Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh (Trang 45 - 47)

2.3.2.1. Hạn chế

Về cơ cấu tổng vốn

Ta thấy được phần nợ phải trả của công ty tăng hàng năm, chiếm một tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với phần vốn chủ sở hữu thể hiện rõ ở bảng 2.6, tỷ trọng phần nợ phải trả lần lượt là năm 2011 là 68%, năm 2012 là 87%, năm 2013 là 85%. Điều này khiến cho khả năng chủ động và độc lập về tài chính của công ty trong mọi trường hợp xảy ra sẽ giảm xuống, từ đó, rủi ro từ các hoạt động của công ty sẽ tăng lên.

Công ty đã lấy nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn khiến công ty gặp

rất nhiều rủi ro.Tỷ trọng vốn cố định của doanh nghiệp là quá thấp so với vốn lưu động cũng như tổng vốn của công ty. Mặc dù hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty là rất cao, nhưng việc sử dụng với công suất lớn như vậy cũng sẽ làm vốn cố định cũng như tài sản nhanh hỏng và cũ.

39

Về quản lý sử dụng tổng vốn

Qua 2 bảng 2.6 và 2.7, ta thấy được hiệu suất sử dụng doanh thu trên nguồn vốn không đồng đều qua các năm. Giá trị tuyệt đối của doanh thu và giá vốn tăng theo các năm, tuy nhiên sự tăng trưởng này không đều nhau, giá vốn có mức tăng mạnh hơn so với doanh thu. Điều này chứng tỏ rằng, công ty đã chưa khai thác hết hiệu quả sử dụng vốn của mình, tạo ra sự lãng phí trong quá trình sản xuất và kinh doanh.

Về vốn cố định

Vốn cố định của công ty tăng theo hàng năm, tuy nhiên sự tăng đó không đều. Hệ số sử dụng và hệ số sinh lời của vốn cố định công ty giảm trong năm 2012, nhưng lại bắt đầu tăng trưởng trong năm 2013. Điều này chứng tó rằng trong năm 2012, công ty đã không có phương pháp sử dụng hiệu quả nguồn vốn cố định của mình, tạo ra sự lãng phí không cần thiết.

Mặc dù hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty là cao, với một tỷ trọng vốn cố định thấp nhưng lại tạo ra doanh thu lớn, tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận vốn cố định lại thấp và có chiều hướng không ổn định qua các năm.

Về vốn lưu động

Qua các phân tích trên, thấy rằng tỷ trọng vốn lưu động trong tổng vốn là quá

cao, có hiện tượng ứ đọng vốn và sử dụng các nguồn vốn này chưa hợp lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hàng tồn kho của doanh nghiệp quá cao trong vốn lưu động của doanh nghiệp, luôn chiếm trên dưới 50% trong cơ cấu tài sản ngắn hạn qua các năm, đây là một sự ứ đọng vốn lớn, ảnh hưởng lớn đến vòng quay, hiệu suất cũng như hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.

Khoản phải thu của doanh nghiệp cũng chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng lên qua các năm, để tình trạng này diễn ra lâu dài sẽ làm công ty bị chiếm dụng vốn lớn và có thể dẫn đến nhiều rủi do.

Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động quá thấp, hiệu suất sử

dụng, tỷ suất sinh lời của vốn lưu động là quá thấp, và còn có chiều hướng giảm và không ổn định qua các năm.

2.3.2.2. Nguyên nhân Nguyên nhân khách quan

Trong giai đoạn 2011 – 2013, nền kinh tế trong nước gặp rất nhiều khó khăn, một 40

trong số đó là sự ảnh hưởng của khủng hoàng nền kinh tế thế giới. Trong nước, thị trường bất động sản đóng băng, tạo cho công ty rất nhiều thách thức trong vấn đề xây dựng các công trình của mình. Vấn đề tìm dự án để xây dựng gặp rất nhiều vấn đề ảnh hưởng từ sự đống băng của thị trường bất động sản này.

Các nguồn nguyên vật liệu xây dựng trong nước tăng giá trong thời gian vừa qua. Điều này làm tăng phần giá vốn hàng bán của công ty, mà phần doanh thu tăng trưởng thấp hơn, khiến cho lợi nhuận của công ty sụt giảm.

Mặc dù trong giai đoạn 2011 – 2013 công ty có những điều kiện thuận lợi phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng cũng có không ít khó khăn từ chính sách nhà nước ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh như: chính sách tiền tệ của nhà nước có xu hướng nới lỏng, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đặc bi ệ t giai đoạn sau khủng hoảng, tuy nhiên việc tiếp cận được các nguồn hỗ trợ này vẫn còn gặp nhiều khó khăn do thủ tục giải ngân, xét duyệt là rất khó khăn, phức tạp. Hơn nữa lạm phát qua các năm tăng mạnh ảnh hưởng tới việc thi công các công trình, đặc biệt là làm cho giá trị thực của các khoản phải thu, hàng tồn kho giảm mạnh.

Nguyên nhân chủ quan

Đầu tiên là chính sách đầu tư sử dụng vốn chưa hợp lý của công ty. Chính sách

hoạch định việc sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp chưa tốt dẫn đến tỷ trọng vốn lưu động của công ty chưa hợp lý trong tổng vốn của công ty.

Ngoài ra, chính sách sử dụng tài sản của công ty cũng gặp nhiều vấn đề. Công ty đã khai thác các tài sản đã có mà không có khách hàng mua. Đó là một chính sách sai lầm, gây nên sự phí phạm tài sản. Công ty cần có những chính sách hợp lý hơn nữa, tập trung nâng cao chất lượng, đầu tư chính xác vào các tài sản cần thiết, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của mình.

Cũng giống như chính sách quản lý hàng tồn kho, chính sách quản lý khoản

phải thu của doanh nghiệp cũng chưa tốt dẫn đến tình trạng khoản phải thu của doanh nghiệp tăng nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Vấn đề này cũng do đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một phần, với mỗi công trình khi trúng thầu,

công ty được ứng trước một khoản tiền, sau một khi hoàn thiện công trình, số tiền thực hiện sẽ được hoàn trả nốt, do vậy mà công ty luôn tồn tại một khoản tiền phải thu lớn khi lượng công trình, doanh thu tăng lên.

Việc quản lý các chi phí của công ty là chưa tốt, doanh thu của công ty là rất cao nhưng lợi nhuận lại rất nhỏ. Điều đó đã làm cho việc sử dụng vốn lưu động, cố định có hiệu suất cao nhưng tỷ suất lợi nhuận trên các nguồn vốn của công ty lại rất thấp. Đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp.

41

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp trẻ, kinh nghiệm trong thi công và quản lý chưa thực sự có nhiều. Hiệu quả quản lý chưa cao, dẫn đến việc phát sinh nhiều chi phí không đáng có

Các đội thi công của công ty còn chưa chú trọng tới việc sử dụng nguyên vật liệu một cách tiết kiệm, đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc tăng chi phí của công ty ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân khác ảnh hưởng cũng như gây ra các hạn chế

trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói chung, và hoạt động quản lý hiệu quả sử dụng vốn nói riêng.

Kết luận chương 2:Chương 2 tác giả đã phân tíchthực trạng tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Thái Thịnh thông qua những tài liệu thu được. Qua đó, đã chỉ ra được những nguyên nhân cũng như những mặt còn hạn chế trong việc quản lý và sử dụng vốn của Công ty để làm tiền đề cho những giải pháp sẽ được trình bày trong Chương 3 của khóa luận tốt nghiệp này.

42

CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG THÁI THỊNH

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thái thịnh (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w