Cù lao Chàm Quảng Nam Danh thắng

Một phần của tài liệu Bài giảng Tuyến điểm du lịch (Trang 28 - 31)

8 Núi Thiên Ấn Quảng Ngãi Danh thắng

9 Thác Trắng Quảng Ngãi Danh thắng

10 Khu du lích Ba Tơ Quảng Ngãi Lịch sử

11 Bệnh xá Đặng Thùy Trâm Quảng Ngãi Lịch sử

Hàng lưu niệm: đá mỹ nghệ Non Nước (Đà Nẵng), Cao lầu, đèn nồng (Quảng Nam)... Các lễ hội truyền thống: lễ hội Chu Long (15/4 al), lễ tế cá Ông, lễ hội đén lồng.., Đặc sản: Cao lầu, bánh tráng đập dập.. (Quảng Nam)

Các yếu tố khác: Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, sự thân thiện…

Bảng 16. Thống kê khách sạn hạng sao các tỉnh trên tuyến Đà Nẵng- Quảng Nam- Quảng Ngãi

Vùng, tỉnh thành phố Phân theo hạng sao (2011)

3 4 5

Đà Nẵng 13 2 2

Quảng Nam 1 1 1

Quảng Ngãi 3 1 0

Tổng 16 4 3

2.3. Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ

2.3.1. Khái quát về vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ 2.3.1.1. Vị trí địa lý

Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ phía Bắc giáp Quảng Nam và Bình Định, phía Tây giáp Lào và Campuchia, Phía Đông và Đông Nam giáp biển đông và vịnh Thái Lan.

Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ có lãnh thổ rộng lớn bao gồm 6 tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, 5 tỉnh Tây Nguyên, 6 tỉnh Đông Nam Bộ và 13 tỉnh thuộc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long với diện tích là 147.184 km2 chiếm ....diện tích cả nước và 37,8 triệu người chiếm 46,7% dân số cả nước.

Vùng có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú và đa dạng dựa trên sắc thái của các đồng bào dân tộc thiểu số.

Vùng có trình độ phát triển kinh tế không đồng đều, TP. Hồ Chí Minh và một vài tỉnh có trình độ phát triển kinh tế vượt bậc, là trung tâm kinh tế chính trị của cả nước. Các khu vực, tỉnh khác trong vùng kinh tế còn nhiều khó khăn.

Đây là vùng có hệ thống giao thông thuận tiện có thể di chuyển bàng các phương tiện giao thông khác nhau như đường bộ, đường sắt, hàng không.

2.3.1.2. Các điều kiện tự nhiên 2.3.1.3. Các điều kiện nhân văn

2.3.2. Tài nguyên về du lịch

2.3.2.1. Tài nguyên tự nhiên

Lãnh thổ của vùng bao gồm phía Nam duyên hải miền Trung, phần Đông Nam Bộ và đồng bằng châu thổ sông Mê Kông. Đặc biệt là vùng duyên hải có nhiều bãi tắm đẹp như Nha Trang, Quy Nhơn, Long Hải, Phước Hải, Vũng Tàu và nhiều hải cảng lớn như Vũng Tàu, Quy Nhơn, Nha Trang, Cam Ranh…

Bên cạnh các bãi tắm rất đẹp, vùng có nhiều đảo và quần đảo, vừa cung cấp nhiều sản phẩm nổi tiếng của biển, vừa là những nơi tham quan du lịch như các đảo từ Mũi Né đến vùng vịnh Cam Ranh, Côn Đảo, Phú Quốc…

Vùng có khí hậu nhiệt đới điển hình, nhiệt độ trung bình quanh năm trên 260C, lượng mưa trung bình quanh năm từ 1500- 2000 mm, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 11. Nhìn chung khí hậu của vùng có nhiều thuận lợi để phát triển du lịch. Đặc biệt trên cao nguyên, khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ biến đổi nhanh chóng trong ngày, nhưng nhiệt độ cực đại trong năm chưa bao giờ vượt quá 300C và nhiệt độ cực tiểu không thấp hơn 140C.

Trong vùng còn có nguồn nước khoáng Tây Nguyên và Nam Bộ với các loại Bicacbonat, bicacbonat natri canxi, Clorua bicacbonat… có nhiều giá trị trong chữa bệnh và giải khát.

