Tường thuật:

Một phần của tài liệu một số nhận xét về hình thức thể hiện của tác phẩm báo chí viết về bản sắc văn hoá nghệ thuật (Trang 29 - 35)

2 Khảo sát trên báo Văn Hoá:

2.5Tường thuật:

Tầm cao văn hoá của Tuyên ngôn Độc lập”- 1-4/9/2006, “

Báo chí ảnh hưởng không nhỏ đến phê bình văn nghệ”- Quốc Phúc (6/ 10/2006), “ Để người dân ý thức được giá trị văn hoá từ chính cuộc sống của họ” ( 11/10/2006), “ Trang sử đáng ghi nhớ để thực thi công ước UNESCO về bào vệ di sản văn hoá phi vật thể”.

2.6 Ghi chép:

bài “ Chuyện ghi ở bản Bang” (1-4/9/2006), “ Có đi mới hiểu hết cái tình của bà con” (20/9/2006), “ Để Quan Họ sống được trong đời sống cộng đồng” (20/10/2006), “Văn hoá Việt Nam là cái hấp dẫn nhất trong giao lưu hội nhập”- Nhật ánh (3/11/2006). Trong bài viết này tác giả đã ghi chép lại lời của GSTS Trần Văn Khê “ Đất nước Việt Nam chúng ta có một truyền thống lâu đời. Văn hoá Việt sẽ là cái hấp dẫn nhất, là vị sứ giả giầu sức chinh phục nhất của đất nước ta trước bạn bè quốc tế”.

Khi nghệ sĩ tự lăng xê mình” (18/9/2006), “ Không gian văn hoá Việt Nam tại vương quốc Bỉ” (18/9/2006).

• So sánh giữa hai tờ báo Văn Hoá và tờ báo TN:

Báo Văn Hoá là tờ báo chuyên ngành về Văn hoá nên số lượng bài viết của báo Văn Hoá nhiều hơn báo TN, báo TN là tờ báo ra hàng ngày nhưng mỗi số báo chỉ có một chuyên mục về Văn hoá-Nghệ thuật.

Nhìn chung cả hai báo đều có những nét đặc trưng riêng về cách đặt tít, sapô, hình ảnh.

Trên báo TN về hình thức rất đa dạng và phong phú, về mặt nội dung những bài viết về Văn hoá Nghệ thuật thường đi sâu về điện ảnh hoặc các ca sĩ đang được nhiều bạn trẻ yêu thích. Cách đặt tít có điểm giống nhau ở các số báo là hay đặt tít có câu hỏi? “Có không vụ “đánh cắp” ý tưởng chương trình thời trang?”(Nguyên Vân- 30/10/2006), “Vì sao giải “phụ” toả sáng hơn giải “chính”?”, “Nói “Vâng” hay nói “không”?”.

Có lẽ đây là mặt hạn chế của báo TN vì trong hoạt động báo chí, thông tin là công cụ chủ yếu để nhà báo thực hiện mục đích của mình. Thông tin trở thành cầu nối giữa báo chí và công chúng. Theo cách đặt tít của báo hiện đại thì không nên đặt tít theo kiểu đặt câu hỏi bởi vậy sẽ làm giảm lượng thông tin của bài, không làm hấp dẫn cho người đọc.

Sapô cũng là phần quan trọng của mỗi thể loại báo nói chung.Sapô thường lấy một câu nói, hoặc một ý quan trọng mang tính chủ đề của toàn bài. Nên sapô rất quan trọng để thu hút người đọc. Như bài “ Hồi âm của một quãng buồn” (Ngô Thị Kim Cúc- 16/11/2006), tác giả viết sapô “Trung thực đến đau đớn và dũng cảm như một người tự đốt mình, Lê vân đã thắp lên ngọn lửa nhỏ để soi rõ

không chỉ khuôn mặt mình mà cả toàn cảnh của một thời quá khứ. Bởi không chỉ là một diễn viên vơ-đét, cô còn là thành viên trong một gia đình danh tiếng là công dân của một thế hệ đã trưởng thành trong giai đoạn chuyển tiếp chiến tranh- hoà bình, có cơ hội để trải nghiệm và tỉnh thức một cách sâu sắc trong cả chuyện xã hội lẫn chuyện đời riêng”.

