hoàn cảnh đó, nếu tiền lương của người lao động tiếp tục bị suy giảm, khả năng cống hiến sẽ bị giảm sút. Điều này sẽ dẫn tới một vòng tròn tiêu cực làm giảm khả năng của chính đơn vị khi mà người lao động làm việc hiệu suất thấp dẫn tới doanh thu sụt giảm. Vì vậy, nguyên tắc đặt ra đối với Nhà khách là cần đảm bảo tiền lương của người lao động trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế. Điều này đảm bảo việc giữ được nguồn lực con người cho sự phát triển trong tương lai của Nhà khách.

Vấn đề đặt ra để thực hiện tốt mục tiêu này là việc thực hiện tốt nguyên tắc về chất lượng và số lượng lao động - tiền lương - chi phí - hiệu quả lao động. Làm tốt nguyên tắc trên, việc trả lương tương xứng với cống hiến của người lao động là điều hoàn toàn có thể.

3.2.3.Vấn đề trả lương phải phù hợp với mục tiêu quản lý nguồn nhân lực cũng như định hướng phát triển của Nhà khách trong tương lai.

1

Đặt mục tiêu phát triển Nhà khách trở thành khách sạn cao cấp trong tương lai đồng nghĩa với việc Nhà khách cần duy trì một nguồn nhân lực có trình độ cao để đáp ứng yêu cầu của công việc. Vấn đề này đòi hỏi việc trả lương thích đáng cho nhân lực trình độ cao, đảm bảo việc cống hiến của họ với Nhà khách. Yêu cầu này cũng rất phù hợp với nguyên tắc về tiền lương đi đôi với hiệu quả bởi những lao động này có năng suất làm việc cao nên việc được hưởng đãi ngộ xứng đáng với khả năng là hợp lý. Tuy nhiên, chính sách tiền lương không chỉ cần có tác dụng khuyến khích người lao động cống hiến mà còn phải đảm bảo là một công cụ quản lý nhân sự hiệu quả. Thực hiện tốt việc trả lương là yêu cầu quan trọng tác động tới quá trình làm việc của cá nhân từng lao động. Trả lương đúng mới có giá trị duy trì kỷ luật lao động cũng như khuyến khích người lao động làm việc tốt.

3.3.Một số giải pháp cụ thể.

Về cơ bản, cách thức tính lương và các mặt của vấn đề trả lương tại Nhà khách Tổng Liên Đoàn hiện nay có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên trong đó cần có những giải pháp đặc biệt có thể đảm bảo được thu nhập của người lao động trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, do quỹ tiền lương của Nhà khách được hạch toán theo doanh thu. Một số điểm khác cần thay đổi trong chính sách này là cần phải tính các hệ số chính xác cũng như công bằng hơn với từng cá nhân làm việc trong Nhà khách, đảm bảo đánh giá hoàn thành công việc phù hợp với thực tế.

3.3.1.Duy trì quỹ lương ổn định bằng cách tiết kiệm các khoản chi phí không cần thiết.

Quỹ lương của Nhà khách hiện nay chiếm 18% tổng doanh thu. Với quỹ lương này, ảnh hưởng của doanh thu giảm là không quá lớn. Theo như báo cáo doanh thu qua các năm, quỹ tiền lương có giá trị từ 3 tới 4 tỷ đồng (trong năm 2008, quỹ tiền lương chiếm giá trị 3.797 triệu đồng). Quỹ lương không quá lớn nên có thể đảm bảo ổn định một cách tương đối, nhất là khi quỹ dự phòng của Nhà khách chiếm từ 10 – 12 % tổng quỹ lương. Tuy nhiên, doanh thu giảm sút cũng có tác

1

động nhất định tới quỹ tiền lương cho người lao động. Để đảm bảo cho quỹ lương, Nhà khách có thể cắt giảm các chi phí hành chính khác, bổ sung cho nguồn vốn kinh doanh và quỹ tiền lương. Các khoản chi phí có thể cắt giảm tại Nhà khách bao gồm: chi phí điện nước, chi phí văn phòng phẩm, các khoản chi cho đi lại công tác và giảm thiểu các khoản chi phí hội họp không cần thiết.

3.3.2.Chia nhỏ và xây dựng lại các hệ số tham gia vào việc trả lương của người lao động.

Như đã nêu, các hệ số tham gia vào việc trả lương hiện nay đều có những hạn chế nhất định. Để giảm thiểu tối đã những hạn chế này cần quy định cụ thể hơn nữa các khung hệ số, đảm bảo người lao động hưởng được hệ số tương ứng với những cống hiến của mình. Cụ thể là:

 Đảm bảo việc tính đúng đối với hệ số chuyên môn được đào tạo. Người

lao động được đào tạo chính quy nhưng lao động trái ngành nghề thì

việc tính hệ số chuyên môn (HCM) phải đánh giá trên cơ sở thực tế công

việc có sử dụng chuyên môn đó hay không.

 Hệ số ngoại ngữ cần được đánh giá lại thường xuyên thông qua thi tay

nghề. Hệ số này cũng cần được xác định trọng số trong từng công việc. Chẳng hạn đối với công việc lễ tân, trọng số của ngoại ngữ nên được tăng lên 1.5 trong khi đó trọng số đối với hệ số ngoại ngữ của các bộ phận như bếp hoặc buồng cần giảm xuống.

 Các chức danh công việc như buồng, bảo vệ, sửa chữa điện nước,…làm

việc ca 3 hoặc làm việc trong môi trường độc hại cần bổ sung các phụ cấp độc hại và quy chế tính lương làm ngoài giờ, làm ca 3.

 Hệ số Thâm niên công tác nên được tính theo tháng thay vì tính theo

năm. Như vậy sẽ đảm bảo được lao động làm việc tại Nhà khách được trả lương với thâm niên đúng như thực tế, tránh sự thiệt thòi cho người lao động như chế độ cũ khi tính hệ số theo năm:

0,0015/tháng cho mỗi lao động làm việc tại Nhà khách

0,001/ tháng cho mỗi lao động làm việc trước đó tại nơi khác

Trong trường hợp các hệ số được xây dựng lại như đã nêu, tiền lương của người lao động có thể thay đổi đáng kể. Các hệ số chuyên môn, thâm niên nếu được Hoàng Xuân Bách | [Quản trị Công nghiệp&Xây dựng 47A]

1

tính đúng có thể mang lại thu nhập từ 300-500 nghìn đồng đối với người lao động. Thu nhập này có giá trị đáng kể, chiếm từ 10 tới 15% thu nhập trung bình của người lao động tại Nhà khách. Do đó, điều chỉnh những hệ số này là một yêu cầu cần thiết đối với vấn đề trả lương hiện nay tại Nhà khách

Ngoài ra, các hệ số công việc cần một số điều chỉnh phù hợp với khả năng cũng như cống hiến của người lao động. Theo kiến nghị, các chức danh công việc như chuyên viên, kế toán viên.. có công tác chuyên môn đóng góp cao cho Nhà khách cần được đãi ngộ xứng đáng hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện vấn đề trả lương tại Nhà Khách Tổng Liên Đoàn Lao Động (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w