Biểu đồ 2.1. Tăng trƣởng doanh thu và lợi nhuận của công ty

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng bảo tàng hồ chí minh (Trang 35 - 41)

nghiệp được thực hiện bởi đội ngũ cán bộ quản lý công ty. Do đó năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý công ty có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý tài 27

chính nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng. Doanh nghiệp phải có chính sách tuyển dụng và nâng cao chất lượng cán bộ nhân viên, nhằm mục đích đảm bảo, duy trì chất lượng cho đội ngũ cán bộ nhân viên tài chính. Bên cạnh đó, công ty cần tổ chức tốt công tác quản lý tài chính kết hợp với phân công nhiệm vụ cụ thể để các nhân viên có thể phát huy hết năng lực của mình.

Tóm lại, qua quá trình phân tích, chúng ta đã thấy được vai trò của vốn lưu động và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. Có nhiều giải pháp được đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tuy nhiên phần lớn đều mang tính định hướng, việc áp dụng giải pháp nào và áp dụng giải pháp đó như thế nào còn tuỳ thuộc rất lớn vào điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp.

28

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BẢO

TÀNG HỒ CHÍ MINH

2.1. Tổng quan về công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh

2.1.1.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh

Tên công ty

: Công ty Cổ phần Xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh Tên viết tắt

: HCMCC

Trụ sở chính : Số 48A Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội Văn phòng giao dịch : Số 381 Đội Cấn, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội Điện thoại

: 043.832.74.18 Fax

: 043.832.90.26 Email

: pkthcmcc@gmail.com Mã số thuế

: 0100105077 Vốn điều lệ

: 80.000.000.000 đồng tại thời điểm 31/12/2012 Website

: https://hcmcc.com.vn

2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh

Được thành lập năm 1975 sau khi khánh thành Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Tiền thân của Công ty Cổ phần Xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh chính là Công

trường xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; với tên gọi ban đầu là Công ty xây dựng 75808. Năm 1977 Công ty được đổi tên thành Công ty xây dựng số 3 trực thuộc Bộ Xây dựng. Năm 1985 Công ty vinh dự được Nhà Nước và Bộ Xây dựng giao nhiệm vụ thi công công trình viện Bảo tàng Hồ Chí Minh, nên Công ty được đổi tên thành Công ty xây dựng Viện bảo tàng Hồ Chí Minh trực thuộc Tổng Công ty xây dựng Hà Nội. Năm 1993 theo Nghị định 388-HĐBT của Hội Đồng Bộ Trưởng về việc thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước, Công ty đổi tên thành Công ty xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh. Năm 2005, theo Quyết định của Bộ xây dựng, Công ty thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp và đổi tên thành Công ty Cổ phần Xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh. Trong 38 năm qua, Cán bộ công nhân viên chức Công ty CPXD Bảo tàng Hồ Chí Minh đã được Đảng, Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý.

Năm 2004 được Thành uỷ Hà Nội tặng cờ Đảng bộ cơ sở trong sạch vững mạnh, tiêu biểu xuất sắc trong công tác xây dựng Đảng 5 năm liền (2000-2004) và được đồng 29

chí Nguyễn Phú Trọng – Uỷ viên Bộ chính trị – Bí thư thành uỷ Hà Nội đến khảo sát và động viên Đảng bộ.

Năm 2006 được Chủ tịch nước tiếp và tặng quà Doanh nghiệp xuất sắc tiêu biểu nhân dịp đầu năm 2006 (trong số 33 doanh nghiệp trong cả nước). Với 25 công trình đã được cấp huy chương vàng chất lượng.

2.1.2. Khái quát về ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh

Hoạt động chính của công ty là:

 Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, bưu điện, các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, đường dây, trạm biến áp;  Kinh doanh bất động sản.