Với các loại đất phù sa, đất đỏ bazan cộng với khí hậu nhiệt đới gió ẩm mùa, nên vùng có tài nguyên động thực vật phong phú, có nhiều VQG, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ tự nhiên như: khu dự trữ thiên nhiên Suối Trại thuộc huyện Tây Sơn (Bình Định), Kon Cha Răng (Kbang- Gia Lai), trạm thuần dưỡng động vật EaKeo Tp. Buôn Ma Thuột, VQG Yook Đôn, Cát Tiên, U Minh Thượng, Tràm Chim, Phú Quốc, Đất Mũi…

Tài nguyên du lịch tự nhiên của vùng khá phong phú và đa dạng, có sức thu hút du khách, tạo điều kiện cho vùng có thể phát triển nhiều loại hình phát triển du lịch như tham quann, nghỉ dưỡng, giải trí, thể thao, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái…

Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ có điều kiện kinh tế xã hội phát triển phong phú và đa dạng là nhân tố quan trọng kích thích thúc đẩy của vùng phá triển du lịch. Vùng có đồng bằng Sông Cửu Long, là vựa lúa và cũng là vượng cây ăn trái lớn nhất của cả nước. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ là những vùng trồng cây công nghiệp nổi tiếng.

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong 10 thành phố năng động nhất thế giới (năm 1997). Nơi đây là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của vùng vì thế có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng.

Các hoạt động kinh tế của vùng có vai trò lớn trong việc cung cấp các dịch vụ cần thiết cho du khách như các đặc sản, quà lưu niệm…

Các cơ sở kinh tế (nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất nông nghiệp, công nghiệp độc đáo) là đối tượng tham quan du lịch trên các lộ trình của các tuyến du lịch của vùng như cơ sở chế biến hải sản ở Nha Trang, cảng cá Phan Thiết, dải công nghiệp Tam Hiệp- Biên Hòa, nhà máy đóng tàu Ba Son, nhà máy in Trần Phú, thủy điện Trị An, tơ tầm và chè Bảo Lộc…

Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc, ở vùng đồng bằng, bên cạnh dân tộc kinh còn có nhiều đồng bào dân tộc khác cùng chung sống lâu đời và đến nay vẫn còn giữ được những nét đẹp truền thống, những phong tục tập quán, giá trị văn hóa nghệ thuật… mang sắc thái riêng của mình. Như dân tộc Chăm với tháp Chăm mang kiến trúc độc đáo, được xây dựng bằng đá, bằng gạch, với lễ hội Ka tê đặc sắc: người dân hiền lành, cần cù chăm chỉ; có nghề dệt thổ cẩm hoa văn màu sắc rực rỡ, rất nổi tiếng. Dân tộc Khơ Me sống chủ yếu ở vùng Tây Nam Bộ, với những tòa tháp, với lễ hội mừng năm mới, lễ hội đua ghe ngo, lễ hội đua bò…

Trên cao nguyên xếp tầng và vùng núi cao có nhiều đồng bào dân tộc ít người sinh sống như: Gia Rai, Ê đê, Ba Na, Xu Đăng, M”Nông,.. tuy trình độ phát triển kinh tế còn nhiều hạn chế song vẫn giữ được những bản sắc văn hóa riêng với nền văn hóa nghệ thuật giân gian độc đáo. Đó là những nhạc cụ như đàn T”Rưng, đàn krông pút, đán đá, cống chiêng. Đặc biệt với những giá trị văn hóa đăc sắc, cồng chiên và văn hóa cồng chiêng của các dân tộc Tây Nguyên được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa vật thể và phi vật thể thế giới vào ngày 25/11/2005. Những giai điệu múa đặc sắc như hội săn, hội rừng Tây Nguyên, nơi đây còn có nhiều lễ hội thu hút du khách như lễ hội: đâm trâu, càu mùa, bỏ mả. Đây cũng là quê hương của những bản trường ca, những câu truyện thần thoại huyền bí.

Tất cả các tỉnh trong vùng đều có các di tích văn hóa lịch sử, tuy sự phận bố không đồng đều, song đây là nguồn tài nguyên quan trọng để phát triển du lịch. Tp. Hồ Chí Minh với 400 di tích lịch sử với mật độ 19,1 di tích 1 km2 với 17 di tích được xếp hạng quốc gia. Vũng Tàu với 100 di tích mật độ di tích là 5,1 di tích/ 1km2, là những địa phương có mật độ di tích cao của vùng.

2.3.3. Các tuyến du lịch chính của vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ

2.3.3.1. Tuyến du lịch Tp. Hồ Chí Minh 2.3.3.2. Tuyến con đường xanh Tây Nguyên

2.3.3.3. Tuyến Tp. Hồ Chí Minh- Các tỉnh Đông Nam Bộ

2.3.3.4. Tuyến Tp. Hồ Chí Minh- Các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long 2.3.3.5. Tuyến Tp. Hồ Chí Minh- Các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ

Một phần của tài liệu Bài giảng Tuyến điểm du lịch (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w