Ảnh minh hoạ. ảnh cũng là một phần rât quan trọng làm cho bài viết tăng thêm tính hấp dẫn, và sự tin cậy của công chúng đối với bài viết. Nếu một bài báo ngoài tít chính, tít phu và sapô ra không có hình ảnh minh hoạ thì bài báo đó sẽ đởn điệu. Trong các thề loại báo chí bài báo đều cần có ảnh đặc biệt bài phản ánh, phóng sự, ký…

Trên báo Văn Hoá:

Cách đặt tít của báo Văn Hoá, có loại giới thiệu, khái quát và đầy đủ toàn bộ vấn đề nêu trong bài, hoặc có thể lấy câu nói của nhân vật cách đặt tít này thường dành cho thể loại phỏng vấn hoặc ký như bài “ Khi hội nhập đến đỉnh cao thì văn hoá là vấn đề mang tính sống còn”(Nguyễn Hoà-Báo Văn Hoá 24/11/2006), “ Văn hoá Việt là cái hấp dẫn nhất trong giao lưu hội nhập” (Nhật Ánh- Báo Văn Hoá 3/11/2006”.

Sapô, cũng như các tờ bào khác sapô trên báo Văn hoá thường lấy những thông tin cốt lõi của bài nêu một cách khái quát nhất “ Khơi lại một dòng tranh…” của Hạnh Nhi (20/9/2006) viết “ra đời và phát triển trên nhu cầu cúng tế, cầu an của người dân các vùng miền Trung, nhất là vùng Bắc miền Trung ….”.

Ảnh minh hoạ trên báo Văn hoá cũng rất độc đáo, nhiều hình ảnh nổi bật gắn liền với sự kiện của bài. Như bài “Tiềm năng văn hoá ở các vùng biên giới là rất to lớn”(Đình Quang-Báo Lao động 22/11/2006) có 3 ảnh, chú thích “Ngày hội quê hương”, “Khi các anh về làng”, “Sách báo về bản”. ảnh to đặt ở giữa còn 2 ảnh nhỏ hơn đặt

bên cạnh. Như vậy, độc giả có thể vừa đọc thông vừa nhìn ảnh minh hoạ dễ hiểu và băt măt công chúng hơn.

Nhìn chung cả báo Văn hoá và báo TN đều có những nét đặc trưng riêng cả về hình thức lẫn nội dung. Về mảng Văn hoá Nghệ thuật trên báo TN có nhiều bài viết sâu sắc và sức hấp dẫn hơn báo Văn hoá. Báo văn hoá là tờ báo chuyên ngành về văn hoá nên bài viết đôi khi trở nên nhàm chán, không có tính hấp dẫn người đọc. Báo TN, mỗi số báo chỉ có một chuyên muc về Văn hoá Nghê thuật nên bài viết sâu hơn và có tính thời đại.

KẾT LUẬN

Việt Nam là một cộng đồng các dân tộc sống xen kẽ với nhau. Do đó cái dân tộc trong văn hoá Việt Nam là cái dân tộc bao gồm những nét đặc sắc của văn hoá nhiều các dân tộc thống nhất trong một Quốc gia. Vì vậy, nền văn hoá Việt Nam hết sức phong phú bởi tính đa dạng trong văn hoá các dân tộc. Trải qua hàng nghìn năn giữ nước và dựng nước, sở dĩ chúng ta đứng vững và tồn tại được trên mảnh đất của chính mìnhlà nhờ sức mạnh cộng đồng và các dân tộc Việt Nam, mà yếu tố nội sinh là giữ gìn văn hoá dân tộc. Sức sống trường tồn của dân tộc Việt Nam minh chứng cho bản lĩnh sáng tạo văn hoá của con người Việt Nam. Nhưng đó là trong quá khứ, còn giờ đây chúng ta đang đương dầu với khó khăn và thử thách do cơ chế thời mở cửa đặt ra. “Mở cửa”, chúng ta để mặc cho gió bốn phương ùa vào, nhưng bên cạnh đó cũng còn có những làn gió độc đang làm xói mòn các giá trị truyền thống và bản sắc văn hoá dân tộc mà cha ông ta đã vun đắp qua bao nhiêu thế hệ. Để đảm bảo sự tiếp thu có chọn lọc, những tinh hoa văn hoá nước ngoài, nhất là để chống lại sự tấn công của các khuynh hướng nghệ thuật tư sản đồ trụy và phản động, chúng ta còn