Ngành nghề kinh doanh của Công ty theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là:

 Đầu tư, kinh doanh du lịch; Du lịch sinh thái, khách sạn và lữ hành (không bao gồm kinh doanh phòng hát karaoke, vũ trường, quán bar);

 Tư vấn xây dựng các dự án nhà ở đô thị, khu công nghiệp và các công trình xây dựng dân dụng; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Phá dỡ các công trình kiến trúc, giải tỏa mặt bằng xây dựng;  Lắp đặt các thiết bị cơ điện, điện lạnh, trang trí nôi, ngoại thất;  Kinh doanh bất động sản;

 Sản xuất, kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông, phụ kiện kim loại cho xây dựng, gạch Creamic, gạch xây;

 Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, bưu điện, các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, đường dây, trạm biến áp. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh

2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty được trình bày trong phần phụ lục 1 của khóa luận.

2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban trong công ty

Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông thường niên có quyền thảo luận và thông qua báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo của Ban kiểm soát, báo cáo của Hội đồng quản trị, kế hoạch phát triển ngắn hạn và dài hạn của công ty. Quyết định mức cổ tức thanh toán hàng năm cho mỗi loại cổ phần, bổ sung và sửa đổi điều lệ công ty.

30

Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị do các cổ đông sáng lập thành lập theo quy định của Nhà nước và pháp luật. Chủ tịch hội đồng quản trị do thành viên trong hội đồng quản trị bầu ra, có trách

nhiệm điều hành và ra chỉ thị cho Giám đốc. Ban kiểm soát

Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám Đốc trong việc quản lý và điều hành Công ty, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông về những sai phạm của mình trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.

Giám đốc

Dưới sự cho phép của Hội đồng quản trị, Giám đốc có nhiệm vụ quản lý và điều hành chung. Xây dựng chiến lược phát triển và kế hoạch hàng năm, xây dựng chương trình, phương án bảo vệ và khai thác các nguồn lực của công ty, dự án đầu tư mới, đầu tư chiều sâu, phương án liên doanh, phối hợp kinh doanh với các đơn vị trong và ngoài Tổng công ty.

Phó giám đốc

Giúp việc cho Giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt động của công ty theo sự phân công của Giám đốc. Chủ động và tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hiệu quả các hoạt động.

Phòng quản lý dự án và hồ sơ thầu

Phòng quản lý dự án có chức năng giúp Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của Chủ đầu tư trong việc triển khai các dự án đầu tư xây dựng, chuẩn bị hồ sơ mời thầu, dự thầu cho các dự án xây dựng.

Phòng kĩ thuật thi công – cơ điện

Tham mưu Giám đốc về công tác quản lý kỹ thuật, chất lượng trong việc thiết kế, thi công các công trình xây dựng. Giám sát và kiểm tra tình trạng hoạt động của các thiết bị cơ điện tại các công trình lập kế hoạch thay thế, sửa chữa và các hạng mục cần dự phòng đảm bảo thay thế kịp thời khi có sự cố của các thiết bị, quyết định ngừng hoạt động của thiết bị trong trường hợp khẩn cấp cần thiết.

Phòng hành chính quản trị

Tham mưu cho giám đốc mọi chính sách, chiến lược kinh doanh, quản trị văn

phòng, thông tin liên lạc, lễ tân phục vụ. Quản lý điều động xe ôtô, phương tiện tài sản của văn phòng. Phụ trách các công việc về hành chính, thanh tra, bảo vệ, quân sự, an toàn nội bộ, mua sắm các thiết bị văn phòng và các công việc hành chính sự vụ khác. Quản lý con dấu, công văn giấy tờ đi và đến công ty, quản lý điện, nước, vệ sinh trong công ty. 31

Phòng tổ chức lao động

Phòng Tổ chức lao động thực hiện chức năng tham mưu giúp Giám đốc về kiện toàn tổ chức bộ máy, công tác nhân sự, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí quản lý đội ngũ cán bộ, người lao động; công tác bảo vệ chính trị nội bộ; tổ chức thực hiện các chính sách và chế độ đối với người lao động; công tác tổng hợp, thi đua, khen thưởng và kỷ luật. Phòng kế hoạch kinh tế thị trường

Phòng kế hoạch kinh kế thị trường có chức năng tham mưu giúp việc cho lãnh

đạo trong công tác kinh tế kế hoạch; quản lý đấu thầu, mua săm máy móc thiết bị, vật tư và công tác phát triển thị trường và quản lý thương hiệu.

