Kênh bán hàng truyền thống: Cần thay đổ

Một phần của tài liệu Những cơ hội và thách thức của ngành bán lẻ Việt Nam trước ngưỡng của WTO (Trang 35 - 37)

Trước những cảnh báo về việc sẽ có các đại siêu thị, tập đoàn bán lẻ nước ngoài đổ bộ vào thị trường hàng hóa Việt Nam đã có nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam sẽ không còn chiếm lĩnh được kênh phân phối hàng hóa truyền thống mà các doanh nghiệp trong nước vẫn bám trụ từ những năm qua, đó là thông qua hệ thống chợ và các cửa hàng tiêu thụ hàng hóa nhỏ lẻ. Theo các chuyên gia kinh tế phân tích: Nhiều năm qua ở Việt Nam vẫn duy trì kênh phân phối truyền thống thông qua các đại lý, cửa hàng bán lẻ nhỏ và vừa hình thành tự phát là chính. Còn kênh phân phối hiện đại như các dạng siêu thị, kênh phân phối trực tuyến gắn liền với thương mại điện tử tại thị trường Việt Nam mặc dù đang diễn ra sôi động nhưng còn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.

Theo Dự thảo Đề án phát triển thương mại nội địa đến năm 2010 của Bộ Thương mại (cũ), lượng hàng hóa lưu chuyển qua kênh phân phối hiện đại chỉ chiếm khoảng 10%, trong khi lượng hàng hóa tiêu thụ từ kênh phân phối truyền thống qua chợ chiếm tới 40%; hệ thống các cửa hàng bán lẻ là 44% và có 6% là nhà sản xuất trực tiếp bán thẳng đến tay người tiêu dùng. Cũng theo khảo sát của Bộ Thương mại, hiện nay kênh phân phối hiện đại với các siêu thị mới xuất hiện ở 30/64 tỉnh thành và chủ yếu là các thành phố lớn, nhưng về cơ bản hệ thống siêu thị mới dừng lại ở quy mô nhỏ, trình độ quản lý, công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật và phương thức kinh doanh chưa theo được chuẩn mực quốc tế. Đồng thời hệ thống phân phối truyền thống với số lượng gần 300.000 cửa hàng tạp hóa và hơn 2.000 chợ phân bố trên cả nước thì còn tồn tại nhiều cửa hàng nhỏ lẻ chưa tạo được sức hấp dẫn đối với khách hàng, các chợ hoạt động còn rất lộn xộn không có trật tự.

Tuy nhiên không thể phủ nhận, một thời gian dài các doanh nghiệp cùng với các hệ thống đại lý, cửa hàng trên khắp cả nước đã chiếm lĩnh thị trường nội địa tương đối ổn định. Thế Chợ là nơi tiêu thụ hàng hóa rất lớn.

nhưng do nhu cầu của thị trường ngày càng lớn, thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng cao và nhất là khi hàng hóa nước ngoài tràn vào ngày càng nhiều đã khiến hệ thống phân phối của các doanh nghiệp nội địa khó giữ được vị trí như trước nữa. Bên cạnh đó, tốc độ và số lượng các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng, trong khi chúng ta chưa có các công ty phân phối quy mô lớn đủ sức chiếm lĩnh thị trường. Mặt khác, khi các tập đoàn phân phối quốc tế đang mở rộng quy mô và phát triển các kênh phân phối ngày càng lớn thì các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có các thương hiệu mạnh, chất lượng hàng hóa còn chưa đảm bảo nên chưa tạo được uy tín đối với khách hàng.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng: Nếu các DN Việt Nam không tiến hành xây dựng và tổ chức các hệ thống phân phối hiện đại, xây dựng chiến lược phát triển thị trường nội địa đúng đắn, tiến tới hình thành những DN bán buôn, bán lẻ hiện đại, có mạng lưới rộng, phát triển nhanh, đổi mới và hoàn thiện hoạt động theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp cao thì khó có thể cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập như hiện nay.

Lợi thế “sân nhà” chưa đủ

Mặc dù chúng ta đang có lợi thế sân nhà rất lớn nhưng nếu các doanh nghiệp không sớm liên kết lại với nhau thì theo dự báo của các chuyên gia kinh tế thì khả năng suy yếu của hệ thống phân phối hàng hóa trong nước sẽ là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên có một thực tế là hiện nay sự liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam còn rất kém. Nhiều doanh nghiệp đã thừa nhận họ chỉ hợp tác lâu dài với một công ty khác khi có một mối quan hệ từ trước còn chỉ thuần túy là kinh doanh với nhau thì chưa chắc bền vững. Đây là một điểm hạn chế và ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động kinh doanh khiến các doanh nghiệp đôi khi tự bỏ lỡ cơ hội giao thương với doanh nghiệp nước ngoài.