việc chống tệ “ăn sống nuốt tươi”, “sùng ngoại”, là công việc thường ngày phải được tiến hành song song với việc đấu tranh vì một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Như chúng ta đã biết, nền văn hoá mà đảng ta xây dựng là nền văn hoáXHCN. Bởi chỉ có chế độ XHCN thì văn hoá mới phát triển trong một môi trường lành mạnh, nhân văn trong đó yếu tố cộng đồng được đề cao nhưng cũng không vì thế mà vùi dập, ngược lại, khuyến khích sức sáng tạo cá nhân. Để phù hợp với thời kỳ mới, Đảng đã chủ trương mở cửa để đón nhận những tinh hoa văn hoá nhân loại trên cơ sở giao lưu có chọn lọc, nhằm “xây dựng một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc”. Vì thế nhiệm vụ của các nghành văn hoá, nghệ thuật, xuất bản, báo chí trong thời kỳ này là cực kỳ nặng nề và khó khăn.

Thời gian qua, báo Thanh Niên đã tập hợp được những cây bút hết sức năng động, có lập trường kiên định. Chính vì thế mảng văn hoá nghệ thuật phản ánh trên báo cũng rất phong phú, đa dạng, nhất quán trong tư tưởng chỉ đạo. Những bài phản ánh, phóng sự đã lột tả được một cách chân thực hiện trạng của bản sắc văn hoá dân tộc. Ở những bài viết khác cũng đã thể hiện được một cách sáng tạo về ý kiến chủ quan của mình cho nền văn hoá nước nhà.

Như đã nói ở trên, báo Thanh niên trong những năm vừa qua đã hết sức tích cực trong việc truyền bá đồng thời có những hoạt động, giải pháp thiết thực nhằm chấn hưng phát triển nền văn hoá dân tộc mọi hình thức.

giải pháp nâng cao chuyên mục văn hoá nghệ thuật:

Vì văn hoá là một đề tài khá rộng và đa nghĩa, bởi vậy khi viết một bài về văn hoá cần chú trọng.

- Lựa chọn đề tài quan trọng cần thiết có ý nghĩa chính trị xã hội, đáp ứng được sự quan tâm của công chúng .

- Làm công tác tư liệu khi lựa chọn đề tài phải siêu tầm nghiên cứu, xử lý khối lượng tư liệu có liên quan đến đề tài.

- Xây dựng tác phẩm giai đoạn thực hiện cần cẩn thận từ cách đặt tít, sử dụng ngôn ngữ, cách đặt câu, bố cục sao cho bài viết sáng, hấp dẫn đạt hiệu quả cao.

-Cần mở thêm các chuyên mục về thế mạnh văn hoá dân tộc. Cần tổ chức, giới thiệu giao lưu về văn hoá nước nhà nhiều hơn nữa bằng nhiều hình thức tổ chức khác nhauđể công chúng thưởng thức và tiếp nhận những tinh hoa văn hoá nghệ thuật bản sắc dân tộc. Đồng thời thu hút vốn đầu tư của bà con kiều bào có thu nhập, mong muốn đóng góp cho văn hoá nghệ thuật nước nhà và cả những người nước ngoài có thiện ý với đất nước con người Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong khuôn khổ của một bài tiểu luận nhỏ , do còn nhiều hạn chế về thời gian, kinh phí và nhận thức chưa có điều kiện phát triển vấn đề nghiên cứu một cách sâu rộng hơn. do vậy tôi mong nhận dược những ý kiến đóng góp để hoàn thiện hơn bài tiểu luận.

Một phần của tài liệu một số nhận xét về hình thức thể hiện của tác phẩm báo chí viết về bản sắc văn hoá nghệ thuật (Trang 29 - 35)