Phòng tài chính - kế toán

Quản lý các hoạt động kế toán, giám sát các hoạt động kinh doanh của công ty. Tạo lập, đảm bảo thoả mãn nhu cầu về vốn cho quá trình hoạt động kinh doanh, quản lý và giám sát các hoạt động đầu tư cơ bản của công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tham mưu cho Tổng giám đốc về tình hình kinh doanh, công tác tài chính, giúp Tổng giám đốc tổ chức chỉ đạo thực hiện tiến độ công tác kế toán, thông tin kinh tế. Quản lý chi phí kinh doanh và doanh thu bán hàng.

Mở sổ sách, theo dõi chính xác toàn bộ tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp, quản lý và sử dụng theo quy định của chế độ hạch toán kế toán thống kê hiện hành. Hạch toán đầy đủ các chi phí phát sinh theo chế độ tài chính hiện hành.

Xí nghiệp và các đội công trình

Công ty có tổng cộng 12 xí nghiệp xây dựng, và 4 đội công trình tham gia trực

tiếp vào tiến trình xây dựng. Tùy theo khối lượng và tính chất của công trình cũng như hợp đồng kinh tế, nhiệm vụ sẽ được phân xuống cụ thể cho từng đội.

Xưởng cơ khí

Hỗ trợ các đội thi công trong quá trình xây dựng, kiểm tra và kiểm soát các chỉ tiêu và thông số máy móc tại công trường.

Thực hiện sửa chữa máy móc gặp vấn đề để đảm bảo tiến độ kế hoạch thực thi các công trình. Thường xuyên bảo dưỡng và vệ sinh thiết bị.

2.1.4. Quy trình hoạt động kinh doanh của công ty

Công ty Cổ phần Xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực xây dựng công trình. Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được thực hiện qua sơ đồ quy trình sản xuất kinh doanh chung trình bày trong phần phụ lục 2 của khóa luận.

Bƣớc 1: Tìm kiếm dự án, công trình

Quy trình đầu tiên của công ty là tiến hành tìm kiếm các dự án, công trình phù hợp với điều kiện hoạt động. Nhân viên phòng kế hoạch sẽ tiến hành khảo sát thị trường, tập hợp các dự án có thể thực hiện được và gửi số liệu lên cho trưởng phòng kế hoạch. Trưởng phòng kế hoạch sẽ kết hợp với phòng tài chính - kế toán đưa ra dự án mang tính khả thi và đem lại lợi nhuận cao nhất.

Nếu có nhiều dự án có các số liệu và yêu cầu giống nhau, việc lựa chọn dự án sẽ dựa trên kết quả bỏ phiếu của phòng tài chính và kế hoạch. Dự án được chọn sẽ được trình lên Ban giám đốc để xem xét và phê duyệt, chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo.

Bƣớc 2: Hồ sơ dự thầu

Sau khi xác định được các hợp đồng, công trình thích hợp công ty bắt đầu tiến hành lập hồ sơ tham gia dự thầu. Một công trình hay hợp đồng xây dựng có giá trị thường được rất nhiều công ty xây dựng tham gia dự thầu. Để có thể giành được quyền thi công công trình, công ty cần phải có các chiến lược, kế hoạch tham gia dự thầu hợp lý.

Bƣớc 3: Nhận thầu

Sau khi hoàn tất quy trình lập hồ sơ dự thầu và gửi đến các đơn vị khách hàng để tham gia đấu thầu. Thời gian và kết quả đấu thầu sẽ tùy thuộc vào khách hàng. Nếu trúng thầu, khách hàng sẽ lập một hợp đồng giao nhận thầu cho công ty. Quy

trình nhận thầu kết thúc khi công ty nhận được hợp đồng giao nhận thầu của khách hàng.

