Giải pháp về khoa học công nghệ:

Một phần của tài liệu NỘI DUNG CNH – HĐH NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 32 - 33)

3. Các giải pháp:

3.1. Giải pháp về khoa học công nghệ:

Thực hiện những biện pháp đột phá về chính sách và tổ chức để đổi mới cơ chế quản lý khoa học công nghệ theo hướng chuyển từ quản lý theo đề tài khoa học sang khoán đặt hàng sản phẩm khoa học công nghệ. Tăng tỷ trọng đầu tư ngân sách cho nghiên cứu, chuyển giao khoa học - công nghệ cho nông nghiệp theo tỷ lệ tương đương với mức trung bình của các nước tiên tiến trong khu vực. Tạo ra bước chuyển đột phá trong hoạt động nghiên cứu và áp dụng khoa học công nghệ, nâng tỷ lệ đóng góp của khoa học công nghệ và quản lý cho tăng trưởng của ngành lên trên 50%.

Xây dựng các chính sách đãi ngộ thỏa đáng để tạo động lực phát huy tốt năng lực cán bộ khoa học công nghệ (hình thành quyền sở hữu trí tuệ gắn với kết quả sáng tạo, đãi ngộ cán bộ theo sản phẩm và năng lực thực tế), khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư nghiên cứu, chuyển giao khoa học - công nghệ; thu hút thanh niên, trí thức trẻ về nông thôn, nhất là các ngành nông nghiệp, y tế, giáo dục, văn hoá.

Gắn chặt nghiên cứu với đào tạo và khuyến nông, hỗ trợ cho nông dân, doanh nghiệp (giảm thuế, cho vay vốn ưu đãi, hỗ trợ chuyển giao khoa học công nghệ, hỗ

trợ đào tạo cho những đơn vị áp dụng khoa học công nghệ mới) để khuyến khích tiếp thu ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh. Kết hợp nghiên cứu với đào tạo, huy động lực lượng các trường đại học tham gia vào nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Tăng cường năng lực của hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, thú y, bảo vệ thực vật và các dịch vụ khác ở nông thôn; gắn hiệu quả cung cấp dịch vụ với lợi ích vật chất và tinh thần của đội ngũ cán bộ, chọn lọc và đào tạo chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ làm công tác khoa học công nghệ theo tiêu chuẩn các nước tiên tiến trong vùng, chuyển những cán bộ không có năng lực hoạt động khoa học công nghệ sang công tác khác.

Huy động cơ chế thị trường, đẩy nhanh xã hội hóa hoạt động khoa học công nghệ, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ (giảm tiền thuê đất, cho vay ưu đãi đầu tư xây dựng cơ bản, cho tham gia đấu thầu các đề tài nghiên cứu và chương trình đào tạo từ ngân sách nhà nước,…). Nhập nội, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật sẵn có từ bên ngoài (miễn thuế nhập khẩu thiết bị, công nghệ, tạo điều kiện thu hút chuyên gia, liên doanh liên kết, thu hút đầu tư gắn với việc chuyển giao công nghệ cao).

Tập trung nghiên cứu và đưa vào ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật của những ngành mũi nhọn. Ưu tiên đầu tư ứng dụng công nghệ sinh học để chọn, tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi và quy trình nuôi trồng, bảo quản, chế biến, tạo đột phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất. công nghệ thông tin, vật liệu mới,... định hướng vào các vấn đề bức xúc do sản xuất và đời sống đặt ra như nghiên cứu thị trường, phòng chống thiên tai, quản lý tài nguyên môi trường, phòng chống bệnh dịch, cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp,...

Một phần của tài liệu NỘI DUNG CNH – HĐH NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w