PGS.TS Trương Đình Chiến, trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho rằng: Các công ty nước ngoài rõ ràng mạnh hơn, chuyên nghiệp hơn chúng ta rất nhiều. Chẳng hạn hệ thống siêu thị đã phát triển từ những năm 30 của thế kỷ trước và các nước đã có từ rất lâu còn ở Việt Nam mới chỉ có gần chục năm trở lại đây. Nếu muốn cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài, trước tiên các doanh nghiệp Việt Nam cần phải thay đổi tư duy gắn lợi ích kinh tế của mình với những người khác thì mới có chiến lược liên kết kinh tế lâu dài. Đồng thời các doanh nghiệp cần nghiên cứu, phát triển các mô hình kinh doanh của nước ngoài như tổ chức xây dựng các loại hình trung gian thương mại mới, kinh doanh kiểu mới, hiện đại thay thế dần những kênh phân phối truyền thống, đón nhận những loại hình kinh doanh mới hoặc có những chuyển biến phù hợp với xu thế của thời đại. Các khu chợ nên tổ chức lại với hình thức kinh doanh văn minh, lịch sự hơn. Trong tương lai, mỗi hộ kinh doanh không còn thu hẹp trong phạm vi một ô nhỏ nữa mà có thể là một dãy các cửa hàng khang trang cùng sáp nhập lại. Nếu chúng ta sử dụng các kênh phân phối theo mô hình nước ngoài vào các hoạt động kinh doanh trong nước chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cao.

Hiện nay ở Việt Nam đã có nhiều kênh phân phối phổ biến có hiệu quả như mô hình phân phối sản phẩm của Metro, Co-op Mart, Vinamilk... Họ có cả một hệ thống kinh doanh với chiến lược kinh doanh hiệu quả từ việc tiếp thu mô hình nước ngoài. Vì thế các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu và phát triển mô hình này mang tính chuyên nghiệp. Điều

quan trọng hơn, các doanh nghiệp cần phải làm một cách bài bản chứ không phải chỉ triển khai được một thời gian rồi lại không phát triển được.

Trần Hương

Bên cạnh đó, với cơ cấu dân cư, mức sống ở Việt Nam chưa thể một lúc thích ứng nay với các mô hình mua sắm hiện đại; thực tế cũng đã có những nhà đầu tư nước ngoài thất bại ở Việt Nam vì mô hình chưa phù hợp với sự phát triển dân cư. Các chuyên gia cho rằng trong vòng 5-10 năm tới là một quá trình chuyển đổi trong thói quen mua sắm, nếu hành động kịp thời, các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể xác lập được chỗ đứng của mình cả ở hệ thống truyền thống và hệ thống hiện đại.

Theo ông Phạm Đình Đoàn - Giám đốc tập đoàn phân phối Phú Thái lại cho rằng: “Chúng ta buộc phải mở cửa, nhưng chúng ta đã không khôn khéo về liều lượng mở cửa. Lẽ ra không nên dành cho các nhà đầu tư nước ngoài những vị trí “đắc địa” như vậy vì trên thực tế họ không cần phải bỏ vốn quá nhiều. Ở nhiều nước, đi mua hàng ở những nơi như Metro người ta cần phải đi ôtô, còn những vị trí thuận lợi ở nội thành sẽ được Chính phủ dành cho nhà đầu tư trong nước. Đó là cách làm khôn ngoan mà các nhà quản lý phải tính tới.

Hiện nay, Bộ Thương mại là cơ quan quản lý nhà nước về thương mại, thế nhưng việc cấp phép cho các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực phân phối lại thuộc thẩm quyền của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Có thể Bộ Thương mại không phải không nhận thấy những vấn đề trên, nhưng lại không có thẩm quyền điều phối. Chưa kể vai trò của UBND các tỉnh thành cũng là rất lớn. Vì vậy, cần có chính sách phối hợp có lợi nhất cho các nhà đầu tư trong nước.

Một phần của tài liệu Những cơ hội và thách thức của ngành bán lẻ Việt Nam trước ngưỡng của WTO (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w