Bƣớc 4: Tiến hành thi công

Việc tổ chức và tiến hành thi công dựa vào nội dung của hồ sơ dự thầu và yêu cầu của bên đầu tư. Tiến trình chung bao gồm:

Tiếp nhận hồ sơ nghiên cứu bản vẽ thiết kế, đề xuất dự kiến thay đổi hoặc bổ sung thiết kế cho phù hợp với điều kiện thi công, song phải đảm bảo các điều kiện kỹ thuật. Lập các biện pháp thi công, biện pháp an toàn. Kiểm tra giám sát, hướng dẫn các đơn vị trong quá trình tổ chức thi công đảm bảo chất lượng, kỹ thuật các biện pháp an toàn lao động.

Sau khi có bản thiết kế và kế hoạch thi công đầy đủ, các đội thi công sẽ tiến hành xây dựng. Mỗi đội thi công đảm nhiệm một chu trình khác nhau như đội thi công móng, dầm… đội thi công trần, tường, mái… đội lắp đặt máy móc….

Dựa trên sơ đồ Gang (Sơ đồ phân bổ công việc, nguồn lực và thời gian thực hiện công trình), mỗi đội thi công sẽ có thời gian làm việc nhất định. Ví dụ: đội làm móng, dầm có thời gian xây dựng tối đa là 1/3 tổng thời gian toàn bộ dự án… Thông qua các mốc thời gian cụ thể, các đội thi công sẽ thay phiên hoạt động. Khi thời gian hoạt động của một đội kết thúc, đội tiếp theo sẽ lập tức tham gia tiến trình.

33

Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện các quy trình quản lý, sử dụng vật tư, thiết bị máy móc, kiểm tra xác nhận khối lượng công việc bàn giao đã hoàn thành, thanh quyết toán.

Lập chương trình áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ. Soạn thảo hướng dẫn và phổ biến các quy trình quy phạm kỹ thuật mới cho các cán bộ đơn vị trực thuộc.

Bƣớc 5: Kiểm tra, nghiệm thu, bàn giao

Sau khi hoàn thành công trình, công ty tiến hành tổng kiểm tra toàn bộ quy trình thực hiện cũng như chất lượng của công trinh. Sau đó xác nhận nghiệm thu và bàn

giao lại cho khách hàng đưa vào sử dụng.

Trong quá trình bàn giao công trình cho khách hàng, công ty lập một bản cam kết về chất lượng công trình với các tiêu chí ban đầu đề ra gửi cho khách hàng. Ngoài ra mọi yêu cầu về tính bảo đảm, bồi thường... do khách hàng yêu cầu thêm sẽ được công ty xem xét và đưa thêm vào cam kết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nếu sau quá trình bàn giao, công trình có bất cứ sai hỏng nào phát sinh thuộc các điều khoản đã cam kết, công ty sẽ tiến hành bồi thường và sửa chữa, bảo dưỡng lại công trình. Các phát sinh không thuộc cam kết sẽ do khách hàng chịu trách nhiệm. 34

2.2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng

Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2010 - 2012

2.2.1. Thực trạng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2010 – 2012 được thể hiện qua trình bày trong phần phụ lục 3 của khóa luận. Căn cứ vào báo cáo kết quả kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ năm 2010 đến hết năm 2012 ta có thế thấy được tình hình sản xuất kinh doanh của công ty có một số biến động. Biểu đồ thể hiện tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của công ty sẽ giúp chúng ta thấy được sự thay đổi hai khoản mục này của công ty:

Tỷ đồng Tỷ đồng 800 100 750.16 90 700 80 600 592.6 612.24 70

Doanh Thu Thuần

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng bảo tàng hồ chí minh (Trang 35 - 41)